Những điều không nên làm khi tới tháng là gì? Trong những ngày tới tháng nội tiết tố nữ thay đổi, cơ thể mệt mỏi, uể oải, stress, nóng trong người, dễ bị cáu gắt… trong thời gian này chúng ta cũng cần lưu ý một số việc không nên làm để bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng duocmyphamkhanglinh.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không?
- Uống thuốc giảm đau bụng kinh có gây vô sinh không?
- [Tư vấn] Nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần?
- [Bật mí] Tác dụng của vitamin E đối với buồng trứng
Nội dung bài viết
1. Thời điểm “tới tháng” của nữ giới
“Tới tháng” là cụm từ được nữ giới dùng để chỉ những ngày hành kinh vào mỗi tháng của mình. Đây chính là chu kỳ kinh nguyệt được bắt đầu từ thời điểm dậy thì đến lúc mãn kinh. Vào giai đoạn ấy, nồng độ nội tiết tố estrogen hoặc progesterone bị suy giảm đột ngột nên tử cung của nữ giới sẽ có tình trạng chảy máu định kỳ.
Bản thân chu kỳ kinh nguyệt có tính định kỳ là do nó có sự phối hợp hoạt động một cách trật tự, nhịp nhàng và phức tạp giữa vùng dưới đồi, tuyến yên với buồng trứng. Nếu quá trình hoạt động của hệ thống này có bất kỳ sự rối loạn nào thì chu kỳ kinh nguyệt cũng rối loạn theo và chức năng sinh sản của nữ giới phải chịu những ảnh hưởng nhất định.
Dấu hiệu cho thấy thời điểm “tới tháng” của nữ giới gồm:
– Vùng bụng, nhất là bụng dưới trở nên khó chịu, dễ bị trướng.
– Âm đạo có máu.
– Tâm trạng dễ thất thường.
– Ngực có cảm giác căng tức.
– Lưng bị đau mỏi.
– Dễ bị mất ngủ.
– Đường tiêu hóa có vấn đề.
– Da nổi mụn.

2. Những điều không nên làm khi tới tháng
Trong những ngày kinh nguyệt, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe và hạn chế một số hoạt động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm giác khó chịu của mình.
Các hoạt động mà phụ nữ nên hạn chế hoặc tránh làm trong những ngày kinh nguyệt bao gồm:
2.1 Bơi lội: Khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt, việc bơi lội có thể dẫn đến sự tràn ngập của máu trong nước, gây khó chịu và tạo cảm giác bất tiện cho phụ nữ và những người xung quanh.
2.2 Tập thể dục mạnh: Trong những ngày kinh nguyệt, nên hạn chế các hoạt động tập thể dục mạnh hoặc các bài tập liên quan đến nhảy múa, vận động nhanh hoặc xoay vòng, vì chúng có thể làm tăng cơn đau bụng và ảnh hưởng đến quá trình chảy máu.
2.3 Uống rượu và hút thuốc: Trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần hạn chế việc uống rượu và hút thuốc, vì chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều hơn.
2.4 Ăn quá nhiều đồ ăn chiên và đồ ngọt: Trong những ngày kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ có xu hướng khó tiêu hóa, vì vậy nên hạn chế ăn đồ ăn chiên và đồ ngọt. Ngoài ra, cũng nên ăn thức ăn giàu chất sắt để giảm thiểu các triệu chứng như mệt mỏi và suy nhược.
2.5 Đi du lịch xa: Khi trong thời kỳ kinh nguyệt, việc đi du lịch xa có thể gây ra rắc rối trong việc quản lý vệ sinh cá nhân, đặc biệt là khi đến những nơi không có điều kiện vệ sinh tốt hoặc không có đủ tiện nghi.
2.6 Đấm lưng
Vào trước, trong hoặc sau kỳ kinh nữ giới thường cảm thấy đau mỏi lưng. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu vì điều ấy, nhiều bạn gái đã đấm lưng mà không biết rằng việc ấy sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Hiện tượng đau mỏi lưng khi tới tháng được lý giải là do sự “ùn tắc” của máu kinh ở vùng xương chậu. Nếu đấm lưng vào thời điểm này, cơn đau mỏi không những không bị đẩy lùi mà tình trạng tắc nghẽn lưu thông máu càng dễ trở nên nghiêm trọng hơn.
Không những thế, những ngày đèn đỏ cũng là lúc sức đề kháng của nữ giới giảm xuống vì sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Nếu đấm lưng thường xuyên có thể tác động trực tiếp tới niêm mạc tử cung. Vì thế, đấm lưng trở thành việc đầu tiên cần nhớ trong danh sách tới tháng kiêng làm những gì để cảm thấy dễ chịu nhất.
2.7 Thực phẩm lạnh, chiên xào và tươi sống
Thực phẩm chiên nếu ăn quá nhiều trong những ngày hành kinh sẽ làm gia tăng sự bài tiết của da từ đó tạo điều kiện cho việc nổi mụn. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này cũng khiến cho da bị sạm đi và dễ bị viêm nang lông.
Ngoài ra, các loại đồ ăn lạnh hoặc thực phẩm tươi sống có tính hàn dễ khiến cho cơ thể bị lạnh nên máu kinh ứ đọng và hậu quả chính là các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng. Vì thế, muốn biết tới tháng kiêng làm những gì để cảm thấy khỏe khoắn, khó chịu hơn thì chị em phụ nữ nên tránh ăn nhóm thực phẩm này.
2.8 Quan hệ tình dục
Những ngày hành kinh với sự xuất hiện của máu kinh rất dễ tạo cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công vùng kín. Nếu quan hệ tình dục trong những ngày này, lượng vi khuẩn càng dễ tăng lên và nguy cơ viêm nhiễm vùng kín càng tăng gây ảnh hưởng không tốt cho vùng chậu và âm đạo phụ nữ.

2.9 Một số loại thuốc
Có một số loại thuốc do không biết hoặc không chú ý nên khi tới tháng nhiều bạn gái vẫn sử dụng. Việc làm này vô tình khiến cho các triệu chứng khó chịu trong ngày kinh nguyệt tăng lên. Vì thế, những loại thuốc sau được khuyến cáo cho vào danh sách tới tháng kiêng làm những gì để giảm thiểu sự khó chịu của cơ thể:
– Thuốc nhuận tràng: loại thuốc này dễ làm vùng chậu bị tắc nghẽn nên cần thận trọng.
– Thuốc ức chế sự thèm ăn: dùng loại thuốc này trong thời gian dài dễ làm tăng cảm giác lo âu, hồi hộp, đánh trống ngực, rối loạn kinh nguyệt và tăng nguy cơ vô kinh.
– Thuốc cầm máu: việc dùng thuốc cầm máu trong ngày hành kinh dễ làm giảm tính thẩm thấu cũng như khả năng co thắt của mao mạch từ đó giảm thúc đẩy tống máu nên phụ nữ dễ bị ứ huyết.
– Thuốc trị nhiễm trùng âm đạo tại chỗ: thời gian hành kinh cổ tử cung giãn ra, âm đạo có máu và niêm mạc tử cung bị tắc nghẽn nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Do đó, dùng thuốc trị nhiễm trùng âm đạo tại chỗ trong giai đoạn này dẫn khiến cho vi khuẩn xâm lấn ngược lên trên gây ra các bệnh lý phụ khoa.
Trên đây là bài viết chia sẻ về những điều không nên làm khi tới tháng các chị em cần lưu ý, việc hạn chế hoặc tránh những hoạt động trên sẽ giúp phụ nữ giảm thiểu các rủi ro và cảm thấy thoải mái hơn trong thời kỳ kinh. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.