Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân là phương pháp đang được rất nhiều người bệnh áp dụng để giúp cải thiện những cơn đau xương khớp. Đây là phương pháp kích thích vào các huyệt đạo để giúp đả thông kinh mạch, làm dịu các các cơn đau nhức xương cổ chân nên góp phần lớn trong hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân.
Xem thêm:
- Co duỗi chân bị đau đầu gối do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục là gì?
- Chữa thoái hóa cột sống bằng diện chẩn như thế nào?
- Đau cổ chân khi chơi thể thao: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Người bị đau khớp cổ chân có nên đi bộ không?
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây tình trạng đau khớp cổ chân
1.1. Do tuổi tác
Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân chính gây đau khớp cổ chân. Quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên sẽ diễn ra rất chậm hoặc cơ thể không sản sinh các tế bào mới, do đó những tổn thương ở xương khớp không thể tự lành.
1.2. Do lao động quá sức
Theo các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 70% những người làm việc nặng nhọc thường mắc phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp sớm. Trong đó các vấn đề về cột sống và cổ chân là phổ biến nhất, bởi đây là những ví trí phải chịu áp lực trọng lượng lớn nhất. Ngoài ra, ở những vận động viên thể thao khi tập sai tư thế, sai kỹ thuật cũng có nguy cơ cao bị đau khớp cổ chân cao.
1.3. Do sinh hoạt thiếu khoa học
Đau khớp cổ chân có thể xuất phát từ nguyên nhân đến từ chế độ sinh hoạt, làm việc sai tư thế. Đặc biệt là những người làm việc văn phòng có thói quen hay ngồi bắt chéo chân, gác chân hoặc mang giày cao gót hoặc do tính chất công việc bắt buộc phải di chuyển liên tục…
1.4. Do mắc các bệnh xương khớp
Nhiều bệnh lý xương khớp như đau dây thần kinh tọa, viêm khớp cổ chân, các chấn thương, nứt gãy xương cổ chân, hay loãng xương đều là nguyên nhân gây đau khớp cổ chân. Những chấn thương cổ chân này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
2. Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân

Xoa bóp, bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu theo định hướng y học cổ truyền mang lại nhiều tác dụng tích cực trong quá trình điều trị bệnh lý xương khớp. Ưu điểm của phương pháp trị liệu này là an toàn, có chi phí hợp lý và giúp người bệnh khắc phục được căn nguyên, gốc rễ của bệnh.
Theo quan điểm của Đông y, cơ thể mỗi người đều sẽ sở hữu một hệ thống lạc mạch và kinh mạch để giúp vận chuyển khí huyết đến nuôi dưỡng các cơ quan phủ tạng. Bởi tình trạng đau khớp cổ chân xảy ra do các tắc nghẽn mạch máu, khiến cho cơ xương, khớp không nhận được đầy đủ nguồn dinh dưỡng.
Do đó, phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân sẽ giúp cho người bệnh phục hồi theo thời gian, đồng thời giúp hệ thống cơ xương khớp được khỏe mạnh hơn, các tế bào mới sẽ được sinh ra, nhờ đó giúp làm chậm quá trình thoái hóa.
3. Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân
Châm cứu bấm huyệt để chữa đau khớp cổ chân được ưu tiên trước khi điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Song song đó, người bệnh cũng cần phải kết hợp với vật lý trị liệu mới giúp tăng cường hiệu quả chữa trị. Trong đó có biện pháp xoa bóp bấm huyệt để chữa đau khớp cổ chân.
Bấm huyệt kết hợp với xoa bóp sẽ giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ tuần hoàn máu. Trong Đông y, tình trạng đau nhức xương khớp xuất phát từ các tắc nghẽn mạch máu, khiến cho cơ xương, khớp không nhận được đủ nguồn dinh dưỡng. Từ đó những tổn thương không được hồi phục, nên việc điều trị đau khớp cổ chân phải bắt đầu từ nguyên tắc giúp thông huyết mạch. Phác đồ điều trị chữa đau khớp cổ chân được xây dựng như sau:
3.1. Phương pháp xoa bóp khớp cổ chân
- Đầu tiên, bệnh nhân nằm ngửa rồi co phía chân bị đau trong tư thế thoải mái.
- Sau đó, thầy thuốc sẽ thực hiện các động tác xoa và day bằng các ngón tay.
- Tiếp tục xoa và day liên tục theo vòng tròn nhỉ phần hõm trước cổ chân.
- Bắt đầu day và xoa từ phía trong mắt cá chân, sau đó vòng ra phía ngoài.
- Động tác day thay đổi từ nhẹ đến mạnh, từ trên xuống dưới để giúp lưu thông huyết mạch.
Động tác day ấn sẽ được thực hiện ở huyệt Giải khê và dần đến huyệt Côn Lôn, sau đó là đến huyệt Thái khê. Kết hợp cách day và xoa theo chiều từ trong ra ngoài, mỗi huyệt day chừng 1 phút. Động tác xoa bóp này có thể thực hiện được tại nhà nếu như người bệnh áp dụng đúng theo hướng dẫn. Trong lúc xoa bóp, người bệnh có thể kết hợp cùng với dầu nóng và thực hiện trong vòng 10 – 15 phút tại vị trí bị đau.
3.2. Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân
Bấm vào huyệt thái khê sẽ kích thích đường máu lưu thông đến những nơi bị tắc nghẽn, tổn thương
Đối với phương pháp bấm huyệt để chữa đau khớp cổ chân, bắt buộc người bệnh phải được điều trị tại các trung tâm y tế uy tín, thầy thuốc phải giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bấm huyệt. Đầu tiên, người thầy thuốc sẽ xác định vị trí đau nhất tại cổ chân của người bệnh, sau đó thực hiện xoa bóp từ nhẹ đến mạnh, kết hợp với các cử động nhẹ nhàng ở khớp cổ chân rồi mới bắt đầu bấm huyệt ở những vị trí sau:
- Huyệt giải khê: Thực hiện bấm huyệt tại khớp cổ chân, khu vực lõm ở giữa hai gân cơ, huyệt sẽ được xác định rõ hơn nếu như bệnh nhân co bàn chân lên.
- Huyệt Côn lôn: Cách xác định chỗ bấm huyệt tại nơi lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá chân ngoài với bờ sau gân gót.
- Huyệt Thái khê: Ở vùng lõm giữa điểm cao nhất của phía trong mắt cá và bờ sau của gân gót chân.

Phương pháp bấm huyệt này được chia thành nhiều đợt điều trị. Thời gian bấm huyệt ở mỗi vị trí thường trong khoảng thời gian 1 phút. Thầy thuốc có thể tiến hành châm cứu cho người bệnh trong trường hợp cần thiết, nếu bệnh nhân bị tắc nghẽn hoặc ứ máu tại các vị trí huyệt chính.
3.3. Các bài tập dành cho khớp cổ chân
Để phương pháp điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần phải dành thời gian tập luyện những bài tập để giúp hồi phục khớp cổ chân. Đa số những trường hợp đau khớp cổ chân nhẹ đều có thể cải thiện được bằng cách châm cứu, bấm huyệt và luyện tập tại nhà. Các bài tập sau được hướng dẫn dễ dàng thực hiện tại nhà và thời gian luyện tập từ 15 – 25 phút mỗi ngày. Cụ thể người bệnh cần tập luyện theo cách sau:
- Bài tập quay cổ chân: Đầu tiên, người bệnh nằm ở tư thế nằm ngửa, một tay giữ phần gót chân, còn lại phía tay kia nắm lấy phía đầu bàn chân. Nếu như có người hỗ trợ, bệnh nhân có thể nhờ sự trợ giúp để quay cổ chân khoảng 2 – 3 lần. Sau đó đẩy từ từ bàn chân vào ống chân và tiếp tục dùng lực để duỗi bàn chân đến cực độ.
- Bài tập lắc cổ chân: Đối với bài tập này, đầu tiên người bệnh cần đứng trụ, hai tay ôm lấy cổ chân và cố định cho cơ thể vững chãi. Hai ngón tay cái đặt lên trên mắt cá trong và mắt cá ngoài, còn lại phần gốc của bàn tay dùng lực đẩy sao cho phần gót chân của người bệnh hướng vào trong. Lặp lại bài tập tương tự trong 2 – 3 lần.
- Bài tập giúp kéo giãn cổ chân: Đối với bài tập này, người bệnh cần nằm thẳng, một bên tay giữ lấy gót chân, còn phía tay còn lại thì nắm bàn chân. Sau đó, cùng lúc kéo hai tay về phía dưới sao cho phần dưới cổ chân giãn ra. Tiếp tục thực hiện động tác vài lần.
4. Phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân có hiệu quả hay không?
Bấm huyệt là phương pháp điều trị truyền thống và được áp dụng từ lâu đời. Phương pháp này chữa bệnh dựa trên các tác động lực lên những huyệt đạo trên cơ thể. Vì thế, phương pháp bấm huyệt có thể tác động sâu hơn đến hệ thống dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan thụ cảm của cơ thể. Nhờ đó, bệnh lý có thể được khắc phục và cải thiện ở mức tương đối.
Việc điều trị đau khớp cổ chân bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt đã được chứng minh trong lịch sử. Mặc dù việc châm cứu, bấm huyệt không thể giúp phục hồi những tổn thương sâu hơn, tổn thương cơ học nhưng về cơ bản việc điều trị sẽ đem lại kết quả tích cực. Theo Đông y, cơ thể của mỗi người đều sẽ sở hữu một hệ thống kinh mạch và lạc mạch để giúp vận chuyển khí huyết giúp nuôi dưỡng những cơ quan phủ tạng. Khi các con đường dẫn này bị ứ tắc thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể,… sẽ diễn ra nhanh chóng.
Do đó, dựa trên các nguyên tắc này mà người bệnh sẽ hồi phục theo thời gian. Phương pháp bấm huyệt cũng giúp cho hệ thống cơ, xương khớp của người bệnh trở nên khỏe mạnh hơn, các tế bào mới sẽ được sinh ra, từ đó giúp làm chậm quá trình thoái hóa và giảm cơn đau nhức xương khớp. Khi đó khớp xương trở nên linh hoạt, sức đề kháng tốt cũng sẽ giúp phòng tránh được những tổn thương từ những tác động lực bên ngoài.
Mặc dù phương pháp bấm huyệt có nguồn gốc từ dân gian nhưng đã có những nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả của phương pháp. Huyệt đạo là những nơi quyết định hoạt động làm tăng sinh sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, hay endorphin, dopamine,… đây là những hormone giúp giảm đau tự nhiên của cơ thể. Các xúc tác này còn có khả năng ức chế sự hình thành của các gốc tự do gây ra viêm, nhiễm trùng, hay gây ung thư.
Bấm huyệt cũng tham gia vào quá trình thúc đẩy tái tạo và làm lành các mô sụn và dây chằng. Do đó, ở bệnh nhân bị đau khớp cổ chân, nếu áp dụng phương pháp bấm huyệt đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, khi bấm huyệt cũng sẽ giúp giải phóng các dây thần kinh đang bị chèn ép – nguyên nhân chính gây ra đau nhức và ảnh hưởng đến các hoạt động, cảm giác của khu vực.
5. Những lưu ý khi bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân
Phương pháp bấm huyệt để chữa đau khớp cổ chân mang lại hiệu quả điều trị khá tốt. Do đó, sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau thuyên giảm hẳn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này sẽ không có hiệu quả nhiều với những bệnh nhân bị đau khớp cổ chân nặng, hoặc có những tổn thương đến mức không thể vận động được. Ngoài ra nếu cách bấm huyệt không đúng vào điểm huyệt vị thì bệnh cũng sẽ không cải thiện. Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân:
- Đây chỉ là phương pháp để chữa đau khớp cổ chân như một liệu pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị đơn giản chứ không thể thay thế cho các phương pháp điều trị khác. Nếu như người bệnh đang điều trị theo phác đồ, hướng dẫn của bác sĩ thì cần phải tham khảo ý kiến chuyên môn nếu muốn thay thế các liệu pháp khác.
- Thời gian thực hiện bấm huyệt tối thiểu từ 1 – 2 tháng liên tục mới có thể cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, với những bệnh nhân cao tuổi, trước khi tiến hành bấm huyệt cần phải thực hiện các kiểm tra mật độ xương và không tạo lực mạnh vì có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu.
- Không bấm huyệt nếu như bệnh nhân đang gặp phải tình trạng sưng tấy, lở loét, hoặc vùng thoái hóa bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Ngoài ra, những bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường, huyết áp cao cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu xoa bóp, bấm huyệt.
- Người bệnh cần phải có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học, đảm bảo vùng xương khớp cổ chân có thể hồi phục tốt nhất. Trong quá trình vận động và sinh hoạt, bệnh nhân cần tránh những động tác có thể làm gia tăng áp lực lên vùng gối, cẳng chân và cổ chân.
Trên đây là những thông tin về bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân để giúp người bệnh hiểu rõ và áp dụng phương pháp này bào điều trị bệnh. Đặc biệt cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị sớm và kịp thời để sớm hồi phục.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone