Thông thường, khi đến kỳ đèn đỏ nhiều chị em phải chịu những cơn đau bụng kéo dài một vài ngày hoặc tệ hơn là suốt cả chu kỳ kinh nguyệt. Vậy chị em đã biết làm thế nào để giảm đau vào những ngày đèn đỏ chưa? Mời chị em tham khảo gợi ý: 6 cách giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà của Dược Mỹ Phẩm Khang Linh trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Có kinh nguyệt uống nước đậu đen được không?
- Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?
- Sau sinh chưa có kinh nguyệt quan hệ có thai được không?
- 10 cách chữa đau rát vùng kín tại nhà hiệu quả
Nội dung bài viết
Đau bụng kinh là gì?
Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng và không được tiến hành giao hợp thụ tinh, khiến niêm mạc tử cung bị bong tróc và tống xuất ra ngoài, đó chính là máu kinh. Do quá trình này hoạt động dưới sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ, nên có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú và hệ thống thần kinh nội tạng. Vì vậy, khi đến ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới, hay còn gọi là thống kinh.
Nguyên nhân nào gây ra đau bụng kinh?
Nguyên nhân đau bụng kinh được chia thành 2 loại dựa vào yếu tố gây ra hiện tượng này.
- Đau bụng kinh nguyên phát
Chất prostaglandin được tiết ra tử cung là một nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kinh ở nhóm này. Khi chất này được sản sinh ra nhiều hơn, tử cung lúc này sẽ co bóp mạnh hơn và gây ra những cơn đau dữ dội cho nữ giới.
Đồng thời, trong những ngày có kinh nguyệt, tử cung cũng làm nhiệm vụ co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài. Các mạch máu trong cơ thể bị tử cung đè lên và bị thiếu oxy khiến chị em gặp phải các cơn đau bụng dữ dội.
Ngoài ra, chất prostaglandin còn gây ra các biểu hiện đi kèm với những cơn đau bụng kinh như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu.

- Đau bụng kinh thứ phát do bệnh lý
Đối với những trường hợp đau bụng kinh thứ phát thì ngoài nguyên nhân là do lượng prostaglandin tăng lên còn có thể là do một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính nội mạc tử cung, viêm dính tử cung, ung thư tử cung…
Để xác định chính xác nguyên nhân đau bụng kinh do bệnh lý. Chị em cần đến bệnh viện phụ sản, phòng khám phụ khoa uy tín để bác sĩ tiến hành siêu âm, soi buồng tử cung để phát hiện và điều trị bệnh.
- Nữ giới bị đau bụng kinh khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau bụng kinh dữ dội kéo dài trước khi hành kinh 1 – 2 tuần nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của viêm vùng chậu.
Tình trạng đau bụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt và học tập hằng ngày.
Bạn gái bị đau bụng kinh sau 25 tuổi.
Gợi ý: 6 Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà
Đau bụng kinh thường đi kèm với tình trạng đau khó chịu ở vùng lưng dưới hoặc chân trên, xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Những biện pháp sau đã được nhiều chị em áp dụng thành công, giảm mức độ đau bụng kinh và các triệu chứng trước chu kỳ kinh nguyệt đáng kể.
- Massage bụng giúp giảm đau bụng kinh
Khi cơn đau bụng kinh xuất hiện, những động tác massage nhẹ nhàng, xoay tròn liên tục ở vùng bụng dưới có tác dụng giảm đau rõ rệt. Việc massage đúng cách sẽ làm giãn cơ bụng đang căng cứng do chu kỳ kinh nguyệt, giảm co thắt tử cung đột ngột – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.
- Chườm ấm vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh
Nhiệt độ lạnh là nguyên nhân khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn do gây co thắt tử cung bất thường, giảm lưu thông khí huyết. Nếu để cơ thể bị lạnh, không những đau bụng kinh nặng hơn mà sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ cũng bị ảnh hưởng.
Do đó, trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, nên chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng. Ngoài ra, phụ nữ nên tắm nước ấm, tránh gió lùa khi tới kỳ kinh nguyệt để điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh. Đây là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.

- Uống trà gừng ấm giúp giảm đau bụng kinh
Gừng là loại dược liệu có tính ấm đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết. Do đó, chị em có thể dùng gừng để giảm đau bụng kinh bằng cách pha thành nước trà ấm hoặc giã gừng tươi đắp lên vùng bụng dưới.
Nếu chị em bị bệnh dạ dày thì không nên uống trà gừng, thay vào đó là bột quế hoặc tinh bột nghệ cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn mà không gây ra tình trạng ợ nóng, tiêu chảy.
- Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm đau bụng kinh
Để chủ động tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu khác, chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, B6, Vitamin E, kẽm, Magie, acid béo,… để sức đề kháng tốt hơn, giảm tình trạng căng cơ gây đau bụng kinh.
Ngoài ra, trong chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhất nên hạn chế các thực phẩm lạnh, thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ, giàu chất xơ để giảm tải cho dạ dày. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của kỳ kinh nguyệt cũng vì thế mà được cải thiện.
Những thức uống gây kích thích thần kinh hoặc thức ăn quá mặn cũng nên hạn chế trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của phụ nữ. Đặc biệt, nếu nạp vào cơ thể lượng lớn caffeine, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với cơn đau và có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Thay vào đó, nên uống nhiều nước ấm, nước ép trái cây rau củ hơn nhất là giai đoạn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Ngủ sớm và đủ giấc giúp giảm đau bụng kinh
Trong những ngày hành kinh, hormone trong cơ thể chị em phụ nữ thay đổi bất thường cộng với các triệu chứng khó chịu thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong thời gian này, chị em phụ nữ nên đi ngủ sớm hơn, nằm ngủ theo tư thế bào thai để làm giãn cơ bụng, điều hòa hormone và khí huyết, từ đó giảm đau bụng kinh và các triệu chứng ở thời kỳ hành kinh khác.
- Dùng thuốc giảm đau giúp giảm đau bụng kinh
Nếu cơn đau bụng kinh kéo dài nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống thì có thể sử dụng thuốc giảm đau như một cách giảm đau bụng kinh nhanh, nhưng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng và lạm dụng thuốc giảm đau vì có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Những việc không nên làm khi con gái đến kỳ kinh nguyệt.
- Không nên ăn nhiều muối
Lý do các chị em hay tăng cân vào thời kỳ kinh nguyệt là vì cơ thể đang tích tụ nước. Việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều muối sẽ càng sự tích tụ này diễn ra mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, các chị em cần kiêng các món dầu mỡ. Vì khi có kinh, cơ thể dễ chướng bụng. Ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể bạn khó tiêu hóa hơn.
- Tránh tẩy lông
Trong thời gian hành kinh, chị em nên tránh tẩy lông bởi vì những động tác này sẽ tổn hại đến da. Bởi vì lúc này thì lượng hormone trong cơ thể đã thay đổi. Làn da cũng dễ gặp tổn thương vì thế sẽ mất nhiều thời gian hồi phục hơn.
Nếu tẩy lông khi tới tháng, lượng hormone lúc này sẽ có sự thay đổi. Vì thế lỗ chân lông sẽ bị giãn nở nhiều hơn và cũng sẽ khó đàn hồi trở lại. Nếu thực hiện quá nhiều các cô nàng sẽ có cảm giác đau hơn vì cơ thể đang bị mệt mỏi.
- Tránh vận động quá sức
Khi tới tháng, các bạn nữ không nên tham gia vào các hoạt động nặng. Đó có thể là những hoạt động như chạy, nhảy,… Điều này cực kì không tốt cho sức khỏe. Cơ thể các chị em lúc này đang ở trong giai đoạn bị giảm điều tiết hormone. Vì thế nếu làm việc quá sức sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị kiệt sức.
- Không nên thức khuya
Khi tới tháng, lượng hormone của cơ thể sẽ không cân bằng. Nên nếu bạn thức khuya thì đồng hồ sinh học cũng sẽ bị ảnh hưởng gây ra rối loạn nội tiết tố. Từ đó dẫn đến tình trạng sức khỏe và tâm trạng của các cô nàng chắc chắn sẽ không được tốt. Thức khuya còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng và rối loạn kinh nguyệt.
- Hạn chế quan hệ tình dục
Mục đích của việc chảy máu kinh chính là tống những chất thải của cơ thể ra bên ngoài. Nếu bạn vẫn kiên quyết quan hệ tình dục, các chất thải, vi khuẩn sẽ một lần nữa trở vào âm đạo, gây ra các bệnh về nhiễm trùng âm đạo, viêm tiết niệu,…
Với gợi ý 6 cách giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà mà Dược Mỹ Phẩm Khang Linh chia sẻ ở trên, bạn có thể áp dụng chủ động trước ngày hành kinh hoặc suốt chu kỳ kinh nguyệt. Không chỉ giúp giảm đau mà những biện pháp trên còn giúp cơ thể chị em phụ nữ khỏe mạnh hơn, cải thiện sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung.