Phụ nữ sau sinh thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé. Vì thế cách chữa mất ngủ sau sinh an toàn, không sử dụng thuốc, không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ đang được nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu về những cách chữa mất ngủ sau sinh an toàn, hiệu quả trong bài viết của Dược Mỹ Phẩm Khang Linh dưới đây.
Xem thêm:
- Chữa mất ngủ bằng quả chuối xanh có hiệu quả không?
- Mất ngủ kéo dài phải làm sao?
- Top 10 nguyên nhân mất ngủ thường gặp
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh
Mất ngủ sau sinh là tình trạng phổ biến của phụ nữ nói chung, có đến ¾ phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng này. Thời gian mất ngủ nhiều nhất thường gặp ở thời điểm 2 tháng sau sinh. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài không được cải thiện, sức khỏe người mẹ cũng bị suy giảm và sự phát triển của trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng theo.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ sau sinh bao gồm:
- Nhịp sinh học của trẻ sơ sinh chưa ổn định: Trẻ sơ sinh chưa ổn định giấc ngủ về ban đêm, thường hay quấy khóc và phải ăn đêm làm mẹ cũng khó có thể ngủ tròn giấc vào ban đêm. Và việc mẹ ngủ chưa đủ giấc đã phải dậy cho con bú hay cho con ăn sữa đêm lâu dần tạo thành thói quen và dẫn đến mất ngủ kéo dài.
- Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh nồng độ progesterone của phụ nữ bị giảm xuống đột ngột, trong khi đó đây là hooc môn có vai trò giúp phụ nữ ngủ ngon hơn. Đồng thời, hooc môn melatonin giúp chúng ta ngủ ngon hơn vào ban đêm cũng bị suy giảm nồng độ sau sinh. Vì thế, phụ nữ sau sinh thường khó có giấc ngủ chất lượng hơn người bình thường.
- Các vết thương sau đẻ như vết rạch tầng sinh môn hay vết mổ có thể gây đau kéo dài một vài tuần, có khi là hơn tháng nếu bị nhiễm trùng vết thương. Kết hợp với đó là cảm giác đau tức do tử cung co nhỏ dần làm cho phụ nữ sau sinh khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ ngon hơn.
- Tâm lý phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau khi sinh thường dễ bị biến động, hay phải lo lắng nhiều vấn đề như cách chăm con sao cho hợp lý, chi phí bỉm sữa, tiêm phòng nuôi con, không có người phụ giúp chăm con,… Chính vì thế, giai đoạn mang thai và sau sinh rất nhiều phụ nữ bị trầm cảm. Các bệnh lý về tâm thần hay tâm lý lo lắng, căng thẳng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ sau sinh.
- Trải qua quá trình sinh nở cơ thể phụ nữ mất nhiều máu và việc cho con bú làm nhu cầu về sắt của phụ nữ sau sinh cao hơn nhiều so với người bình thường. Nếu việc bổ sung thực phẩm và sắt không hợp lý sau sinh có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Và thiếu máu thiếu sắt kéo dài cũng là nguyên nhân làm bạn khó ngủ hơn.
- Nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm do cơ thể đang cố gắng đào thải những chất lỏng dư thừa sản sinh trong thời kỳ mang thai. Tình trạng đổ mồ hôi ban đêm làm cơ thể cảm thấy ngứa, khó chịu dẫn đến chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn.

2. Mất ngủ sau sinh nguy hiểm như nào?
Hệ miễn dịch của người mẹ sau sinh thường bị suy giảm nhiều, nếu bị thêm tình trạng mất ngủ kéo dài sức khỏe ngày càng suy giảm nhiều hơn. Người mẹ mất ngủ nhiều vào ban đêm, buổi sáng thức dậy thường mệt mỏi, không tỉnh táo thì việc chăm sóc trẻ cũng trở nên khó khăn hơn và có thể gây ra sai sót khi chăm trẻ.
Bên cạnh đó, mất ngủ kéo dài làm đề kháng suy giảm, mẹ cũng dễ bị các bệnh lý do vi khuẩn, virus tấn công hơn. Sức khỏe mẹ suy giảm thì chất lượng sữa cũng kém đi. Trẻ ăn sữa mẹ không đủ chất sẽ bị chậm tăng cân, chậm phát triển hơn. Thậm chí, một số mẹ bị mất ngủ sau sinh kéo theo mất sữa, trẻ phải dùng thêm sữa công thức bên ngoài.
Nghiêm trọng nhất, mẹ bị mất ngủ kéo dài sau sinh còn có thể dẫn đến bệnh lý trầm cảm. Người mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể gây ra các hành động nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và trẻ sơ sinh. Một số dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, bạn cần chú ý nếu có phải đến bệnh viện thăm khám sớm bao gồm:
- Tâm trạng thất thường dễ xúc động, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh.
- Mất ngủ vào ban đêm, ban ngày mệt mỏi nhưng không ngủ được vào ban ngày.
- Tâm trạng thường xuyên buồn bã, lo lắng nhiều về tương lai.
- Có những hành động gây hại cho sức khỏe của bản thân và con.
3. Bật mí cách chữa mất ngủ sau sinh an toàn tại nhà
3.1. Sử dụng trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược rất an toàn với phụ nữ sau sinh kể cả khi bạn đang cho trẻ ăn sữa mẹ trực tiếp. Bạn có thể tham khảo một số loại trà khi bị mất ngủ sau sinh như:
- Trà hoa cúc: Một số nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng trà hoa cúc liên tục trong 2 tuần ở những phụ nữ sau sinh có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của mất ngủ và trầm cảm nhẹ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, nếu dùng trên 4 tuần có thể không còn mang lại hiệu quả.
- Trà hoa oải hương có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu giúp người mẹ thư giãn và mang lại cảm giác tích cực hơn trong hành trình chăm sóc em bé. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ được hướng dẫn uống đều đặn 1 tách trà hoa oải hương mỗi ngày trong 2 tuần thấy gắn kết với em bé hơn và triệu chứng trầm cảm đỡ hơn, đỡ mệt mỏi hơn. Tương tự như hoa cúc, tác dụng của hoa oải hương cũng chỉ ngắn hạn dưới 4 tuần.
- Ngoài ra, mẹ sau sinh có thể uống thêm một số loại trà thảo dược khác tốt cho giấc ngủ như trà hoa nhài, trà nụ hoa tam thất, trà saffron, trà lạc tiên, trà táo đỏ kỷ tử,…
3.2. Chữa mất ngủ sau sinh: Bấm huyệt
Có nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ sau sinh được bấm huyệt ở trung tâm lỗ tai ngoài còn gọi là điểm áp lực Shen Men 4 lần một ngày và áp dụng liên tục trong vòng 2 tuần giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt hơn.
3.3. Massage lưng
Massage lưng, tay, chân kết hợp cùng bấm huyệt là một biện pháp giúp cơ thể được thư giãn, giảm đau mỏi các cơ, khí huyết lưu thông giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ sâu giấc hơn. Quá trình massage có thể sử dụng thêm tinh dầu thảo dược và kết hợp ngâm chân nước ấm thì hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ sẽ đạt được tốt hơn.
3.4. Bổ sung thêm khoáng chất
Magie và sắt là những khoáng chất có tác dụng ngăn ngừa trầm cảm, lo âu. Do đó, sử dụng 2 loại khoáng chất này dưới dạng tổng hợp hoặc bổ sung thực phẩm có chứa sắt, magie giúp bạn cải thiện được tình trạng mất ngủ sau sinh.
3.5. Cách chữa mất ngủ sau sinh: Áp dụng các biện pháp giúp giảm căng thẳng
Tâm lý căng thẳng, thường xuyên lo lắng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ sau sinh. Vì thế, bạn nên thực hiện một số biện pháp giúp giải tỏa tinh thần như nghe nhạc, đọc sách, tìm niềm vui trong việc chế biến những món ăn mới.
Tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng cũng là biện pháp giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ giúp mẹ sau sinh nhanh chóng cải thiện vóc dáng. Nhờ đó, bạn cũng cảm thấy tự tin khi giao tiếp, tinh thần vui vẻ, thoải mái hơn. Một số bài tập nhẹ nhàng như thở sâu, ngồi thiền, yoga cũng giúp bạn thư giãn, dễ ngủ hơn.
3.6. Lắng nghe tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng thiếu vi chất ở mẹ sau sinh và gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng mất ngủ. Để yên tâm hơn, bạn có thể đến khám ở các trung tâm dinh dưỡng, lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia để nắm rõ nên ăn những thực phẩm gì tốt cho người mất ngủ.
Một số thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh bị mất ngủ bạn có thể tham khảo như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, cá béo, quả kiwi, quả bơ, quả đu đủ chín, thịt gà, đậu đen, sữa chua ít béo, các loại rau lá màu xanh đậm,…

Đồng thời, phụ nữ sau sinh cần chú ý tránh các loại thực phẩm có thể gây phát sinh bệnh tiêu hóa làm bạn khó ngủ hơn như đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, đồ uống có chứa hóa chất bảo quản. Các loại đồ uống có cồn, cà phê, trà phụ nữ sau sinh cũng cần chú ý nên kiêng tuyệt đối.
4. Cách phòng ngừa chứng mất ngủ sau sinh
Để không phải lo lắng chữa mất ngủ sau sinh như nào, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp sau đây để phòng ngừa mất ngủ sau sinh từ sớm:
- Nắm rõ lịch sinh hoạt của trẻ: Trẻ sơ sinh có nhịp sinh học khác với người lớn nhưng mẹ nên nắm rõ lịch ngủ, uống sữa, chơi hàng ngày của trẻ để lên kế hoạch ngủ cùng khung giờ với trẻ giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
- Chia sẻ việc chăm sóc con với người thân trong gia đình: Việc chăm sóc em bé sau sinh không phải là việc của riêng mẹ, nên bạn cần chia sẻ và nhờ người thân trong gia đình phụ giúp thêm một số việc như cho bé ăn sữa, thay tã, tắm bé,… Như vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hơn, giúp giảm nguy cơ mất ngủ sau sinh.
- Điều chỉnh không gian ngủ thoải mái có vai trò quan trọng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và cũng giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ hơn. Nếu trẻ có giấc ngủ ngon, bạn cũng sẽ ngủ ngon giấc hơn. Phòng ngủ sau sinh cần đảm bảo cách âm tốt, không gian yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, có rèm chắn nắng vào ban ngày. Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng cũng cần đảm bảo không quá nóng, không quá lạnh để chất lượng giấc ngủ đảm bảo hơn.
- Tạm dừng sử dụng các thiết bị điện từ như ti vi, điện thoại trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút đến 1 giờ để cho não bộ và thị giác được nghỉ ngơi. Việc này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
- Chia sẻ với người thân khi gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé sau sinh để được chia sẻ kinh nghiệm và giải tỏa căng thẳng, giảm tình trạng lo âu quá mức, giúp phòng ngừa mất ngủ sau sinh.
Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã nắm rõ được những cách chữa mất ngủ sau sinh an toàn tại nhà không cần dùng đến thuốc. Nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn bạn cần đến bệnh viện khám và sử dụng thuốc để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của mất ngủ sau sinh.