Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là biện pháp điều trị tại nhà đã được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Cây xương rồng từ lâu đã được biết đến với tác dụng giảm đau và chống viêm tốt, đặc biệt đối với các bệnh về xương khớp. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng tại nhà hiệu quả.
Xem thêm:
- Giải đáp: Cây gì chữa thoái hóa cột sống tại nhà?
- Bật mí: Chữa thoái hóa cột sống bằng diện chẩn như thế nào?
- Cách điều trị thoái hóa cột sống bằng tế bào gốc
- Top 5+ cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Tác dụng của cây xương rồng trong chữa bệnh xương khớp
Tên khoa học của cây xương rồng là Euphorbia antiquorum M. Ước tính có khoảng hơn 200 loài cây xương rồng trên thế giới. Tuy nhiên, những loại được dùng nhiều nhất để chữa bệnh thì có 2 loại gồm xương rồng bẹ và xương rồng 3 chia.
Theo các kết quả nghiên cứu và tài liệu của Bộ Y Tế về cây xương rồng cho thấy đây là một loại cây có chứa nhiều thành phần dược tính mạnh và quan trọng như taraxerol, tartric, acid citric và friedelan-3a-ol. Những dược chất này có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý như đau răng, viêm họng, các bệnh về xương khớp,… trong đó có thoái hóa cột sống và những tổn thương viêm xương khớp khác.
Trong Đông y, xương rồng là vị thuốc có tính hàn và chứa độc nên phải biết cách để lựa chọn và sử dụng thì mới đem lại hiệu quả. Trong đó, một số loại xương rồng chuyên biệt thường được sử dụng để trị các chứng bệnh như đau bụng, táo bón, giúp sát trùng và chữa lành những tổn thương có liên quan đến xương khớp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xương rồng có khả năng giúp tiêu viêm, khu trừ phong thấp và đẩy lùi tình trạng thoái hóa xương khớp, cột sống vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những trường hợp người bệnh bị thoái hóa lâu năm thì tác dụng của xương rồng sẽ chỉ dừng ở mức độ giúp giảm đau, ngăn ngừa các triệu chứng chứ khó có thể điều trị dứt điểm. Ngoài ra, những bài thuốc điều chế từ cây xương rồng dùng có hiệu quả tối đa nếu như người bệnh hợp thuốc (tức là phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của người bệnh).
Bên cạnh đó, dùng xương rồng để chườm còn giúp mang lại một số tác dụng khác như:
- Giúp hoạt huyết, tăng cường khả năng lưu thông tuần hoàn máu tới các khớp xương và cột sống.
- Giúp hạn chế tình và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Tăng cường sức bền và làm giảm co cứng cơ.
- Giúp xương cốt, cột sống cùng các mô mềm bao quanh được thư giãn.
- Cải thiện tình trạng co cứng khớp, tê bì chân tay.
- Giảm đau dây thần kinh do những chấn thương cột sống hay do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên.
Như vậy, tác dụng tuyệt vời của cây xương rồng không chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng tại nhà đơn giản mà còn có đầy đủ cơ sở khoa học chứng minh, nên người bệnh có thể yên tâm dùng để chữa thoái hóa cột sống.
2. Các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng hiệu quả
Có nhiều cách để tận dụng được những hiệu quả của cây xương rồng đem lại trong điều trị bệnh lý, đặc biệt là thoái hóa cột sống. Dưới đây là 4 cách phổ biến và hiệu quả nhất để giúp nâng cao khả năng hồi phục cột sống:
2.1. Uống nước cây xương rồng ông
Nguyên liệu: Chọn một nhánh xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông), loại lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên gọt bỏ các cạnh gai của nhánh xương rồng rồi đem đi rửa sạch và để ráo nước.
- Cắt nhánh xương rồng thành từng đoạn nhỏ rồi phơi khô dưới trời nắng gắt.
- Sao vàng xương rồng đã khô trên chảo nhỏ với mức lửa lớn.
- Dùng giấy bản lót, đổ xương rồng xuống nền đất và để nguội.
- Đồ xương rồng khô và cho 3 chén nước lọc vào nồi nhỏ.
- Sắc xương rồng với lửa nhỏ cho đến khi phần nước này cạn chỉ còn lại một chén.
- Uống nước sắc ngay khi thuốc còn ấm và nên uống trước khi đi ngủ.
Người bệnh sử dụng bài thuốc này 1 lần/ngày, dùng trong 15 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
2.2. Đắp thuốc làm từ cây xương rồng
Với phương pháp này bạn cần phải chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ. Dùng dao để cắt bỏ hết phần gai rồi ngâm nhánh xương rồng trong nước muối để khử bớt bụi bẩn, các chất độc hại. Vớt xương rồng và để ráo nước. Cho bẹ xương rồng lên bếp than hồng đã chuẩn bị sẵn để hơ nóng trong khoảng 5 phút, trở cả 2 mặt nướng để xương rồng nóng đều.
Tiếp đó, bạn đắp phấn xương rồng vừa được hơ nóng lên lưng dọc theo cột sống hoặc ở những vị trí đau. Sau khoảng 5 – 10 phút lá đã nguội thì bạn thay bằng nhánh xương rồng khác. Với cách chữa trị này bạn cần phải thực hiện đều đặn mỗi ngày và áp dụng liên tục khoảng 1 – 2 tuần.
Sau một thời gian sử dụng, các cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm, khí huyết được lưu thông nên thoát khỏi tình trạng ứ trệ. Tất cả những điều kiện này sẽ giúp cho việc phục hồi cột sống và đẩy lùi tình trạng thoái hóa.
2.3 Chế biến món ăn từ cá và xương rồng
Ngoài những cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng bằng cách uống nước sắc, đắp trực tiếp, bạn cũng có thể dùng cây xương rồng để chế biến món ăn. Nguyên liệu chế biến bao gồm: 1 con cá (nếu có các lọc thì tốt nhất), 3 đọt xương rồng loại có 3 chia và một ít muối hạt. Cách thực hiện tương đối đơn giản như sau:
- Trước tiên phải cạo hết gai xương rồng rồi cho vào ngâm trong khoảng 5 phút với nước muối, sau đó đem đi thái miếng vừa ăn. Cá đánh vảy và lấy hết phần nội tạng ra rồi đem rửa sạch và ướp với muối.
- Bỏ cá và xương rồng đã sơ chế vào nồi, cho thêm một bát nước rồi đem nấu cho đến khi sôi, nêm nếm gia vị vừa miệng thì tắt bếp. Món ăn này cũng có thể sử dụng như một món thông thường trong những bữa cơm hằng ngày. Người bệnh nên chia đều món ăn này ra các ngày khác nhau, không nên ăn quá thường xuyên để tránh tình trạng bị ngán và chán ăn.
2.4. Bài thuốc kết hợp cây xương rồng với một số thảo dược khác
Đối với cách chữa trị thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng, ngoài nguyên liệu chính được sử dụng là xương rồng thì bạn có thể chuẩn bị thêm một số vị thuốc như cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng, mỗi vị dùng khoảng 100 gr. Riêng với cây xương rồng, bạn cần chuẩn bị loại xương rồng lá bẹ (chuẩn bị khoảng 2 -3 bẹ), nếu dùng loại cây 3 chia thì lấy 2 – 3 nhánh.
Khi đã có đầy đủ các nguyên liệu nêu trên thì bạn bắt tay vào thực hiện. Trước tiên, gọt bỏ hết gai cây xương rồng và ngâm trong nước muối khoảng 5-10 phút cùng với tất cả thảo dược trên, sau đó cho lên chảo để sao nóng. Hỗn hợp sau khi thu được đem bỏ vào 1 cái khăn rồi bọc lại và đắp lên vị trí bị đau ở trên cột sống trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút.

So với những cách trên thì đây là cách có hiệu quả nhanh hơn. Nếu có thể kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm rõ rệt.
3. Những lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Khi sử dụng cây xương rồng để chữa thoái hóa cột sống, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Người bệnh cần phải cẩn thận khi thực hiện những bài thuốc chườm nóng, đắp bằng xương rồng để chữa trị thoái hóa cột sống vì dịch nóng có trong miếng xương rồng nướng bị ép ra ngoài và khi ta nằm xuống dễ gây bỏng da.
- Không nên sử dụng vải quấn xương rồng thành nhiều lớp dày bởi vì độ nóng cần thiết của nhánh xương rồng sẽ khó truyền đến được vị trí đau.
- Một điều hết sức quan trọng mà người bệnh cần phải lưu ý là trong xương rồng có độc. Trong đó, phần nhựa của xương rồng được xem là phần có độc tố mạnh nhất. Do đó, trước khi thực hiện bất cứ bài thuốc nào dùng cây xương rồng người bệnh cũng cần phải loại bỏ phần nhựa này bằng nước muối hoặc giấm. Đồng thời, người bệnh cũng tuyệt đối không được để nhựa cây xương rồng bắn vào mắt.
- Bên cạnh việc cây xương rồng có nhiều độc tính, cũng có những loại cây ít độc tính hơn. Vì vậy, nếu như sử dụng xương rồng đúng cách thì độc tính đó còn góp phần giúp chữa bệnh.
- Đối với cây xương rồng 3 cạnh (hay xương rồng ông), ta dễ bị nhầm lẫn vì chúng thường có hình dáng giống với một số loại xương rồng khác. Chính vì thế người bệnh cần phải xác định chính xác loại cây xương rồng này để tránh gây ra ngộ độc.
- Khi chặt xương rồng, người bệnh cần phải mang kính và đeo găng tay để tránh nhựa cây xương rồng bắn vào bởi nhựa của chúng rất độc.
- Thời gian sử dụng bài thuốc từ cây xương rồng ở mỗi người là không giống nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe, cơ địa cũng như mức độ phát triển của bệnh lý. Thông thường, mỗi đợt điều trị bằng xương rồng không được quá 15 ngày. Nếu như muốn tiếp tục điều trị, người bệnh cần phải ngưng dùng thuốc từ 1 – 2 tháng.
- Trong thời gian đầu khi sử dụng phương pháp này, người bệnh nên sử dụng loại dược liệu này với một lượng rất nhỏ để cơ thể có thể cảm nhận và có phản ứng như thế nào, nhất là bài thuốc sắc uống. Người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc nếu như nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường của việc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong xương rồng như cơ thể suy yếu, tiêu chảy, hoa mắt chóng mặt nghiêm trọng, khó thở… cần mau chóng đến những bệnh viện uy tín để được xử lý kịp thời.
- Ngoài ra, người bệnh cần ngưng dùng bài thuốc này nếu như bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải kết hợp với tập những bài thể dục nhẹ nhàng như Yoga, ngồi thiền, đi bộ, đạp xe… để giúp bạn nâng cao sự dẻo dai, tính linh hoạt và giúp cải thiện sức khỏe xương khớp.
- Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung nhiều thực phẩm có chứa các thành phần như omega, axit béo và các loại thực phẩm giàu canxi trong khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng.
- Cần lưu ý rằng khói thuốc lá sẽ ngăn cản hệ thống cơ xương khớp hấp thụ các chất dinh dưỡng khiến cho bệnh thoái hóa cột sống trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, không nên hút thuốc khi bị thoái hóa cột sống.
Cây xương rồng là cây thuốc có khả năng hỗ trợ tốt cho quá trình chữa thoái hóa cột sống. Đồng thời loại dược liệu này cũng có khả năng điều trị tình trạng thoái hóa cột sống ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, trong xương rồng có độc và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu như không sử dụng đúng cách. Do đó bạn cần phải lựa chọn đúng loại xương rồng chứa ít độc và sử dụng bài thuốc đúng cách thì loại cây này mới phát huy được tác dụng chữa bệnh của nó. Đồng thời không gây ngộ độc cho người bệnh.
Bên cạnh đó, những bài thuốc dùng để chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng phải phù hợp với cơ địa của từng người bệnh thì thuốc mới có khả năng điều trị hiệu quả. Vì thế mà người bệnh không được tự ý sử dụng bài thuốc này hoặc lạm dụng nó để tránh gây tình trạng ngộ độc và khiến cho bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã nêu ra các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng để giúp người bệnh tham khảo và áp dùng. Tuy nhiên, cần phải có sự hướng dẫn cũng như điều trị đúng cách để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone