Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu tại nhà là phương pháp điều trị đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Cách chữa trị này đã được ông cha ta áp dụng từ xưa và đã được chứng minh về tác dụng của nó. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu các cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu.
Xem thêm:
- 8 Lưu ý khi điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu
- Giải đáp: Cây gì chữa thoái hóa cột sống tại nhà?
- Bật mí: Chữa thoái hóa cột sống bằng diện chẩn như thế nào?
- Cách điều trị thoái hóa cột sống bằng tế bào gốc
Nội dung bài viết
1. Tác dụng của lá ngải cứu trong chữa trị thoái hóa cột sống
Từ lâu, ngải cứu đã trở thành một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình ở nước ta. Ngải cứu rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc nên chúng thường mọc ở khắp vườn, đồi trên cả nước. Cây ngải cứu trong dân gian còn được biết đến với tên gọi khác là cải điệp hoặc thuốc cao. Ngải cứu là loài cây thân thảo và có khả năng sống được lâu năm.
Tên khoa học của nó là Artemisia vulgaris L. Loại cây này không những được chế biến trong các món ăn hàng ngày mà còn là loại thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y.

Ngải cứu là loài cây thân thảo, có lá nhỏ như lông chim, mọc nhiều ở vùng ẩm thấp hoặc các các vùng nông thôn. Theo đông y, ngải cứu là thảo dược có vị đắng, mùi thơm và tính ấm. Người ta thường sử dụng lá này trong việc chữa bệnh đau đầu, chóng mặt và phong hàn hoặc hỗ trợ giúp giảm đau và kháng viêm rất tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngải cứu có chứa các thành phần dược tính với tác dụng giảm đau như aspirin. Ngoài tác dụng hỗ trợ trong chữa thoái hóa cột sống, loại cây này còn có tác dụng sau:
- Giúp giảm các triệu chứng đau nhức như đau đầu, đau dây thần kinh, đau họng, đau nhức do thoái hóa cột sống.
- Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ và làm ấm bào cung, ôn thận.
- Hỗ trợ trong việc an thai cho phụ nữ đang mang bầu bị đau bụng và ra máu.
- Sử dụng ngải cứu để chườm sẽ giúp cải thiện những vết thương bị bầm dập, tím khi tụ máu.
- Chế biến thành những món ăn để giúp bồi bổ, điều trị suy nhược cơ thể và đặc biệt tốt cho người bị ốm.
Trong Đông y, ngải cứu là vị thuốc được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý bởi ngải cứu lành tính và xuất hiện ở nhiều vùng quê nên là cây rất được ưa chuộng trong việc điều trị bệnh tại nhà.
2. Những cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Phương pháp chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có tác dụng đẩy lùi tình trạng đau nhức và ê ẩm. Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để điều trị theo các cách sau:
2.1. Dùng lá ngải cứu để chườm nóng
Đây là một trong những cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải đơn giản và có thể sử dụng tại nhà hằng ngày. Hầu hết những người bị thoái hóa cột sống sẽ phải gánh chịu những cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội từ vị trí đốt sống bị thoái hóa. Do đó khi chườm nóng bằng ngải cứu, cơn đau đó sẽ mất dần đi, tạo sự thoải mái và dễ chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, đem đi rửa thật sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, chuẩn bị 1 bát giấm, muối hạt cùng với 1 miếng khăn mỏng.
- Sao vàng lá ngải cứu đã rửa cùng với một ít giấm và muối hạt trên chảo nóng.
- Khi lá ngải cứu có mùi bốc lên thì cho ra một miếng vải đã chuẩn bị và đắp lên vùng bị đau nhức.
- Tiến hành chườm hay lăn trên lưng đến cho đến khi hết nóng thì dừng lại.
Với phương pháp này, người bệnh có thể áp dụng từ 2 – 3 lần/ngày hoặc chườm những lúc cảm thấy đau nhức.
2.2. Dùng nước cốt lá ngải cứu
Trong quá trình chiết xuất lá cứu ngải cứu thu được nhiều flavonoid có khả năng kháng viêm, chống viêm, giảm sưng và phòng tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó ngoài việc đắp thuốc từ ngải cứu, người ta có thể uống nước cốt từ lá ngải cứu để điều trị thoái hóa cột sống rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút để diệt vi khuẩn.
- Khử khuẩn các dụng cụ cần dùng như chày cối để giã nát lá ngải cứu. Hoặc bạn có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn lá. Tuy nhiên, việc giã bằng chày cối sẽ giữ được hàm lượng dược chất trong lá ngải cứu khi chắt thành nước tốt hơn khi dùng máy xay.
- Dùng rây hoặc màng lọc để chắt lấy phần nước cốt.
Uống nước cốt ngải cứu 1 – 2 lần/ngày và kiên trì trong một thời gian để thấy được những triệu chứng của tình trạng thoái hóa cột sống được cải thiện đáng kể.
2.3. Chữa thoái hóa cột sống bằng cách kết hợp ngải cứu với mật ong
Trong mật ong có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và làm giảm các cơn đau nhức ở vị trí đốt sống bị thoái hóa. Vì vậy mà khi kết hợp cùng với lá ngải cứu sẽ trở thành một bài thuốc đông y chữa bệnh vô cùng hiệu quả mà lại an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, sau đó đem rửa sạch, có thể ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Tiếp theo, mang đi cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn.
- Sử dụng rây hoặc màng lọc để chắt lấy phần nước cốt rồi cho vào chén nhỏ.
- Cho vào nước cốt 2 thìa mật ong nguyên chất và khuấy đều để hòa tan.
Uống ngày hai lần vào buổi sáng và chiều tối để thấy đạt hiệu quả tốt nhất.
2.4. Kết hợp lá ngải cứu cùng với chanh và bưởi
Sự kết hợp giữa lá ngải cứu cùng với chanh tươi và bưởi là mẹo dân gian truyền thống thường được áp dụng rất nhiều trong dân gian và mang lại hiệu quả rất cao. Trong cả chanh và bưởi đều có chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa để giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống. Hơn nữa, sự kết hợp giữa những thảo dược này còn giúp bảo vệ cấu trúc hệ xương khớp và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm ngải cứu và sơ chế thật sạch sẽ.
- Sao vàng vỏ chanh, vỏ bưởi và lá ngải cứu cùng với một ít nước cốt chanh cho dậy mùi.
- Sau đó, đem dược liệu đi phơi nắng trong khoảng một ngày rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng với rượu trắng và đường phèn, đậy kín nắp trong khoảng 15 – 30 ngày.
Sau thời gian ngâm, mỗi ngày, bạn sử dụng khoảng 20ml chia làm 2 lần/ ngày và kiên trì trong một thời gian.
2.5. Bài thuốc kết hợp ngải cứu và các vị thuốc khác
Ngoài việc sử dụng ngải cứu đơn độc thì người ta còn có thể kết hợp lá ngải cứu với một số loại thảo dược, vị thuốc khác trong Đông y để giúp tăng hiệu quả điều trị. Một trong những bài thuốc rất nổi tiếng và thường được áp dụng nhiều nhất phải kể đến là kết hợp ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ và rễ cây cỏ xước.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: Lá ngải cứu tươi, lá lốt tươi, cây trinh nữ tươi và rễ cây cỏ xước khô.
- Đem các nguyên liệu trên rửa sạch, cắt nhỏ và trộn lên, sau đó mang đi sao vàng hạ thổ.
- Vào buổi sáng mỗi ngày, bạn lấy một nhúm cho vào ấm và đem đi hãm trà để uống.
Ngày nào cũng sử dụng nước uống có thể thay thế cho nước lọc và kiên trì trong khoảng 2 – 3 tháng, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
2.6. Kết hợp ngải cứu cùng với gừng và đậu đen

Trong gừng và đậu đen có rất nhiều các chất kháng sinh tự nhiên và flavonoid có khả năng kháng viêm, giảm sưng và giảm đau nhức hiệu quả. Bài thuốc này ngoài tác dụng giảm các cơn đau do thoái hóa cột sống gây ra, còn giúp giảm cơn đau trong nhiều bệnh lý về xương khớp khác cũng đem lại hiệu quả rất cao.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, đậu đen và gừng thái lát mỏng đem ngâm trong rượu khoảng 7 ngày.
- Cho ngải cứu đã rửa sạch và phơi khô cùng với đậu đen vào chảo để rang nóng cho dậy mùi.
- Cho hỗn hợp trên khi còn nóng vào một tấm vải mỏng cùng với vài miếng gừng thái lát đã được ngâm.
- Đắp chườm hỗn hợp trên tại vùng thoái hóa cột sống bị đau cho đến khi nào hỗn hợp hết nóng thì dừng lại.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 2 – 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.7. Chế biến ngải cứu thành những món ăn hằng ngày
Ngoài việc đắp thuốc, chườm nóng, uống nước sắc từ ngải cứu thì loại thảo dược này còn được dùng để chế biến trong nhiều món ăn khác nhau. Điển hình nhất là món trứng rán ngải cứu, gà hầm lá ngải cứu và thuốc bắc. Lá ngải cứu sau khi đã được nấu chín sẽ không còn mùi vị quá gắt như khi còn sống nên rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Với món trứng rán thì bạn chỉ cần băm nhỏ lá ngải cứu và rán cùng với trứng là được.
- Còn gà hầm ngải cứu thì bạn cần hầm một con gà ác cùng với một ít ngải cứu trong nhiều giờ. Cho đến khi gà mềm và ăn được thì bạn bắc ra và thưởng thức khi còn nóng để cho hiệu quả tốt nhất.
3. Phương pháp chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có tốt không?
Đối với người bệnh bị thoái hóa cột sống, lá ngải cứu tương đối an toàn. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần phải thực hiện đúng cách để hạn chế những rủi ro không đáng có. Để quá trình chữa trị đạt hiệu quả cao, người bệnh nên chú ý những điều sau:
- Không nên lạm dụng hoặc phụ thuộc vào ngải cứu vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh hoặc gây ngộ độc.
- Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc ngải cứu đã để qua đêm.
- Chọn loại thảo dược xanh, non và dùng với liều lượng phù hợp, theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên rèn luyện cơ thể mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và hạn chế những đồ ăn độc hại, các chất kích thích.
- Không mang vác những vật nặng, hạn chế làm việc quá sức và luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng hay mệt mỏi.
Lưu ý: Khi người bệnh tuân thủ theo đúng cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu thì tình trạng đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, lá ngải cứu cũng như nhiều bài thuốc dân gian khác chỉ có tác dụng cải thiện những triệu chứng khi bệnh nhẹ. Các mẹo này không có tác dụng để điều trị và không thay thế được các thuốc chữa bệnh bài bản do có dược tính thấp. Vì vậy, việc áp dụng sai cách hay lạm dụng các mẹo dân gian có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì tự ý áp dụng những mẹo này, hầu hết người bệnh thường lựa chọn các bài thuốc y học cổ truyền kết hợp cùng với nhiều vị thuốc để giúp điều trị thoái hóa cột sống từ gốc vừa an toàn, hiệu quả, giúp chấm dứt đau nhức, vừa chống tái phát.
Trên đây là những bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu để người bệnh có thể áp dụng tại nhà giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh cũng như sử dụng đúng cách để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone