Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt là phương pháp được sử dụng nhiều đối với căn bệnh này. Vậy phương pháp này có hiệu quả gì, cách thực hiện như thế nào… Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về bài chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt nhé!
Xem thêm:
- [Giải đáp] Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
- 7 Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt
- Cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian tại nhà hiệu quả
- Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống cổ là tình trạng cột sống tại vùng cổ bị thoái hóa do bị tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Khi bị bệnh này, các đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm cột sống và các tổ chức bao hoạt dịch sẽ có dấu hiệu bị hư hỏng, tổn thương. Từ đó, gây ra các cơn đau tại những vị trí kể trên, đặc biệt là khi vận động các khớp cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh xương khớp mãn tính thường gặp. Trong đó, các đốt sống cổ C5, C6, và C7 là những đốt phải chịu lực nên thường dễ bị thoái hóa nhất. Một khi bị bệnh thoái hóa thì vùng cột sống cổ và đĩa đệm; sẽ mất đi sự rắn chắc và dễ hình thành các gai xương.

2. Phương pháp bấm huyệt là gì?
Huyệt là nơi khí của các tạng phủ, kinh lạc, cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần bên ngoài của cơ thể. Nói một cách khác, huyệt là nơi tập trung cơ năng hoạt động của mỗi tạng phủ và kinh lạc.
Huyệt sẽ nằm ở một số vị trí cố định trên cơ thể của con người và mỗi huyệt thường sẽ tương ứng với một cơ quan.
Huyệt vị có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý của cơ thể. Do đó, thông qua huyệt vị sẽ giúp chẩn đoán và phòng ngừa được các bệnh lý một cách hiệu quả. Đó là lý do vì sao bấm huyết được xem là một trong các phương pháp chữa bệnh được áp dụng phổ biến.
Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng lực của đôi bàn tay tác dụng vào vị trí các huyệt trên cơ thể. Khi các huyệt đạo này được kích thích, thần kinh sẽ được thư giãn, cùng với đó là hệ tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông. Không chỉ vậy, bấm huyệt cũng tác động đến hệ thống các dây thần kinh, da thịt, mạch máu, cơ quan thụ cảm làm xuất hiện một số thay đổi về thần kinh, nội tiết và thể dịch. Từ đó tăng khả năng lưu thông khí huyết, sản sinh ra hormone endorphin giảm đau nội sinh, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, giãn cơ và từ đó đạt được mục đích điều trị như mong muốn.
3. Tác dụng của bấm huyệt đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Trước khi tìm hiểu được tác dụng bấm huyệt mang lại cho điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần biết được căn bệnh này là gì?
Người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội ở vùng cổ khiến cho các cử động ở vùng này bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy cơ bị bại liệt.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó có bao gồm cả bấm huyệt.
Bấm huyệt đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một phương pháp điều trị không cần phải dùng thuốc mà vẫn mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Do đó rất nhiều người bệnh thoái hóa đốt sống cổ lựa chọn áp dụng phương pháp này.
Một số tác dụng mà phương pháp bấm huyệt mang lại cho người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ phải kể đến đó là:
- Làm giãn các mạch máu, tăng cường quá trình lưu thông tuần hoàn máu. Máu huyết lưu thông sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
- Tuần hoàn máu được lưu thông cũng sẽ làm tăng cường các dưỡng chất đến vùng cơ và xương khớp.
- Bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp lên các dây thần kinh thụ cảm ở dưới da. Điều này sẽ kích thích cơ thể tăng sinh sản các chất gây hưng phấn như là endorphin, dopamine,… có tác dụng ức chế dây thần kinh trung ương làm giảm cảm giác đau nhức.
- Giãn cơ, giảm co cứng khi bấm huyệt sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi vận động và thực hiện đi lại.
- Tăng cường tính linh hoạt cũng như độ dẻo dai của xương khớp. Từ đó hạn chế các tổn thương, chấn thương từ những tác nhân bên ngoài.
- Kích thích hệ thống lympho ( đây là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch của cơ thể, có chức năng chống lại nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc do nấm), tăng cường hệ miễn dịch và cơ chế tự bảo vệ cho cơ thể. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe người bệnh và phòng ngừa được nhiều bệnh lý.
- Giúp tan tụ máu, tán ứ trong khớp, chống lại tình trạng kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương, hỗ trợ cơ thể phục hồi chấn thương một cách nhanh chóng.
- Hạn chế căng thẳng, mất tập trung, tăng cường nhu động ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chữa các bệnh lý xương khớp diễn ra nhanh hơn.
4. Gợi ý cách bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tuy là một phương pháp điều trị được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhưng cách thực hiện lại không hề đơn giản. Đặc biệt là đối với những người không nắm rõ kỹ thuật hoặc chưa xác định được chính xác vị trí của các huyệt đạo thì rất dễ gặp phải các sai sót.
Nếu như thực hiện bấm huyệt không đúng cách, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với các tổn thương như rạn xương, tổn thương cơ, dây thần kinh, kéo theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó, để hạn chế những điều này, người bệnh nên thực hiện bấm huyệt tại các phòng khám, cơ sở khám bệnh chuyên khoa, bệnh viện đã được cấp phép.
Dưới đây là quá trình bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà người bệnh có thể tham khảo để biết được cơ bản các bước chữa bệnh sẽ diễn ra. Bao gồm 3 bước
4.1. Bước 1: Xoa bóp nhẹ nhàng
Để bắt đầu quá trình bấm huyệt, trước tiên cần xoa bóp một cách nhẹ nhàng lên các huyệt đạo cần bấm.
Việc xoa bóp sẽ giúp làm nóng và thư giãn các mô cơ. Các vùng cần xoa bóp bao gồm như là cổ, gáy, bả vai với những thao tác tương ứng đó là:
- Vùng cổ: Sử dụng bàn tay và các ngón tay phải xoa bóp nhẹ nhàng lên trên vùng cổ trái. Lực xoa bóp sẽ ở mức vừa phải theo chiều từ trên xuống. Sau khoảng 1 phút thì đổi chiều xoa bóp từ dưới vòng lên trên. Làm tương tự như vậy đối với tay trái còn lại và ở cổ bên phải.
- Đối với vùng gáy: Đan hai bàn tay với nhau và đặt ra phía sau gáy. Tiếp đó, tiến hành chà xát nhẹ nhàng theo hướng từ chân tóc xuống đến vai. Tiếp đến là dùng hai bàn tay bóp nhẹ và day các cơ ở hai vùng bên cổ.
- Với vùng bả vai: Cúi đầu về phía trước, dùng tay phải xoa bóp bả vai trái hoặc là đấm một cách nhẹ nhàng lên trên cơ của vùng này từ 10 đến 15 lần. Thực hiện tương tự như vậy đối với bên còn lại. Lúc này vùng cơ vai của người bệnh sẽ được giãn ra.
Một điều cần lưu ý: Đối với các bước xoa bóp có thể tự mình thực hiện hoặc là nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Nhưng cần lưu ý chỉ nên sử dụng một lực vừa đủ, nhẹ nhàng khi xoa bóp để giúp các cơ được thư giãn, kích thích hệ tuần hoàn máu mà không gây ra bầm tím hoặc tổn thương mô mềm.
4.2. Bước 2: Thực hiện bấm huyệt
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp bấm huyệt. Để kết quả điều trị đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải xác định đúng các huyệt đạo cho người bệnh trước, sau đó mới tiến hành thực hiện tới bước bấm huyệt.
Có 5 huyệt vị mà người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên tập trung bấm huyệt đó là: Huyệt á thị, huyệt phong trì, huyệt hậu khê, huyệt bách hội, huyệt kiên tỉnh. Với mỗi huyệt sẽ có cách xác định cùng như là cách bấm huyệt tương ứng như sau:
Huyệt á thị
- Vị trí: Huyệt á thị là một huyệt đặc biệt không có vị trí cố định như là các huyệt đạo khác. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định được vị trí của huyệt thông qua vùng bị đau nhức. Cụ thể, ở người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, khi dùng đầu ngón tay ấn nhẹ, vị trí đau nhiều nhất thì đó chính là vị trí huyệt á thị.
- Cách bấm huyệt: Sử dụng đầu ngón tay ấn và đồng thời day nhẹ tại vị trí huyệt bị đau, giữ động tác trong khoảng 45 giây và thả ra. Lặp lại như vậy khoảng 5 lần trong một ngày để quá trình điều trị để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Hiệu quả: Sẽ giúp giảm đau, tăng cường quá trình lưu thông khí huyết, thông kinh, hoạt lạc và giảm đau đớn.
Huyệt phong trì
- Vị trí: Huyệt Phong Trì là một huyệt vị quan trọng, nằm ở vùng cổ gáy. Vị trí của huyệt Phong trì được xác định bằng cách:
- Xòe 2 bàn tay và đặt ở phần lõm ở giữa lòng bàn tay lên 2 đỉnh tai.
- Để các ngón tay ôm chặt lấy phần đầu, ngón cái hướng ra phía sau gáy.
- Dùng ngón cái để vuốt dọc xuống, đi qua một ụ xương tới chỗ lõm nằm giữa 2 khối cơ thì đó chính là vị trí của huyệt phong trì.
- Cách bấm huyệt: Dùng hai ngón tay cái ấn vào vị trí tương ứng của hai huyệt này và 4 ngón tay còn lại thì ôm lấy đầu. Bấm vào huyệt phong trì trong vòng 2 phút cho đến khi cảm thấy căng tức và nóng là được.
- Hiệu quả: Trị các chứng đau đầu, tê cứng gáy, cổ, hoa mắt và chóng mặt.
Huyệt kiên tỉnh
- Vị trí: Huyệt kiên tỉnh nằm ở chỗ lõm của đỉnh vai, là giao điểm của đường thẳng nằm vắt ngang qua đầu cùng với điểm cao nhất của đầu ở ngoài xương đòn. Chỉ cần giơ ngang tay ra thì sẽ xác định được vị trí của huyệt nằm trên vai lõm xuống. Nếu xác định đúng vị trí, lúc ấn nhẹ xuống huyệt sẽ thấy có cảm giác ê tức.
- Cách bấm huyệt: Sau khi xác định được chính xác vị trí của huyệt kiên tỉnh, dùng ngón trỏ hoặc là ngón giữa của tay trái bấm vào vị trí của huyệt bên phải từ 1-2 phút rồi thực hiện tương tự đối với bên còn lại.
- Hiệu quả: Trị đau mỏi, cứng cổ vai gáy do bị bệnh thoái hóa, giảm đau lưng, đau vai, cứng cổ, bại liệt do bị trúng phong hàn.
Huyệt hậu khê
- Vị trí: Xác định vị trí của huyệt hậu khê bằng cách nắm bàn tay lại sẽ thấy vị trí của huyệt nằm ở nếp gấp ngang thứ 2 của khớp bàn tay và ngón út.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay bấm vào vị trí của huyệt bên đối diện trong vòng 2 phút. Thực hiện tương tự như vậy đối với bên còn lại.
- Hiệu quả: Trị các chứng đau đầu, đau lưng, yếu liệt tay, cứng cổ vai gáy, giảm đau nhức ở cổ do bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Huyệt bách hội
- Vị trí: Huyệt bách hội có vị trí rất dễ xác định, nằm ở chính giữa của đỉnh đầu. Thuộc vào giao điểm của đường ngang phía trên đỉnh vành tai và đường thẳng chạy dọc theo giữa đầu.
- Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay đặt vào giữa vị trí của huyệt bách hội và ấn giữa trong khoảng 30 giây cho đến khi phần da đầu của người bệnh cảm thấy tê dần đều thì thả tay nhẹ nhàng. Người bệnh có thể thực hiện bấm huyệt khoảng 5 lần mỗi ngày.
- Hiệu quả: Làm giảm bớt các triệu chứng cứng cổ, đau đầu và tăng cường tuần hoàn máu não.
Lưu ý: Không phải người bệnh thoái hóa khớp cổ nào cũng thực hiện được phương pháp này. Bấm huyệt chỉ phù hợp đối với bệnh nhân bị đau, tê mỏi do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Đặc biệt chống chỉ định đối với các trường hợp bị:
- Chấn thương vùng cổ.
- Người bệnh bị bệnh loãng xương.
- Bệnh nhân đang bị sốt cao.
- Người mắc các bệnh lý về máu như là cục máu đông, rối loạn tuần hoàn máu.
- Người bị viêm loét da, vết thương hở hoặc bị sưng tấy ngoài da tại vùng cần thực hiện bấm huyệt.
- Người bị giãn tĩnh mạch.
4.3. Bước 3: Thư giãn sau khi thực hiện bấm huyệt
Sau khi kết thúc các bài bấm huyệt, người bệnh nên thực hiện một vài động tác thư giãn đơn giản tại vùng cổ. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị của phương pháp bấm huyệt đồng thời tăng cường tính linh hoạt cho các đốt sống cổ, từ đó cải thiện chức năng vận động của cổ.
Dưới đây là 2 động tác phù hợp cho người bệnh thực hiện trong bước này:
- Cúi ngửa cổ: Ngồi ở trên ghế với tư thế lưng thẳng, đầu cân bằng, mắt nhìn về phía trước. Từ từ cúi đầu xuống cho đến khi cằm chạm vào ngực. Giữ nguyên ở tư thế này trong khoảng vài giây rồi trở về tư chế chuẩn bị. Rồi tiếp tục từ từ ngửa đầu hết cỡ ra phía sau, tương tự như vy giữ nguyên trong vài giây và trở về với tư thế ban đầu. Lặp lại các thao tác trên từ 5 đến 7 lần.
- Kéo cổ sang hai bên: Tư thế chuẩn bị giống như với động tác cúi ngửa cổ. Đầu tiên vòng tay qua đầu rồi nắm lấy tai phải. Từ từ kéo căng cổ sang bên trái và giữ trong khoảng vài giây rồi trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện tương tự như đối với bên còn lại. Lặp lại như vậy xen kẽ cho mỗi bên cũng khoảng 5 – 7 lần.
5. Một số điều cần lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt
Khi thực hiện bấm huyệt để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều nhằm đảm bảo tính an toàn và tăng độ hiệu quả trong quá trình chữa bệnh:

- Đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp trị liệu bằng bấm huyệt.
- Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu như thực hiện sai kỹ thuật có thể gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm như là co giật, chấn thương, yếu liệt chi,…
- Với những người không am hiểu về vị trí của các huyệt đạo thì tuyệt đối không nên tự ý thực hiện bấm huyệt tại nhà.
- Tốt nhất, bấm huyệt chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn, kinh nghiệm và am hiểu về vị trí của huyệt đạo cũng như các kỹ thuật bấm huyệt.
- Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và sức khỏe của người bệnh mà thời gian thực hiện trị liệu bấm huyệt của mỗi người bệnh sẽ là có sự khác nhau.
- Khi thực hiện bấm huyệt cần phải sử dụng lực nhẹ nhàng, tránh tình trạng việc dùng lực quá mạnh sẽ dễ gây ra tình trạng bầm tím hoặc tổn thương mô mềm.
- Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng không thể dùng để thay thế hoàn toàn cho phương pháp điều trị chính bằng thuốc được chỉ định bởi các bác sĩ.
- Người bệnh cần kết hợp thêm chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D, thói quen sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thể dục một cách điều độ để tăng cường hiệu quả điều trị.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về chủ đề chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn đọc về phương pháp chữa bệnh này.