Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là phương pháp ngày càng được áp dụng phổ biến để điều trị các bệnh xương khớp. Châm cứu đã được áp dụng từ lâu trong y học để giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý về xương khớp. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu để người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Xem thêm:
- Gợi ý: 8 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
- Tìm hiểu về chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng diện chẩn
- Tìm hiểu về chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng diện chẩn
- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về tình trạng thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là dạng bệnh lý xảy ra cột sống tại vùng cổ bị thoái hóa do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này các đốt sống, phần sụn khớp, đĩa đệm và những tổ chức như bao hoạt dịch… bị tổn thương và hao mòn. Điều này sẽ gây ra các cơn đau nhức đặc biệt là mỗi khi cử động cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh xương khớp mãn tính. Thông thường, bệnh sẽ tiến triển khá chậm và những tổn thương gây ra rất khó để phục hồi. Tình trạng thoái hóa xương khớp này có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống cổ nào. Tuy nhiên, các đốt sống C5, C6, C7 có nguy cơ bị thoái hóa cao hơn các đốt còn lại.
Trước đây, thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu xảy ra ở những người lớn tuổi do tình trạng tuổi tác. Tuy nhiên, ngày nay, nhóm bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang nhau. Do thói quen sinh hoạt sai tư thế hoặc các chấn thương là một trong những nguyên nhân chính thường gặp ở người trẻ. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất cần thiết để hạn chế những biến chứng của bệnh.
2. Khái quát về phương pháp châm cứu

Châm cứu là một liệu pháp điều trị được hình thành cách đây khoảng 3000 năm ở Trung Quốc. Liệu pháp này không cần sử dụng thuốc mà tác động đến các huyệt vị quan trọng để giúp làm giảm cơn đau nhức và các triệu chứng đi kèm.
Châm cứu sử dụng những kim châm chuyên dụng, thường có kích thước rất nhỏ để châm vào các huyệt vị có mối liên hệ với cơ quan đang đau nhức. Tác động từ kim châm sẽ giúp kích thích dây thần kinh truyền tín hiệu đến vùng não bộ và thúc đẩy sản sinh ra endorphin – một thành phần có tác dụng giảm đau tự nhiên trong cơ thể.
Chính vì vậy mà liệu pháp này thường được áp dụng để giúp làm giảm cơn đau nhức xương khớp cấp và mãn tính. Ngoài ra, phương pháp châm cứu cũng được áp dụng đối với các trường hợp đau nhức do căng thẳng gây ra.
Bên cạnh tác dụng giảm đau thì châm cứu còn có khả năng giúp kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp. Ngày nay, ngoài việc châm cứu thủ công thì một số chuyên viên còn sử dụng tác dụng của dòng điện hoặc nhiệt để truyền vào kim châm để làm tăng tác dụng điều trị.
Phương pháp này có khả năng giúp cải thiện cơn đau và một số triệu chứng kèm theo, chẳng hạn như tê bì, căng cơ,… nhưng ít gây ra tổn thương lên các cơ quan ở trong cơ thể.
Tuy nhiên, phương pháp châm cứu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu chuyên viên không thực hiện vệ sinh kim châm đúng cách. Bên cạnh đó, việc châm cứu không đúng các huyệt hoặc tác động kim châm quá sâu còn có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.
3. Thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu hay không?
Châm cứu là một phương pháp y học cổ truyền nổi tiếng đã được các thầy thuốc phương Đông tìm tòi và phát triển cho đến tận bây giờ. Từ xa xưa, điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu đã là một phương pháp được áp dụng rất phổ biến và đem lại hiệu quả cao.
Châm tức là sử dụng các mũi kim bé để châm vào các huyệt cơ thể. Tuy nhiên trên cơ thể của con người sẽ có từng huyệt đạo tác động đến từng loại bệnh riêng biệt, người bệnh cần phải tìm hiểu rõ loại bệnh nào thì cần châm vào các huyệt đạo nào cho đúng.
Các loại kim dùng để châm cứu phải là loại kim đã được tinh chế kỹ lưỡng để giúp thải độc ra khỏi cơ thể. Từng thể trạng và mức độ bệnh khác nhau cũng sẽ có cách châm khác nhau. Cứu có nghĩa là dùng loại dược liệu ngải cứu để điều chế thành từng viên hoặc từng điếu ngải. Sau đó, người bệnh tận dụng hơi nóng để tác động vào cơ thể, dược liệu từ ngải sẽ được đem đi đốt nóng 1 đầu cho cháy đỏ lên rồi mang đi hơ trên các huyệt đạo.
Ngoài mục đích giúp cân bằng âm dương, đồng thời đả thông hoạt động của thần kinh và mạch máu, châm cứu còn có nhiều tác dụng dụng như:
- Giúp giảm stress: Nhiều người bị áp lực và rối loạn tinh thần nhưng lại không đi chữa trị dẫn đến trầm cảm. Châm cứu là biện pháp giúp điều trị stress, mất ngủ, trầm cảm lâu ngày rất hiệu quả.
- Giảm đau: Châm cứu sẽ tạo ra chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể khi các hệ kinh mạch được tác động vào. Việc giảm đau bằng cách châm cứu phần lớn được áp dụng để chữa các bệnh viêm xương khớp, đau đầu kinh niên, đau mỏi vai, đau lưng và đau cổ.
- Điều trị các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và vật lý trị liệu: Các hoạt động điều trị này là rất cần thiết trong việc điều trị ung thư. Nhưng khi đẩy hóa chất vào trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến đem lại vô vàn tác dụng phụ, chẳng hạn như chóng mặt, buồn nôn, nôn, lên cơn sốt, co giật, nổi mẩn đỏ, đau nhức và thâm đen ngón tay. Châm cứu sẽ trở thành một liệu trình giúp làm giảm các tác dụng phụ này rất hiệu quả.
- Điều trị các bệnh lý về tiêu hóa: Châm cứu ngoài tác dụng chữa thoái hóa đốt sống cổ còn có thể chữa trị một số các bệnh về tiêu hóa rất hiệu quả, đặc biệt là chứng ợ chua, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc kết hợp của châm cứu với uống thuốc từ thảo dược có tác dụng gấp đôi so với việc chỉ dùng thuốc tây.
- Điều trị vô sinh: Châm cứu giúp cho quá trình thụ tinh và đậu phôi ở cả nam và nữ hiệu quả hơn. Nhờ có tác dụng cân bằng âm dương trong cơ thể nên giúp nâng cao sức khỏe bệnh vô sinh, do đó cũng có thể được điều trị hiệu quả.
- Các bệnh lý về tuần hoàn máu: Châm cứu sẽ giúp đả thông, điều hòa và thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn máu vô cùng tốt. Chính vì vậy mà những người bị bệnh đột quỵ, huyết áp và tai biến thường tìm đến phương pháp châm cứu để được chữa trị.
4. Các huyệt đạo trong châm cứu để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Các huyệt đạo thông dụng thường được châm cứu để giúp cải thiện cơn đau nhức và triệu chứng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra, bao gồm các huyệt sau:
- Huyệt Đại chùy: Là huyệt thứ 14 của Đốc mạch. Huyệt nằm ở vị trí lõm trên của đốt sống cổ thứ 1.

- Huyệt Kiên trung du: Là huyệt thứ 15 của kinh Tiểu trường. Nằm trên đường nối giữa 2 huyệt Đại Chùy và Kiên Tỉnh, cách tuyến giữa lưng khoảng 2 thốn và ngang đốt sống cổ thứ 7.
- Huyệt Thần môn: Là huyệt thứ 7 của kinh Tâm. Huyệt này nằm ở trên lằn chỉ cổ tay và ngay phía dưới xương trụ.
- Huyệt Phế du: Là huyệt thứ 13 của kinh Bàng quang. Huyệt này nằm ở gai đốt sống lưng số 2, đo ngang ra khoảng 1,5 tấc.
- Huyệt Khúc trạch: Là huyệt thứ 3 của kinh Tâm bào. Huyệt nằm ở vị trí nếp gấp lớn và ngay ở vị trí lõm trong khuỷu tay.
5. Những đối tượng cần lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Tuy việc sử dụng phương pháp châm cứu để chữa thoái hóa đốt sống cổ cần đặc biệt cẩn thận vì sẽ có rất nhiều tác dụng phụ. Các đối tượng sau đây cần lưu ý không nên sử dụng biện pháp châm cứu để điều trị bệnh:
- Người mắc chứng sợ các vật nhọn, sợ đau do kim châm. Những người mắc chứng sợ kim thường sẽ dễ kích động, giật mình làm gãy kim trong quá trình điều trị nên vô cùng nguy hiểm.
- Người có cơ địa yếu đang dùng các loại thuốc bổ trợ cho tim mạch, tiểu đường và huyết áp. Nếu châm cứu trong quá trình sử dụng các thuốc này sẽ làm người bệnh dễ bị sốc thuốc.
- Không châm cứu khi người bệnh đang buồn nôn, khi đang quá no, quá đói. Trong lúc cơ thể không thoải mái nếu như tiến hành châm cứu dễ làm bệnh nhân bị nôn tháo, ngất đột ngột.
- Không châm cứu lên vùng các vết thương hở. Các vết thương hở hoặc đang viêm khi châm vật nhọn vào sẽ càng làm viêm loét, nhiễm trùng vết thương và có thể dẫn đến hoại tử.
6. Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
Trước khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Phụ nữ đang có thai không nên thực hiện phương pháp châm cứu. Tác động vào những huyệt quan trọng có thể dẫn đến sảy thai.
- Bệnh nhân đang điều trị nhiễm trùng, có rối loạn đông máu hoặc đang điều trị bằng thuốc chống đông máu thì không nên thực hiện châm cứu.
- Một số bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng như hoa mắt, tay chân lạnh và toát mồ hôi, thậm chí có thể bị ngất do châm cứu. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút trước khi tiến hành châm cứu.
- Khi châm cứu người bệnh không nên để bụng quá đói hoặc quá no. Thời điểm châm cứu tốt nhất nên cách bữa ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ.
- Bệnh nhân nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc Aspirin nên thông báo với bác sĩ hoặc chuyên viên châm cứu. Châm cứu có thể gây ra chảy máu (thường chỉ chảy một lượng máu rất ít). Tuy nhiên đối với bệnh nhân sử dụng những loại thuốc này thì lượng máu có thể chảy không ngừng và dẫn tới tình trạng mất máu quá nhiều.
- Các vết bầm tím có thể sẽ xuất hiện ở vị trí châm cứu. Tuy nhiên tình trạng này không gây nguy hiểm tới người bệnh, bạn có thể làm tan các vết bầm bằng cách chườm ấm.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi châm cứu.
- Chỉ châm cứu đúng theo liệu trình. Việc lạm dụng châm cứu có thể gây tê, liệt các dây thần kinh.
- Bệnh nhân có tinh thần không ổn định, thường xuyên lo âu, hoảng loạn, trầm cảm,… thì không nên thực hiện châm cứu
- Mỗi liệu trình châm cứu thường kéo dài trong khoảng 15 – 20 ngày, mỗi lần châm khoảng 15 – 20 phút. Sau khi châm cứu, người bệnh nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh. Hoạt động mạnh sau khi tiến hành châm cứu có thể khiến vị trí châm bị chảy máu nhiều và bầm tím trở nên nghiêm trọng hơn.
- Châm cứu đem lại rất nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên nếu áp dụng biện pháp này không đúng cách, châm cứu có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Để chủ động phòng ngừa các tình huống rủi ro, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ khi quyết định thực hiện biện pháp này.
- Bên cạnh việc châm cứu, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ luyện tập và lối sống lành mạnh để có tác động tích cực đến tiến triển của bệnh.
Trên đây là bài viết về cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu để giúp người bệnh để người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này và áp dụng vào quá trình điều trị bệnh để làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp cũng như cải thiện tốt thoái hóa đốt sống cổ.