Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y là một trong những phương pháp đang được nhiều người bệnh ưa chuộng sử dụng. Trong bài viết này, Dược Mỹ Phẩm Khang Linh sẽ đưa tới những thông tin bổ ích về phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y.
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ theo đông y là gì?
1.1. Thoái hóa khớp gối là bệnh như thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ thuộc về bệnh lý xương khớp, thường xảy ra ở khoảng 4-6% dân số là người trưởng thành ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên. Đây là tình trạng xảy ra khi các đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm ở đốt sống cổ bị hư hỏng hoặc tổn thương, bào mòn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Từ đó hình thành nên các vấn đề thoái hóa khiến xương bị mất đi lớp đệm cọ xát vào nhau gây đau nhức.
Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra với bất kì vị trí nào của đốt sống cổ, tuy nhiên thường thì các đốt C5, C6, C7 là 3 đốt sống có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất.
Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ giữa nam giới và nữ giới là gần như ngang nhau. Đặc biệt, ngày nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và tính chất công việc, làm việc sai tư thế của nhiều người trẻ tuổi dẫn đến các đốt sống bị ảnh hưởng và bào mòn một cách nhanh chóng hơn.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường diễn tiến chậm, tuy nhiên khi đã mắc phải thường sẽ rất khó để hồi phục hoàn toàn. Do đó, những người có nguy cơ bị căn bệnh này không nên coi thường hoặc phớt lờ bệnh mà nên phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời để tránh để các biến chứng về sau sẽ rất khó điều trị và có nguy cơ để lại di chứng.
1.2. Nguyên lý điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y
Nguyên lí của bệnh
Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu gây ra do cơ thể mắc chứng phong hàn thấp, khiến cho khí huyết lưu thông bị ứ, kém dẫn đến tình trạng đau mỏi và gây ra hạn chế trong vận động. Ngoài ra, bệnh còn có thể do các yếu tố di truyền hoặc thói quen ăn uống không khoa học gây ra.
Phương hướng điều trị theo đông y
Nguyên tắc chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y đó chính là áp dụng các phương pháp và bài thuốc giúp cho khí huyết gần khu vực xương khớp tổn thương được lưu thông một cách dễ dàng, tăng quá trình sản sinh dịch khớp, giúp cho các khớp hoạt động một cách trơn tru, bảo vệ và nuôi dưỡng sụn một cách tốt hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện các động tác thích hợp nhằm đẩy những luồng khí phong hàn thấp ra khỏi cơ thể.
2. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y có tốt hay không?
Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y được khá nhiều người lựa chọn do có nhiều ưu điểm. Dưới đây là một nhược điểm của phương pháp chữa bệnh này.
2.1. Ưu điểm
Những ưu điểm chính của phương pháp đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ đó là:
- Chi phí thấp: Các loại nguyên liệu được sử dụng có thể tự trồng hoặc thu hái trong tự nhiên. Nếu như cần phải mua thì giá thành cũng không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng.
- An toàn: Thuốc nam hay những vị dược liệu tự nhiên gần như không gây tác dụng phụ, được đánh giá là an toàn và lành tính.
- Hiệu quả: Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thuyên giảm nếu như kiên trì sử dụng.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y cũng tồn tại một số nhược điểm như là:
- Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị: Các công đoạn thực hiện các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y tương đối tốn thời gian và công sức.
- Không tiện dụng: Sau khi chế biển thì cách bảo quản cũng tương đối phức tạp, thường cần để tủ lạnh. Việc mang theo người cũng rất mất công.
- Mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng: Đa số các bài thuốc đông y để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cần mất một khoảng thời gian dài mới có thể phát huy được tác dụng.
3. Gợi ý các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và đối tượng mà các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y được sử dụng phổ biến:

3.1. Bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ do phong hàn
Tùy vào những nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau mà các biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng có những khác biệt nhất định.
Những trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ do bệnh phong hàn thường có một số triệu chứng như là đau đầu, các cơn đau thường sẽ xuất hiện đồng thời ở cả vùng vai gáy. Không những thế, trong một vài trường hợp còn có cảm giác xuất hiện nhịp đập như là nhịp tim ở vùng cổ. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn trong các cử động, hai tay nặng nề, cảm giác như không có sức, cơ thể sợ lạnh và lưỡi khác thường. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau đây:
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: Cát căn, quy đầu, bạch thược, xương truật, cam thảo, tam thất, xuyên khung, mộc qua, sinh khương, táo.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong ấm, bắc lên trên bếp và đun sôi cùng với một chút nước. Sau đó, chắt lấy phần nước thuốc vừa thu được để uống hàng ngày.
3.2. Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ do thể khí trệ huyết ứ
Người bị thoái hóa đốt sống cổ do khí huyết bị ứ trệ thường có các triệu chứng như là đau vai gáy, đau đầu và lưng đau ê ẩm. Thông thường, những cơn đau này sẽ chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định và trở nên nặng hơn vào ban đêm.
Với thể bệnh này, có hai bài thuốc thường được áp dụng đó là:
Bài thuốc 1:
- Cần có các vị thuốc như là: Hồng hoa, huyền hồ, uy linh tiên, đào nhân, chi tử, xuyên khung, quy đầu.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong một cái ấm, đổ thêm nước vào và đun sôi. Sau đó, chắt lấy phần nước thuốc vừa thu được để sử dụng.
- Vì đây là một bài thuốc tương đối lành tính, có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Do đó, người bệnh nên duy trì uống thuốc trong khoảng 1 tháng, các triệu chứng bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: Tam thất, giới từ, bán hạ, ngũ vị từ, đởm nam tinh, địa long, trần bì, cát phục linh.
- Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong ấm và đun sôi lên cùng với nước. Chờ cho đến khi lượng nước cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc còn lại để uống mỗi ngày.
3.3. Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ do hàn đờm
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do đờm nhiều, khiến cho quá trình lưu thông khí huyết bị cản trở và có các biểu hiện như là đau vai gáy, đau đầu, chân tay tê bì. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, thường xuyên bị nôn mửa, cơ thể bị suy nhược. Để khắc phục các triệu chứng trên, có thể áp dụng các bài thuốc sau đây:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị các nguyên liệu: 16g đẳng sâm, 6g tế tân, 6g cam thảo, 16g trần bì, 16g cốt toái bổ, 16g bạch linh, 16g phòng phong, 16g khương hoạt, 16g đẳng sâm, 16g bạch truật.
- Cách thực hiện: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong ấm sắc lên cùng với nước. Chờ cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa, hãy chắt lấy lượng thuốc thu được để uống. Cứ kiên trì thực hiện, bệnh sẽ được chữa khỏi.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu cần có: Đương quy, đan sâm, bạch thược, quy bàn, thỏ ty tử, kê huyết đằng, ngưu tất, thục địa,.
- Cách thực hiện: Tương tự như các bài thuốc trên, đem sắc thuốc cùng với nước. Sau đó, chắt lấy nước thuốc vừa thu được để uống là được.
4. Gợi ý một số mẹo thuốc nam cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh các bài thuốc phối hợp nhiều loại dược liệu, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo đơn giản sau đây:
4.1. Bài thuốc từ ngải cứu và mật ong
Công dụng của mẹo này đó là: Giảm đau nhức tại vùng cổ bị thoái hóa, giúp cho người bệnh có thể cử động dễ dàng hơn.
Nguyên liệu cần có:
- 400 gam ngải cứu tươi và 3 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt.
- Thêm 3 thìa mật ong vào trong nước cốt ngải cứu, chia thành 2 phần bằng nhau để uống buổi sáng và trưa.
4.2. Kết hợp bột quế với mật ong
Công dụng của mẹo này đó là: Bột quế và mật ong đều là những nguyên liệu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chứa các chất chống oxy hóa, đem lại tác dụng bảo vệ xương khớp khỏi các tác nhân gây hại.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 2 thìa mật ong, 1 thìa bột quế và 250ml nước ấm
Cách thực hiện:
- Khuấy đều mật ong và bột quế cùng với nước ấm.
- Uống ngay khi nước còn ấm, một ngày 2 lần.
4.3. Lá lốt ngâm rượu trắng
Công dụng: Không chỉ là một loại nguyên liệu để chế biến thành các món ăn ngon, lá lốt còn có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả. Đối với căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lá lốt có tác dụng giúp giảm đau nhức, chống viêm.
Nguyên liệu cần có: 300 gam cây lá lốt (gồm cả thân, rễ, lá) và 2 lít rượu trắng
Cách thực hiện như sau:
- Lá lốt lấy cả cây rồi đem đi rửa sạch, để ráo nước.
- Cắt lá lốt đã rửa sạch ra thành từng khúc ngắn và cho vào trong bình thủy tinh đã làm sạch.
- Đổ rượu đã chuẩn bị vào trong bình, đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 1 tháng.
- Mỗi lần sử dụng lấy một lượng rượu vừa đủ để xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng đốt sống cổ bị đau trong khoảng 15 phút.
4.4. Lá lốt, ngải cứu, cây trinh nữ và cỏ xước
Công dụng: Mẹo này kết hợp các loại dược liệu có tác dụng giúp giảm đau, giảm viêm do bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa… gây ra
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá lốt và ngải cứu sử dụng phần rễ, lá và thân: 1 nắm nhỏ.
- Trinh nữ lấy phần thân: 300g.
- Cỏ xước dùng phần rễ và thân: 200g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, phơi khô, rồi đem đi sao vàng các nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Mỗi lần sử dụng 150 gam nguyên liệu trên cho vào trong nồi nước đun sôi, uống thay cho nước lọc hàng ngày.
- Có thể thêm cam thảo cho để có vị dễ uống hơn.
4.5. Kết hợp trinh nữ, đinh lăng và lá lốt
Công dụng của mẹo này đó là giúp khỏe gân cốt, cải thiện các triệu chứng đau âm ỉ ở những người bị tổn thương hệ xương khớp.
Nguyên liệu cần có:
- Cây lá lốt dùng cả lá, thân, rễ: 500g.
- Thân cây đinh lăng: 300g.
- Cây trinh nữ: 200g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, dùng dao chặt thành đoạn nhỏ rồi đem phơi khô.
- Sau đó sao vàng dược liệu, đợi đến khi nguội rồi thì cho vào bình thủy tinh sạch bảo quản để dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 30g hỗn hợp trên để sắc lấy nước uống thay nước lọc.
- Áp dụng bài thuốc này trong 7 ngày, sau đó nghỉ 5 ngày rồi mới dùng tiếp.
4.6. Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng đu đủ và mễ nhân
Công dụng đó là: Mễ nhân kết hợp cùng với đu đủ xanh có tác dụng giảm đau nhức, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở đốt sống, tốt cho sức khỏe của người bị thoái hóa đốt sống cổ.
Chuẩn bị các nguyên liệu:
- 30g đu đủ xanh.
- 30g mễ nhân sống.
- 2 bát nước sạch.
Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành những miếng nhỏ.
- Cho đu đủ và mễ nhân đã chuẩn bị vào nồi cùng với 2 bát nước sạch
- Sắc với lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm là được.
- Múc ra bát, có thể cho thêm một ít đường trắng vào khuấy đều
- Ăn khi còn nóng.
4.7. Mẹo từ cá lóc và cây xương rồng ba chia
Công dụng: Giúp kích thích quá trình lưu thông máu, tăng cường sự vận chuyển oxy và các dưỡng chất đến vùng đốt sống bị tổn thương, đồng thời bổ sung thêm canxi và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu cần có:
- 1 con cá lóc nặng khoảng 250g.
- 2 đến 3 nhánh xương rồng ba chia.
- Các gia vị cần có: muối, tiêu, củ gừng…
Cách thực hiện:
- Làm sạch cá, rồi cắt thành từng khúc vừa ăn, ướp cùng với một ít gia vị.
- Xương rồng gọt bỏ phần gai ở xung quanh, rửa sạch với nước rồi thái thành lát mỏng.
- Bóp đều xương rồng cùng với 3 thìa muối rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện từ 2 đến 3 lần.
- Cho cá, xương rồng vào trong nồi cùng với 1 bát nước. Bắc nồi lên bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi cá chín thì tắt bếp.
- Tốt nhất nên sử dụng hết trong ngày.
4.8. Cây chìa vôi, tầm gửi, dền gai, trinh nữ và cỏ xước
Công dụng: Chìa vôi là dược liệu có tác dụng giảm đau nhức, đả thông kinh mạch và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Do đó, kết hợp các loại dược liệu này với nhau sẽ đem lại hiệu quả tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên liệu cần có:
- 30g cây chìa vôi.
- 20g cây tầm gửi.
- 20g rau dền gai.
- 20g trinh nữ.
- 20g cỏ xước.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch và phơi khô các nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm sắc cùng với 4 bát nước, đem sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 3 bát thì tắt bếp.
- Chắt nước thuốc và chia thành 3 phần để uống trong ngày.

5. Một số lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y mặc dù được xem là phương pháp có độ lành tính cao và ít tác dụng phụ, tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên tham khảo và tuân thủ điều trị bệnh theo phác đồ từ bác sĩ, không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà
- Không nên tự ý kết hợp chữa bệnh bằng các loại thuốc Đông y và Tây y khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và những loại thực phẩm có chứa hàm lượng Purin và Fructozo cao như là gan động vật, thịt lợn muối, cá trích,… hay những món ăn có chứa lượng mỡ cao như bơ, xúc xích, thịt mỡ,…
- Quá trình điều trị bằng thuốc Đông y sẽ lâu hơn so với thuốc Tây vì hàm lượng dược tính trong các loại thảo dược thường khá ít. Do đó, để triệu chứng được cải thiện, người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài.
- Nên tập luyện thể dục, thể thao và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ lối sống lành mạnh.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin về các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y. Hẹn gặp lại bạn đọc vào những bài viết tiếp theo.