Các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt đã xuất hiện từ lâu và được dân gian áp dụng hiệu quả với nhiều trường hợp người bệnh. Vậy trong bài viết nãy, Dược Mỹ Phẩm Khang Linh sẽ gửi đến bạn đọc tổng hợp những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt hiệu quả nhé!
Nội dung bài viết
1. Tác dụng của lá lốt đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Lá lốt là một loại cây thuộc vào nhóm thực vật thân thảo, họ hồ tiêu, rất dễ trồng và phát triển mạnh mẽ ở những nơi ẩm ướt. Chính vì vậy, lá lốt vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh việc đem lại hương vị thơm ngon cho các món ăn, lá lốt còn là loại dược liệu quý trong nhiều bài thuốc dân gian. Vị thuốc này được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh lý về xương khớp, trong đó bao gồm có thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ.
Theo quan niệm của Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau một cách hiệu quả. Bởi vậy, từ lâu trong dân gian đã sử dụng lá lốt để điều trị các căn bệnh như là viêm nhiễm, đau lạnh bụng, chữa mụn nhọt và đau nhức xương khớp.
Còn theo kết quả các nghiên cứu của y học hiện đại, trong thành phần của lá lốt có chứa các hoạt chất chống viêm như là piperine, flavonoid, alkaloid. Chính vì vậy, dược liệu này thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như là:
- Đẩy lùi các bệnh viêm xoang, nghẹt mũi và nổi mụn nhọt trên da.
- Trị chứng phù thũng do thận sưng cũng như là một số bệnh lý về răng miệng cấp tính khác.
- Chữa bệnh ra mồ hôi ở tay, chân do bị rối loạn hoạt động của tuyến mồ hôi.
- Điều trị các chứng sưng, viêm đầu gối và các bệnh lý về xương khớp khác như là thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hay thoái hóa đốt sống cổ, viêm đa khớp.
Trong đó, điển hình là các cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt đang được nhiều người bệnh ưa chuộng sử dụng hiện nay. Các hợp chất có trong cây lá lốt có thể giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau, hỗ trợ tăng cường quá trình lưu thông máu đến các đốt sống cổ. Đồng thời giúp thư giãn toàn cơ thể cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các cách sử dụng lá lốt này lại rất đơn giản, dễ thực hiện và tương đối an toàn với mọi đối tượng và giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh khác nhau thì phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Bởi vậy, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng để quá trình điều trị có kết quả cao nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn xảy ra.

2. Gợi ý 11 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt hiệu quả
Có thể thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt theo nhiều cách khác nhau. Và cũng có thể kết hợp thêm với các loại thảo dược khác cùng với lá lốt để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt vừa đơn giản vừa nhanh chóng mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
2.1. Bài thuốc chườm đắp lá lốt
Việc áp dụng bài thuốc đắp lá lốt trực tiếp lên vị trí đau sẽ giúp cải thiện một cách nhanh chóng các triệu chứng nhức mỏi, khó chịu do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, sau đó đem đi rửa sạch và ngâm cùng với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút.
- Cho lá lốt đã để ráo nước vào trong cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên trên vùng bị đau trong 15 – 20 phút.
- Sau đó gỡ ra và dùng tay massage nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút để phát huy hiệu quả tốt nhất của bài thuốc.
- Nên áp dụng cách làm này 1 – 2 lần mỗi ngày và kiên trì thực hiện ít nhất 1 liệu trình 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt.
2.2. Lá lốt kết hợp cùng với giấm gạo
Giấm gạo có công dụng chống phù thũng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Bởi vậy nên khi kết hợp cùng với lá lốt sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau nhức, tê mỏi ở cổ và phần vai gáy.
Cách thực hiện cách này như sau:
- Người bệnh chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 30g lá lốt, 30g ngải cứu và 350ml giấm gạo.
- Đem lá lốt và ngải cứu đi rửa sạch, sau đó ngâm cùng với nước muối pha loãng.
- Cho tất cả các nguyên liệu cùng với giấm gạo vào trong nồi đun, lưu ý để ở mức lửa nhỏ.
- Sau khi đun khoảng 15 – 20 phút thấy hỗn hợp trên đã dần sệt lại thì tắt bếp.
- Lấy phần thuốc thu được xoa bóp vào những đốt sống cổ bị đau và vùng xung quanh hàng ngày.
- Kiên trì sử dụng cách làm này khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.
2.3. Lá lốt và muối hạt
Kết hợp với muối hạt sẽ làm tăng tính chống viêm và tiêu viêm của lá lốt, từ đó mang lại hiệu quả điều trị nhanh hơn. Đây là cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt đơn giản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi cùng với 1 ít muối hạt.
- Đem lá lốt nhặt bỏ phần úa, sau đó rửa thật sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại.
- Cho lá lốt và muối hạt vào cối giã nát, rồi lấy hỗn hợp thu được đem đi sao nóng.
- Dùng một miếng vải bọc thuốc đang còn nóng lại và chườm lên vị trí đốt sống bị thoái hóa, nhức mỏi.
- Thực hiện như vậy trong vòng 10 – 15 phút. Chú ý không nên chườm ở một vị trí quá lâu mà cần di chuyển thường xuyên để tránh bị bỏng và phỏng da.
2.4. Cách chữa từ rượu lá lốt
Sử dụng lá lốt ngâm rượu là một bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp hiệu quả đã được nhiều người áp dụng từ xa xưa. Cách này có tác dụng giúp giảm viêm nhiễm, tiêu sưng và cải thiện các cơn đau nhức một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị: Lá lốt và rượu trắng với một lượng vừa đủ.
- Đem lá lốt đi rửa sạch cùng với nước muối pha loãng, để cho ráo nước và cắt thành những khúc nhỏ.
- Bỏ lá lốt đã cắt nhỏ vào ngâm cùng với một ít rượu trắng, thời gian ngâm là trong khoảng 1 tháng.
- Sau đó lấy rượu lá lốt xoa lên trên vùng đốt sống cổ bị thoái hóa khoảng 2 – 3 lần/ngày.
- Kiên trì áp dụng như thế, sau khoảng 10 ngày thì người bệnh sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện một cách rõ rệt.
2.5. Lá lốt kết hợp với ngải cứu tươi
Cây lá lốt kết hợp cùng với ngải cứu tạo thành hỗn hợp để chườm đem đến tác dụng giảm đau cơn nhức xương khớp một cách nhanh chóng. Đặc biệt là các cử động của của người bệnh ở khớp cổ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 150g lá lốt và 150g ngải cứu tươi.
- Đem tất cả nguyên liệu đã rửa nhiều lần với nước để làm sạch, sau đó để cho ráo và cắt thành khúc nhỏ.
- Bỏ ngải cứu và lá lốt đã chuẩn bị vào chảo sao nóng cùng với muối hạt.
- Lấy hỗn hợp đã thu được bọc vào trong một miếng vải mỏng và đặt trực tiếp lên trên vùng đau nhức trên cổ.
- Mỗi lần chườm trong khoảng 30 phút, thực hiện từ 3 – 4 lần một tuần để nhanh chóng đạt được kết quả tốt.
2.6. Kết hợp lá lốt, trinh nữ và cây đinh lăng
Các dược liệu cây trinh nữ, đinh lăng và lá lốt đều có tác dụng giảm đau, chống viêm và thanh nhiệt cơ thể tốt. Bởi vậy, khi kết hợp 3 nguyên liệu trên thường sẽ được áp dụng trong điều trị các cơn đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ ở cả giai đoạn cấp và mãn tính.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Các nguyên liệu gồm lá lốt, cây trinh nữ và đinh lăng vừa đủ cho 1 thang.
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch nhiều lần rồi để cho ráo nước.
- Lấy các dược liệu đã sạch đi phơi khô, sau đó bỏ tất cả vào chảo để sao vàng.
- Mỗi ngày sắc lấy nước uống, có thể dùng nước thuốc này thay nước lọc.
- Duy trì thực hiện cách này trong 1 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần. Lặp lại như vậy cho đến khi các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ không còn làm gây khó chịu nữa.
2.7. Mẹo chữa bệnh từ cỏ xước, dền gai và lá lốt
Mẹo chữa bệnh từ cỏ xước, dền gai và lá lốt này đã được kiểm chứng trên thực tế và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Kh lại an toàn, lành tính nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng trong một thời gian dài mà không lo xảy ra tác dụng phụ.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu như là lá lốt, dền gai và cỏ xước mỗi loại 50g.
- Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Cho vào trong nồi đun cùng với 2 lít nước, sau khi nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Chắt phần nước ra bát uống hàng ngày, có thể dùng thay cho nước lọc.
- Kiên trì áp dụng như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn người bệnh có thể sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2.8. Cách chữa bằng lá lốt và sữa bò tươi
Đây là một bài thuốc dân gian đơn giản mà lại mang tới hiệu quả cao đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhưng lại ít người biết đến. Theo đánh giá của các chuyên gia, cách chữa bằng lá lốt này có tác dụng giảm đau, chống viêm và bồi dưỡng sức khỏe xương khớp cực kỳ tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị hai nguyên liệu gồm: 100g lá lốt tươi và 300ml sữa bò nguyên chất.
- Đem lá lốt đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước.
- Bỏ lá lốt vào máy xay để xay nhuyễn, rồi lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
- Lấy phần nước thu được nấu chung với sữa bò tươi.
- Mỗi ngày uống 1 cốc sữa lá lốt vào buổi sáng khi sữa còn ấm, kiên trì áp dụng cách này chỉ sau 7 ngày để cảm thấy hiệu quả rõ rệt.
2.9. Lá lốt kết hợp cây chó đẻ và cây trinh nữ
Cách này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng. Các hợp chất có trong cây trinh nữ, chó đẻ và lá lốt có công dụng giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết. Nhờ đó nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh được tốt hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Các nguyên liệu cần chuẩn bị đó là: 250g lá lốt, 250g cây chó đẻ và 250g cây trinh nữ.
- Đem các nguyên liệu này đi sơ chế và rửa nhiều lần cùng với nước sạch.
- Sau đó để cho ráo nước rồi bỏ vào trong cối giã nát hoặc dùng máy để xay nhuyễn.
- Lọc bỏ nước và lấy phần bã, đem đi sao vàng.
- Tiếp đó bọc hỗn hợp đã sao vàng trong một chiếc khăn mỏng và chườm trực tiếp lên trên các vùng bị đau do thoái hóa.
- Kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối để có thể cảm thấy các cơn đau nhức được cải thiện đáng kể sau một thời gian ngắn áp dụng.
2.10. Uống nước lá lốt
Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt thông qua việc uống nước lá lốt giúp cho lá lốt phát huy được tác dụng một cách tốt nhất. Nhờ đó giúp cải thiện được bệnh thoái hóa đốt sống cổ từ căn nguyên. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý kiên trì điều trị bằng cách này trong một thời gian dài mới đảm bảo có được hiệu quả tốt nhất.
Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
- Nguyên liệu chính cần chuẩn bị: Lá lốt tươi.
- Đem lá lốt đi rửa sạch rồi phơi dưới nắng hoặc đem đi sấy khô.
- Sau đó đem lá lốt đi sắc kỹ với nước và dùng nước lá lốt để uống thay nước lọc.

2.11. Chế biến các món ăn từ lá lốt
Bên cạnh các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt kể trên, người bệnh cũng có thể sử dụng loại rau này để chế biến thành các món ăn. Cách làm vừa đơn giản, tiện lợi lại có thể giúp phục hồi sức khỏe xương khớp nhanh chóng và dễ sử dụng.
Sau đây là một món ăn với lá lốt mà người bị thoái hóa đốt sống cổ có thể tham khảo:
- Chuẩn bị 150g lá lốt tươi cùng với 150g thịt bò ngon và một số gia vị cần thiết khác.
- Thịt bò đem đi rửa sạch, sau đó thái lát mỏng và tẩm ướp gia vị cho vừa ăn, để cho ngấm trong khoảng 10 phút.
- Lá lốt nhặt bỏ phần lá bị hỏng và úa vàng, đem rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Cho hành khô vào trong chảo phi lên cho thơm, sau đó bỏ thịt bò vào xào tái thì thêm lá lốt vào và nêm gia vị cho vừa ăn.
- Nấu thêm khoảng 3 – 4 phút thì tắt bếp và có thể thưởng thức với cơm.
3. Một số lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là những mẹo dân gian đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Các mẹo với lá lốt này chỉ có hiệu quả đối với trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Với các trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng, sau một thời gian áp dụng mà không thấy các triệu chứng chuyển biến, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.
- Tuy rất ít, nhưng vẫn có một số trường hợp bị dị ứng với lá lốt mà trước đó có thể chưa phát hiện ra. Bởi vậy trong quá trình sử dụng lá lốt để chữa bệnh nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, thì cần ngừng ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
- Với các bài thuốc chườm, người bệnh tránh chườm khi nhiệt độ quá cao, dễ gây ra bỏng rát nguy hiểm.
- Tránh lạm dụng lá lốt quá nhiều bởi vì có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Hàm lượng dược liệu này tối đa trong một ngày người bệnh nên dùng đó là 50 – 100g.
- Các mẹo dân gian từ lá lốt thường cần một thời gian dài mới có thể phát huy được hiệu quả. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng điều trị, không nên bỏ dở giữa chừng.
- Bên cạnh sử dụng các mẹo này, người bệnh nên kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đồng thời tập luyện và thực hiện các bài tập trị liệu thoái hóa đốt sống cổ đúng cách.
- Các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt chỉ có hiệu quả cải thiện các triệu chứng chứ không thể trị dứt điểm được nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi vậy, người bệnh vẫn nên đi khám và điều trị theo phác đồ của các bác sĩ.
Trên đây là bài viết gợi ý một số cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt được sử dụng phổ biến. Hy vọng bạn đọc đã có thêm được những kiến thức bổ ích. Nhưng cần lưu ý, các cách này chỉ mang tính tham khảo, không thay thế được lời khuyên của bác sĩ điều trị.