Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt là phương pháp dân gian đang được áp dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Các vấn đề xương khớp, đặc biệt là tình trạng thoái hóa cột sống đang ngày càng trẻ hóa và gia tăng, đặc biệt là ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt để áp dụng trong quá trình điều trị.
Xem thêm:
- Cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian tại nhà hiệu quả
- Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn hiệu quả
- Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu
- Gợi ý: 8 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu
Nội dung bài viết
1. Tác dụng của lá lốt đối với bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Lá lốt được biết đến là một loại cây thân thảo, có tên khoa học là Piper lolot C.DC thuộc họ hồ tiêu, nó được coi là một loại lá gia vị được sử dụng phổ biến trong rất nhiều những món ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những vị thuốc có tác dụng tốt trong điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo quan điểm y học hiện đại thì trong thành phần của lá lốt cho chứa rất nhiều các hoạt chất như: alkaloid, β-caryophyllene có tác dụng giúp giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức xương khớp, kháng khuẩn rất hiệu quả qua đó giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý xương khớp như bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ,…
Còn theo Đông Y, lá lốt được biết đến là một loại thảo dược có vị cay nồng, tính ấm có công dụng điều trị hiệu quả tán phong hàn, hạ khí, giúp giảm đau nhức và sưng viêm.

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng thì lá lốt mang lại những hiệu quả rất tích cực trong điều trị như sau:
- Các cơn đau nhức của người bệnh được thuyên giảm khá nhanh, đồng thời đảm bảo không gây hại cho sức khỏe mặc dù sử dụng trong thời gian dài.
- Người bệnh có thể cải thiện các biểu hiệu sưng viêm và đau nhức. Bên cạnh đó, lá lốt còn giúp bệnh nhân chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Đặc biệt, khu vực đốt sống lưng bị thoái hóa từ đó sẽ không lây lan sang các khớp xương khỏe mạnh.
- Người bệnh có thể giảm tới 80% bệnh tình khi sử dụng lá lốt kết hợp thêm với một số biện pháp chữa trị tích cực khác.
- Lá lốt có tác dụng giúp bệnh nhân đi lại, vận động bình thường do cảm giác đau nhức ở cột sống lưng được đẩy lùi một cách đáng kể.
Việc sử dụng lá lốt trong quá trình điều trị các bệnh lý xương khớp có thể giúp giảm thiểu từ 70 – 80% những triệu chứng của bệnh. Sau khi áp dụng các bài thuốc từ lá lốt để điều trị bệnh thì người bệnh có thể đi lại và hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng lá lốt trong việc điều trị bệnh rất an toàn nên có thể sử dụng lâu dài mà không mang lại những tác dụng phụ cho người sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
2. Các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt
Có rất nhiều cách sử dụng các bài thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng. Dưới đây là một số cách thực hiện để chữa bệnh mang lại rất nhiều những hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng tại nhà mà bạn có thể tham khảo như sau:
2.1. Sắc nước lá lốt để chữa thoái hóa đốt sống lưng
Bài thuốc sắc lá lốt này được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 100gr lá lốt tươi.
- Rửa lá lốt tươi với nước sạch để giúp loại bỏ các bụi bẩn và các tạp chất bám ở trên lá, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho lá lốt vừa rửa vào nồi để đun cùng với nước sạch, đổ ngập lá. Đun cho đến khi nước cạn còn 1 bát nước thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước vừa nấu ra bát uống sau bữa ăn tối.
- Sử dụng hàng ngày bài thuốc sắc lá lốt này sẽ giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức đáng kể.
2.2. Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng bài thuốc đắp lá lốt
Lá lốt là vị thuốc có tính nóng giúp người bệnh thuyên giảm nhanh các cơn đau nhức và sưng viêm rất hiệu quả. Với bài thuốc đắp lá lốt, việc sử dụng trực tiếp lên vùng cột sống sẽ giúp làm giảm nhanh những cơn đau nhức. Cách thực hiện bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị lá lốt tươi, ngải cứu và một nắm muối hạt.
- Lá lốt và ngải cứu cần được đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để giúp loại bỏ những bụi bẩn và tạp chất bám trên bề mặt lá rồi vớt ra ngoài để ráo nước.
- Cho lá lốt và ngải cứu vừa rửa sạch xong vào chảo để sao nóng cùng với muối hạt. Sau đó, đổ hỗn hợp này ra túi vải mỏng dùng để đắp trực tiếp lên vùng đốt sống lưng bị tổn thương. Trong quá trình đắp bài thuốc từ lá lốt để chữa thoái hóa cột sống lưng này nếu hỗn hợp hết nóng thì bạn có bỏ ra chảo đảo nóng lại giúp tận dụng bài thuốc nhất.
- Áp dụng đều đặn phương pháp đắp này hằng ngày, mỗi lần đắp khoảng 30 phút sẽ giúp cho người bệnh giảm đau nhức xương khớp.
2.3. Bài thuốc kết hợp lá lốt với cỏ xước, ngải cứu và xấu hổ
Những loại thảo dược này có tác dụng giúp cho người bệnh bị thoái hóa cột sống lưng giảm nhanh các tình trạng đau nhức, giúp tăng tuần hoàn máu, bổ sung dịch khớp và giúp khôi phục các sụn khớp rất tốt. Cách thực hiện bài thuốc từ lá lốt này như sau:
- Chuẩn bị lá lốt, cây cỏ xước, ngải cứu và cây xấu hổ.
- Đem tất cả các nguyên liệu này đi rửa sạch để loại bỏ hết những bụi bẩn và tạp chất.
- Để ráo nước rồi cho tất cả chúng vào chảo để sao vàng lên.
- Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc này để sắc cùng với 2 lít nước. Trong quá trình sắc thuốc có thể bỏ vào một lát gừng tươi để giúp cho người bệnh có thể dễ uống hơn.
- Việc sử dụng lá lốt kết hợp cùng với các loại thảo dược khác sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng.
2.4. Bài thuốc kết hợp lá lốt với cây xấu hổ và đinh lăng
Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 50g cây xấu hổ, 50g lá lốt tươi và 50g cây đinh lăng tươi.
- Bạn lấy phần lá, rễ và thân của lá lốt đem rửa cho thật sạch rồi đem đi cắt thành những khúc ngắn khoảng 3cm sau đó đem đi phơi khô lên.
- Đối với cây trinh nữ, bạn có thể sử dụng phần rễ, hoa và thân cây để chế biến thành bài thuốc. Sau đó, đem phơi khô cây trinh nữ trong thời gian khoảng 3 ngày.
- Đối với cây đinh lăng, bạn chỉ nên sử dụng phần lá. Bạn lấy lá đinh lăng rửa cho thật sạch rồi đem đi phơi khô lên.
- Cho tất cả vị thuốc trên vào trong ấm đất rồi đun sôi cùng với 1,5 lít nước và đun cho tới khi lượng nước trong ấm cạn chỉ còn 0,5 lít thì dừng lại.
2.5. Bài thuốc đắp từ lá lốt và ngải cứu để chữa thoái hóa đốt sống lưng

Bạn có thể thực hiện bài thuốc đắp từ lá lốt và ngải cứu như sau:
- Nguyên liệu cần phải chuẩn bị bao gồm ngải cứu tươi, lá lốt mỗi loại 100g và 1 nắm muối trắng.
- Bạn đem lá ngải cứu và lá lốt rửa cho thật sạch rồi để cho thật ráo nước.
- Cho cả 2 nguyên liệu trên vào trong chảo để sao vàng lên cùng với muối trắng.
- Cho hỗn hợp này khi đang còn nóng vào trong túi vải sạch và đắp lên vị trí đốt sống lưng đang bị đau nhức.
- Khi hỗn hợp trên đã hết nóng thì bạn bỏ ra rồi sao cho nóng lại và đắp thêm lần nữa.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đắp từ lá lốt một thời gian dài, người bệnh sẽ thấy tình trạng bệnh lý được cải thiện rõ rệt, cơ thể cũng sẽ trở nên thoải mái hơn.
2.6. Kết hợp lá lốt với gai tầm xoong và thiên niên kiện để chữa thoái hóa đốt sống lưng
Công dụng của bài thuốc này khá giống với bài thuốc chữa đốt sống lưng bị thoái hóa với lá lốt và lá ngải cứu. Tuy nhiên, thay vì đắp trực tiếp ngoài da, phương thuốc này được sử dụng ở dạng thuốc sắc. Người bệnh cần phải thực hiện theo các bước sau đây:
Chuẩn bị: 20g lá lốt 20g, 16g gai tầm xoong (quýt rừng) và 12g thiên niên kiện.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu trên, cho vào ấm đun chung với khoảng 400 ml nước lọc. Đến khi thuốc sắc cạn còn khoảng 100ml nước cốt thì chắt lấy nước và bỏ phần cặn.
- Thuốc sắc xong cần phải uống hết luôn trong ngày và có thể nấu với khoảng 1,5 lít nước để uống thay thế cho nước uống bình thường.
2.7. Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng các món ăn làm từ lá lốt
Ngoài sử dụng lá lốt để chữa thoái hóa đốt sống lưng thông qua đường uống, xoa bóp hay đắp trực tiếp, người bệnh có thể chế biến lá lốt thành các món ăn ngon bổ dưỡng để bổ sung vào những bữa ăn hàng ngày:
- Chả lá lốt thịt heo: Chuẩn bị thịt heo băm nhuyễn, trộn các gia vị vừa ăn rồi cuộn cùng lá lốt đem hấp hoặc chiên cùng với chút dầu ăn.
- Thịt gà xào lá lốt: Đem thịt ức gà rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn rồi nêm gia vị ướp trong khoảng 30 phút. Sau đó, xào cho săn thịt thì cho lá lốt đã rửa sạch đã thái nhỏ vào. Xào thêm khoảng 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
- Trứng rán lá lốt: Đem lá lốt rửa sạch, băm hoặc thái nhỏ rồi trộn với trứng gà đem rán lên giống như món trứng rán thông thường.
3. Chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt có tốt hay không?
Lá lốt được biết đến là một trong những vị thuốc đông y có tác dụng điều trị các bệnh lý về xương khớp khá quen thuộc và có thể thực hiện điều trị tại nhà nên giúp tiết kiệm chi phí rất lớn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, lá lốt cũng được đánh giá là một trong những loại thảo dược rất an toàn, lành tính đối với việc người bệnh sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Tuy nhiên, với những ưu điểm trên thì người bệnh cũng cần phải chú ý rằng việc áp dụng các phương pháp điều trị bằng lá lốt chỉ phù hợp đối với những đối tượng mới mắc bệnh và bệnh ở giai đoạn nhẹ. Còn đối với trường hợp người đã mắc bệnh kéo dài trong nhiều năm thì việc áp dụng các bài thuốc nam trên chỉ mang tính chất giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh.
Không phải bất cứ đối tượng nào cũng phù hợp với phương pháp chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt. Theo đó, có một số đối tượng không phù hợp với cách chữa này đó là những người hay đổ mồ hôi, người có tình trạng tim đập nhanh, người đang bị nóng trong hay đang bị táo bón… Bởi lẽ, lá lốt có tính ấm nên khi kết hợp cùng với thể nhiệt của những người bệnh này có thể sẽ gây nhiệt miệng, khô miệng. Khi ấy, bộ phận lợi và hàm sẽ bị sưng đỏ hoặc có thể gây tình trạng mất nước một cách bất bình thường.
Những người đang bị thoái hóa đốt sống lưng hoặc người bình thường thì không nên sử dụng mỗi ngày quá 100g lá lốt. Bởi vì việc lạm dụng lá lốt có thể sẽ khiến cho dạ dày bị ức chế và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa.
Ngoài ra, nếu như người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có ở trong lá lốt thì cũng không nên sử dụng phương pháp điều trị này. Để không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ. Nếu như cảm thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng lá lốt, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khắc phục kịp thời.
Trên đây là bài viết về cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt để giúp người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc này trong quá trình điều trị để xoa dịu những cơn đau nhức xương khớp và cần hỏi ý kiến bác sĩ và kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.