Chữa thoái hóa khớp bằng đông y có tốt không? là điều mà nhiều người thắc mắc bởi vì đây là cách điều trị đã áp dụng từ lâu đời. Tình trạng thoái hóa khớp là bệnh lý mãn tính đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là những người cao tuổi. Chính vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về cách chữa thoái hóa khớp bằng đông y để điều trị bệnh tốt hơn.
Xem thêm:
- Giải đáp: Chữa thoái hóa khớp bằng gừng có hiệu quả không?
- Gợi ý một số cách chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu hiệu quả
- Gợi ý: Các cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt hiệu quả
- TOP 8 thảo dược chữa thoái hóa khớp hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp theo quan điểm đông y
Để việc điều trị bệnh thoái hóa khớp bằng đông y được hiệu quả thì trước tiên người bệnh cần phải nắm rõ nguyên nhân gây nên bệnh. Theo quan niệm y học cổ truyền, bệnh có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
1.1. Nguyên nhân ngoại sinh gây thoái hóa khớp
Những tác nhân bên ngoài nói chung hay chính sự thay đổi thất thường của yếu tố thời tiết nói riêng là một phần nguyên nhân chính gây ra thoái hóa xương khớp.

Khi người bệnh gặp các loại tà khí, chẳng hạn như phong, hàn, thấp, tà (gió, lạnh, ẩm, thấp), cơ thể sẽ dễ bị xâm nhập nếu như sức khỏe yếu. Việc này gây ra tắc nghẽn khí huyết, dẫn đến tình trạng sưng tấy, tê và đau nhức tại các khớp xương.
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp do sự biến đổi bất thường của thời tiết dễ bắt gặp ở những người bị ngấm nước mưa và nhiễm lạnh. Các cơn đau nhức cũng dễ bị tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
1.2. Nguyên nhân nội sinh gây thoái hóa khớp xương
Theo Đông y, thể tạng và cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp thường gặp. Đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc những người mắc các bệnh lâu ngày như đái tháo đường, béo phì hay rối loạn chuyển hóa mỡ,… thường bị tạng can, tạng thận hư suy và khí huyết suy giảm. Từ đó mà thận bị hư, không chủ được cốt tủy khiến cho xương – khớp bị đau nhức, gối kêu lạo xạo, lục cục và đi đứng khó khăn.
Theo Y học cổ truyền, khớp xương là căn cốt của gân. Tạng can hư không nuôi dưỡng được gân khiến cho việc co duỗi cứng hoặc teo yếu. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau tại ổ khớp, gây ra khó khăn trong vận động. Nếu như bệnh chuyển nặng, khớp bệnh có thể bị biến dạng và gân cơ bị teo.
1.3. Một số nguyên nhân khác gây bệnh
Ngoài 2 tác nhân chính gây bệnh như trên, cũng có rất nhiều nhân tố khác có thể khiến cho xương khớp bị thoái hóa. Những nhân tố như môi trường ẩm thấp, thường xuyên mang vác nặng và ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… thường sẽ tạo nguy cơ mắc bệnh cao.
Thoái hóa xương khớp trong Đông y thường khó tìm ra được đâu mới là nguyên nhân cụ thể. Chúng thường sẽ liên kết với nhau, tạo nên các biểu hiện lâm sàng đa dạng và khó đoán. Chính vì thế, để điều trị thoái hóa xương khớp theo y học Đông y cũng cần phải chú ý vấn đề này để sử dụng các bài thuốc điều trị sao cho hiệu quả.
2. Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông có tốt không?
Có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như Tây y, trị liệu, phẫu thuật,… Tuy nhiên, các phương pháp được sử dụng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người bệnh. Dù lựa chọn điều trị bằng Tây y hay Đông y, người bệnh cũng đều cần tới các bác sĩ chuyên khoa để khám và được chẩn đoán tình trạng bệnh. Xác định được chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh là cách tốt nhất để giúp xác định được phương pháp điều trị đúng.
Phương pháp Đông y có những ưu điểm mà Tây y không thể tiếp cận như sau:
- An toàn và không gây tác dụng phụ: Hầu hết những sản phẩm của Đông y đều bắt nguồn 100% từ thảo dược trong tự nhiên nên có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe. So với thuốc Tây, đông y không gây ra tác dụng phụ tới các bộ phận của cơ thể như dạ dày, gan, thận, ngũ tạng,…
- Tính hiệu quả: Các bài thuốc đông y có cơ chế hoạt động tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, giúp phòng ngừa và hỗ trợ dứt điểm các triệu chứng bệnh.
- Dễ sử dụng và dễ uống: Nguyên liệu của các bài thuốc rất đơn giản ngay từ trong vườn nhà, tiết kiệm được chi phí cũng như dễ uống bởi làm từ cây cỏ tự nhiên.
Các bài thuốc đông y phù hợp với những trường hợp bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng. Ở giai đoạn nào, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa cũng như tuân thủ đúng liệu trình điều trị được đề ra.
3. Các bài thuốc điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y
3.1. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp Độc hoạt tang ký sinh thang
Có lẽ nhiều người đã biết tới bài thuốc đông y nổi tiếng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Nguyên liệu bao gồm: Độc hoạt, đương quy, ngưu tất, đẳng sâm, sinh địa và đỗ trọng mỗi loại 12g; tế tân, quế chi, cam thảo mỗi loại 4g; phục linh, phòng phong và bạch thược mỗi loại 10g; tần giao và xuyên khung mỗi loại 8g.
Cho các thảo dược trên vào sắc uống hằng ngày, chia làm 2 lần để uống giúp cải thiện tình trạng bệnh. Công dụng của bài thuốc này giúp trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận và bồi bổ khí huyết. Độc hoạt, tang ký sinh có tác dụng giúp trừ thấp và dưỡng huyết. Ngưu tất, đỗ trọng, thục địa giúp bổ can thận và cường gân cốt. Đảng sâm, phục linh, cam thảo có tác dụng ích khí và giải độc.
3.2. Bài thuốc PT5 chữa thoái hóa khớp
Nguyên liệu bao gồm: lá lốt và thiên niên kiện mỗi loại 10g; hà thủ ô, trinh nữ, sinh địa và quế chi mỗi loại 12g; 16g cỏ xước, 8g thổ phục linh. Tất cả nguyên liệu khô đem ngâm rồi rửa sạch và để ráo nước. Bắc chảo lên và sao vàng các nguyên liệu. Sau đó cho nguyên liệu vào ấm rồi thêm khoảng 600ml nước vào đun sắc trên lửa nhỏ. Đợi đến khi cạn còn 300ml thì cho thêm nước sôi vào sắc, tới khi cạn còn 250ml thì đem ra để uống. Chia làm 3 lần để uống trong ngày.
Các vị thuốc của bài thuốc này có công dụng điều trị đau nhức xương khớp, mạnh gân cơ và chống mỏi gân cốt.
3.3. Bài thuốc đông y từ dược liệu tục đoạn
Nói về cách chữa thoái hóa khớp bằng đông y thì bài thuốc từ dược liệu tục đoạn rất phù hợp với những bệnh nhân có triệu chứng đau nhức khớp nhiều về đêm đi kèm với tình trạng chân tay lạnh.
Chuẩn bị: cây bao kim và quế chi mỗi loại 10g; đương quy, chích cam thảo và cửu tiết xương bồ mỗi vị 12g; hà thủ ô, nam tục đoạn và huyết đằng mỗi loại 16g; rễ cây xấu hổ và thổ phục linh mỗi loại 20g cúng với đậu đen 24g.
Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch và sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn lại khoảng 1/3, chia thành 2 lần để uống hết trong ngày.
3.4. Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc từ lá lốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này bao gồm: lá lốt, rễ bưởi bung, cây vòi voi và cỏ xước mỗi loại 30g.
- Đem các nguyên liệu đi rửa sạch và để ráo nước.
- Cắt nhỏ nguyên liệu rồi cho vào chảo, sao vàng và để nguội.
- Cho nguyên liệu đã sao khô vào ấm để sắc với 3 chén nước.
- Sắc cho tới khi cạn còn ⅓ chén thì đem ra uống và chia làm 3 lần mỗi ngày
3.5. Dùng rễ đinh lăng chữa thoái hóa khớp
Đinh lăng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin và các axit amin giúp tăng sức bền và độ linh hoạt cho khớp xương.
Chuẩn bị 30g rễ cây đinh lăng và 2 lít nước lọc. Rửa sạch phần rễ đinh lăng và rửa bằng nước muối. Đem rễ đinh lăng sao vàng rồi sắc cùng với 2 lít nước. Sắc tới khi cạn còn 1 lít nước thì tắt bếp và lấy nước uống.
3.6. Dùng ngải cứu chữa thoái hóa khớp
Cây ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu và các chất chống viêm, có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Ngải cứu là vị thuốc giúp hỗ trợ các khớp mau lành và tăng cường vận động cho cơ thể.
Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi và mật ong nguyên chất. Rửa sạch ngải cứu rồi giã nát, trộn thêm với mật ong. Bỏ bã lấy nước của hai hỗn hợp này rồi chia làm 2 lần để uống trong ngày.
3.7. Chữa thoái hóa khớp gối bằng dây đau xương
Trong cây dây đau xương có chứa nhiều alkaloid, đây là một thành phần có tác dụng chống viêm và giảm đau xương khớp. Ngoài ra, thành phần dinorditerpen glycosid của cây dây đau xương cũng có tác dụng giúp giảm đau và ức chế hoạt động thần kinh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm thân cây dây đau xương và rượu trắng 45 độ. Cách thực hiện như sau:
- Lấy thân dây đau xương thái từng khúc và phơi khô.
- Bỏ vào hũ ngâm rượu theo tỷ lệ 1 phần dây đau xương và 5 phần rượu
- Dùng 3 chén nhỏ mỗi ngày. Kiên trì sử dụng 2 tuần để có tác dụng điều trị tốt nhất.
3.8. Chữa thoái hóa khớp từ củ nghệ
Củ nghệ ngoài tác dụng giúp chữa lành các vết thương ngoài da còn ức chế các triệu chứng đau nhức xương. Thành phần curcumin có trong củ nghệ có tác dụng giúp giảm cơ cứng và đau nhức.
Chuẩn bị 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa bột nghệ và 2 muỗng dầu dừa. Trộn các nguyên liệu với nhau, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Sau đó, đổ ra cốc uống, mỗi ngày kiên trì dùng 1 lần trong khoảng 2 tuần để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
3.9. Dùng cây thiên niên kiện để chữa thoái hóa khớp
Thiên niên kiện là một loại dược liệu có các thành phần I-linalol, sabinen, aldehyd propionic và limonen,…. có tác dụng kháng viêm. Theo Đông y, thiên niên kiện là vị thuốc có tính ôn, quy vào các kinh can và thận. Công dụng giúp trừ phong thấp, cường gân cốt, chủ trị phong hàn, chống viêm và giảm đau.
Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm thiên niên kiện, độc lực, cỏ xước và thổ phục linh. Cho nguyên liệu vào phơi khô rồi cho vào nồi sắc. Chắt lấy phần nước và chia làm 2-3 bát uống sau các bữa ăn.
3.10. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp bằng cây gối hạc
Cây gối hạc là vị thuốc có vị đắng, mát, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Dược liệu này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, thông huyết và tiêu sưng. Chuẩn bị nguyên liệu gồm 16g rễ gối hạc, 16g ké đầu ngựa, 8g lá thông, 10g dây kim ngân và 12g cây đơn đỏ.
Cho nguyên liệu trên vào ấm nấu với 600ml cho tới khi cạn còn 200ml. Chia thành 2 lần để uống trong ngày.
Trên đây là bài viết về cách chữa thoái hóa khớp bằng đông y để người bệnh có thể áp dụng phương pháp này để điều trị bệnh xương khớp. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh bằng đông y cần phải cẩn thận để phát huy tốt hiệu quả điều trị, tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.