Cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt là một phương pháp khá mới mẻ đối với những người đang gặp vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng gạo lứt có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung cũng như xương khớp nói riêng. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về các cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt để áp dụng phương pháp này hiệu quả.
Xem thêm:
- TOP 8 thảo dược chữa thoái hóa khớp hiệu quả
- 12 Bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống bằng đông y hiệu quả
- [Gợi ý] 10 bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng đông y
- Tìm hiểu về chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt
Nội dung bài viết
1. Tác dụng của gạo lứt đối với bệnh thoái hóa khớp

Trong gạo lứt có chứa rất nhiều thành phần như chất xơ, khoáng chất, các vitamin cần thiết, omega 3,6,9 , lipid,..có tác dụng giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp, phòng chống loãng xương, viêm khớp,…
Trong gạo lứt có chứa Sterol Line, Phytosterol giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm khớp, tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm lại quá trình thoái hóa khớp, làm giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Nhờ có hàm lượng vitamin K đáng kể mà gạo lứt giúp tinh lọc khoáng chất canxi trong máu, đồng thời giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền, gạo lứt được coi là một vị thuốc vô cùng hiệu quả được nhiều bác sĩ đông y khuyên dùng. Bởi gạo lứt có tác dụng kiện tỳ, ích khí và bổ trợ cho các hoạt động liên quan đến hệ tiêu hóa, tăng cường sinh lực.
Hơn thế, gạo lứt còn có công dụng giúp giảm lượng cholesterol trong máu, vì vậy gạo lứt có ý nghĩa quan trọng đối với người tiểu đường. Đối với người bị thoái hóa khớp, việc kết hợp điều trị bằng thuốc tây y, trị liệu với chế độ dinh dưỡng hợp lý có thành phần gạo lứt sẽ mang lại hiệu quả cao.
2. Các cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt
Gạo lứt chỉ phát huy được tác dụng tốt nhất khi kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác như sử dụng các loại thảo dược, phương pháp vật lý trị liệu, chế độ ăn uống và chế độ tập luyện thể dục khoa học.
Dưới đây là một số phương pháp cách chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt hiệu quả được áp dụng:
2.1. Bột gạo lứt rang chữa thoái hóa khớp
Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ chữa thoái hóa khớp được rất nhiều người áp dụng. Phương pháp này thường phù hợp cho những người bận rộn không có thời gian để sử dụng những phương pháp khác chữa thoái hóa khớp.
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1kg gạo lứt.
Cách thực hiện như sau:
- Đem gạo lứt cho vào chảo để rang đến khi vỏ ngoài của gạo ngả sang màu nâu đậm, ngửi thấy có mùi thơm và các hạt gạo bung ra thì dừng.
- Sau đó đổ gạo ra vải rồi phủ kín và để nguội.
- Cho gạo vào máy xay để xay thành bột mịn và bảo quản trong lọ để sử dụng dần.
Cách sử dụng:
- Mỗi lần dùng 2 muỗng bột gạo pha với 100ml nước sôi. Ngày uống từ 2 – 3 lần vào buổi sáng, chiều hoặc tối.
- Người bệnh nên kiên trì thực hiện liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2. Dùng cốm gạo lứt để chữa bệnh thoái hóa khớp
Cốm gạo lứt là một biện pháp hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa xương khớp được rất nhiều người áp dụng bởi đây là món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ ăn cũng như dễ thực hiện. Người bệnh nên thực hiện làm cốm gạo lứt rang như sau:
Nguyên liệu: Chuẩn bị 2 bát gạo lứt.
Cách thực hiện:
- Đem gạo lứt đi ngâm nước trong khoảng thời gian 20 – 22 tiếng đồng hồ.
- Dùng gạo nấu thành cơm như bình thường. Sau khi cơm chín thì để nguội và khô hoàn toàn thì tiến hành tách rời các hạt cơm với nhau (có thể đem phơi khô trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời).
- Đem cơm rang cùng với một chút muối cho đậm vị. Đảo đều tay trên chảo đến khi cơm vàng đều các mặt, các hạt cơm nở ra và có mùi thơm thì tắt bếp.
- Để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa để bảo quản sử dụng dần.
Cách sử dụng: Dùng như món ăn vặt hàng hàng sẽ có tác dụng giúp hỗ trợ chữa thoái hóa khớp một cách hiệu quả.
2.3. Chữa thoái hóa khớp bằng cách dùng trà gạo lứt
Đây là cách dùng rất đơn giản mà mọi người có thể thực hiện được tại nhà. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thức uống này có tác dụng kháng viêm hiệu quả, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, và tăng cường tái tạo sụn khớp, giúp giảm đau do viêm đau khớp.
Nguyên liệu: Chuẩn bị 1kg gạo lứt, 2 lít nước lọc và 1 thìa cà phê muối.
Cách thực hiện như sau:
- Đem gạo lứt sao nóng trên chảo cho đến khi gạo chuyển sang màu nâu đậm và có mùi thơm, các hạt gạo nổ tung thì tắt bếp.
- Đổ gạo ra đĩa và để nguội khoảng 20 phút.
- Sau đó, đem toàn bộ gạo lứt rang vào ấm cùng với 2 lít nước và đun sôi với lửa nhỏ.
- Khi nước sôi, tiến hành cho thêm 5 gram muối vào và đun tới khi hạt gạo mềm thì tắt bếp.
- Để nguội và chắt lấy phần nước và dùng hàng ngày.
Cách sử dụng: Uống trà gạo lứt khi còn ấm. Mỗi ngày nên sử dụng từ 2 – 3 lít thay cho nước uống hàng ngày.
2.4. Cháo gạo lứt với đậu đỏ chữa thoái hóa khớp
Nguyên liệu: Gạo lứt 100 gram, đậu đỏ 200gr và tỏi sống 20 gram.

Cách thực hiện như sau:
- Gạo lứt và đậu đỏ đem đi rửa sạch và ngâm 6 -7 tiếng cho mềm.
- Sau đó, cho hỗn hợp trên vào nồi với một lượng nước vừa đủ và đun cho tới sôi.
- Sau khi sôi, để lửa nhỏ đến khi gạo lứt và đậu đỏ mềm nhừ thì cho thêm tỏi băm vào khuấy đều và tiếp tục nấu sôi lại.
Cách dùng: Mỗi tuần nên ăn 2 – 3 lần cháo gạo lứt đậu đỏ sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh thoái hóa khớp.
2.5. Cách làm cháo gạo lứt với cá hồi
Nguyên liệu: Gạo lứt, tôm, cá hồi (chọn phần cá phi lê), tỏi tây, hành tây, súp lơ xanh và các gia vị nêm nếm.
Cách thực hiện như sau:
- Đem rửa sạch các nguyên liệu trên.
- Tôm được bóc nõn và băm nhuyễn ½ lượng tôm, sau đó đem xào với dầu ăn và hành băm và tỏi băm.
- Cá hồi chiên vàng và thái thành hạt lựu.
- Tỏi tây tươi, hành tây và súp lơ xanh thái miếng nhỏ để vừa ăn.
- Gạo lứt vo sạch và nấu cháo như bình thường. Tiếp theo cho thêm tôm băm nhuyễn và cá hồi vào nấu cùng. Cuối cùng thêm các gia vị và cho hành tây, tỏi tây, súp lơ xanh và phần tôm còn lại vào nồi rồi khuấy đều.
2.6. Gạo lứt và muối mè chữa thoái hóa khớp gối
Một cách dùng gạo lứt không thể không kể đến để chữa thoái hóa khớp đó chính là cơm gạo lứt với muối mè. Đây là phương pháp được người bệnh áp dụng khá nhiều vì hiệu quả mà nó mang lại rất tích cực và cũng là một món ăn rất ngon.
Nguyên liệu: 500gr gạo lứt và 50 gram muối mè.
Cách thực hiện như sau:
- Đem gạo lứt vo cho sạch, tránh chà xát mạnh để không làm mất lớp dưỡng chất ở bên ngoài.
- Đem gạo cho vào nồi để nấu cùng với một lượng nước vừa đủ và nấu thành cơm.
- Dùng cơm kèm với muối mè.
Cách sử dụng: Có thể dùng như một bữa ăn phụ sau các bữa ăn chính.
3. Hướng dẫn cách chọn lựa mua gạo lứt
Một trong những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn mua gạo lứt là người bệnh cần chọn những sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi vì việc sử dụng các thực phẩm chứa hóa chất bảo quản độc hại không chỉ không giúp hỗ trợ điều trị bệnh mà còn khiến bệnh thêm nặng hơn. Vì vậy, để chọn gạo lứt ngon, sạch và an toàn thì bệnh nhân nên dựa theo những tiêu chí sau đây:
- Mùi thơm: Thông thường, gạo lứt mới sẽ thường có mùi thơm nhẹ nhàng. Đặc biệt là khi nấu lúc cơm sôi sẽ thấy dậy mùi hơn. Ngược lại, gạo cũ thường sẽ không có mùi thơm mà có mùi hôi đặc trưng và khó chịu.
- Vị ngọt: Đối với gạo lứt mới nếu bạn cắn một vài hạt sẽ cảm thấy có vị ngọt trên đầu lưỡi. Còn đối với những loại gạo để quá lâu, vị ngọt sẽ biến mất và thay vào đó là vị hơi khó ăn.
Ngoài ra, để mua được loại gạo lứt vừa mới, sạch và ngon, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở bán gạo có uy tín.
4. Gạo lứt chữa thoái hóa khớp có tốt hay không?
Do chỉ xay vỏ trấu ở ngoài nên gạo lứt có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết được giữ lại ở vỏ lụa với những công dụng sau đây:
- Các vitamin có trong gạo lứt giúp hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, một lượng lớn vitamin K trong gạo lứt có công dụng sàng lọc canxi thừa trong máu và giúp cơ thể hấp thu canxi vào xương, từ đó giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong xương, đồng thời giúp xương chắc khỏe.
- Các chất chống oxy hóa, đặc biệt là IP6 sẽ giúp ngăn ngừa kết tinh oxalat canxi gây ra sỏi thận ở đường tiết niệu và giúp xương chắc khỏe hơn, hạn chế tình trạng loãng xương. Ngoài ra, những chất chống oxy hóa sẽ ngăn cản hoạt động của các gốc tự do và giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của chúng.
- Những chất vi lượng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, vận động hiệu quả hơn và cải thiện được tình trạng bệnh thoái hóa khớp và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
- Chất xơ giúp tăng cường quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, chống táo bón và giúp kiểm soát đường huyết cho người bị mắc bệnh tiểu đường.
- Phytosterol và Sterol Line là hai chất có tác dụng giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hạn chế các phản ứng viêm và làm chậm quá trình thoái hóa các cơ quan xương khớp.
- Giúp đẩy lùi những triệu chứng như tê bì tay chân, yếu cơ, tăng cường sức mạnh cho các chi và giúp cung cấp dưỡng chất cho người đang mắc bệnh suy dinh dưỡng, chán ăn.
- Gạo lứt có tác dụng giúp giảm cân hiệu quả do nó giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và trao đổi chất, giúp giải độc trực tràng, duy trì cân nặng phù hợp, từ đó, làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống cơ xương khớp.
Mặc dù trong gạo lứt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng rất tốt trong các bệnh lý về cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề khi sử dụng gạo lứt để chữa bệnh thoái hóa khớp như sau:
- Các đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em, người có thể trạng gầy và người cao tuổi không nên sử dụng gạo lứt thường xuyên bởi nó không thể cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể dẫn đến gây thiếu hụt chất.
- Không nên dùng gạo lứt liên tục vì có thể gây ra tình trạng khó tiêu và táo bón. Người bệnh chỉ nên sử dụng ít nhất khoảng 2 – 3 lần/tuần.
- Vì gạo lứt khá cứng nên trong quá trình ăn, người bệnh cần nhai thật kỹ rồi mới nuốt, tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Có thể ngâm gạo lứt trước khi nấu 10 – 36 tiếng rồi nấu cơm để gạo mềm hơn.
- Khi vo gạo lứt thì không nên chà xát quá mạnh bởi nó có thể gây mất các chất dinh dưỡng và các thành phần quan trọng có ở ngoài của vỏ gạo lứt.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng và đồ ăn nhiều dầu mỡ trong quá trình điều trị.
- Thêm vào đó, người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học: Tránh mang vác nặng, tránh lao động quá sức và vận động sai tư thế; Ngủ đúng và đủ giấc; Tăng cường tập luyện các bài tập giúp phục hồi chức năng để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp với việc dùng thuốc và vật lý trị liệu để cải thiện thoái hóa khớp.
Trên đây là bài viết về chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt để giúp người bệnh có thể áp dụng những cách này để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Ngoài ra, cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác để mang lại hiệu quả tốt hơn.