Có rất nhiều cách chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu được áp dụng phổ biến và đã thể hiện hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu một số cách chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu hiệu quả nhé!
Xem thêm:
- Các phương pháp chữa thoái hóa khớp bằng thảo dược tại nhà
- Điều trị thoái hóa cột sống bằng đông y có hiệu quả không?
- [Gợi ý] 10 bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng đông y
- Tìm hiểu về chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt
Nội dung bài viết
1. Cây ngải cứu có công dụng gì đối với sức khỏe?
Cây ngải cứu hay trong dân gian còn có tên gọi là cây cải điệp hay cây thuốc cao. Cây ngải cứu rất dễ trồng, thường mọc nhiều ở những khu vực ẩm thấp. Loại cây này được dùng để chế biến thành các món ăn và làm thuốc để chữa bệnh trong nhiều bài thuốc Đông y.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, trong thành phần của ngải cứu có chứa các hợp chất có tác dụng như kháng sinh tự nhiên tương tự với aspirin nên đem lại tác dụng giảm đau rất tốt. Còn theo quan niệm của Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm và mùi thơm, đem lại các tác dụng như sau:
- Giảm bớt một số tình trạng đau đầu, đau dây thần kinh, đau họng, đau do thoái hóa cột sống.
- Điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới, có tác dụng làm ấm bào cung và ôn thận.
- Hỗ trợ an thai cho các trường hợp phụ nữ đang mang thai bị đau bụng và ra máu.
- Với các vết thương bị bầm dập, tím do tụ máu khi sử dụng ngải cứu để chườm sẽ giúp cải thiện một cách hiệu quả.
- Chế biến thành các món ăn để bồi bổ, chữa chứng suy nhược cơ thể, đặc biệt là tốt cho người bị ốm.
- Trong nhiều bài thuốc dân gian, ngải cứu cũng được sử dụng để chữa thoái hóa xương khớp, như là thoái cột sống. Tuy nhiên, người bệnh cần biết cách áp dụng đúng mới có thể phát huy được hiệu quả.

2. Gợi ý 7 cách chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu tốt nhất hiện nay
Sử dụng cây ngải cứu để chữa thoái hóa khớp có cách làm tương đối đơn giản nên người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Dưới đây là 7 cách sử dụng ngải cứu để chữa thoái hóa khớp được áp dụng phổ biến:
2.1. Kết hợp ngải cứu, muối và giấm
Sự kết hợp giữa các nguyên liệu ngải cứu, muối và giấm sẽ tạo ra một chữa thoái hóa khớp hiệu quả, đặc biệt là có tác dụng giúp giãn nở mạch máu và làm dịu các cơ. Với cách này, người bệnh nên sử dụng vào buổi tối để có thể dễ ngủ hơn.
Cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:
- Một nắm lá ngải cứu tươi.
- Một nhúm muối hạt trắng.
- 100ml giấm.
Cách thực hiện:
- Đun nóng giấm trắng.
- Rửa sạch lá ngải cứu, ngâm nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho lá ngải cứu và muối trắng vào cối giã nhuyễn. Sau đó cho vào nồi cùng với giấm, đun sôi.
- Dùng một miếng vải thưa sạch để bọc hỗn hợp trên lại, sau đó chườm trực tiếp lên trên vùng khớp bị đau nhức.
- Nên chườm 1 lần/ngày và áp dụng thường xuyên trong 1 – 2 tuần để đem lại hiệu quả cao.
2.2. Ngải cứu và mật ong
Trong thành phần của mật ong có chứa các hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nên khi kết hợp cùng với lá ngải cứu sẽ đem đến hiệu quả giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm:
- Một nắm ngải cứu tươi.
- 3 – 4 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu sau khi nhặt bỏ phần úa, rửa sạch để ráo nước đem đi giã nhuyễn rồi vắt lấy phần nước cốt.
- Cho mật ong vào cùng với nước cốt ngải cứu rồi khuấy đều.
- Có thể chia thành 2 phần, sử dụng vào buổi sáng và buổi trưa.
- Người bệnh nên kiên trì sử dụng cách này liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.
2.3. Uống nước ngải cứu
Bên cạnh cách sử dụng ngải cứu để chườm, thì uống nước cốt ngải cứu cũng là cách được nhiều người áp dụng để kháng viêm, giảm sưng và giảm bớt các cơn đau do thoái hóa gây ra.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Một nắm ngải cứu và một ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Đem ngải cứu đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn.
- Để ráo nước rồi cho ngải cứu vào trong cối giã nhuyễn hoặc sử dụng máy xay để nghiền nát.
- Dùng màng lọc hoặc vải sạch để lọc lấy nước cốt ngải cứu.
- Sử dụng 1 – 2 lần/ngày sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống rất hiệu quả.
2.4. Ngải cứu kết hợp cùng với chanh và bưởi
Đây là một mẹo vô cùng hiệu quả. Chanh và bưởi có chứa hàm lượng lớn vitamin C nên có khả năng kháng khuẩn, kiểm soát tình trạng sưng, viêm tốt. Nhờ đó khi kết hợp cùng với ngải cứu sẽ giúp phục hồi các tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa.
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm:
- Một nắm lá ngải cứu tươi.
- 2 quả bưởi.
- 1kg chanh tươi.
- Đường phèn và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo.
- Đem bưởi và chanh gọt lấy phần vỏ.
- Đem các nguyên liệu đã sơ chế trên đi phơi khô.
- Sau đó, sao vàng ngải cứu, vỏ bưởi, vỏ chanh trên chảo nóng.
- Bỏ các nguyên liệu đã sao vàng vào trong bình thủy tinh cùng với đường phèn và rượu trắng, đậy nắp kín và ngâm trong khoảng một tháng là có thể sử dụng được.
- Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 20ml hỗn hợp trên.
2.5. Kết hợp ngải cứu cùng với đậu đen, gừng và rượu
Cũng giống như là mật ong, trong thành phần của gừng và đậu đen cũng có chứa các hợp chất kháng sinh tự nhiên giúp làm giảm tình trạng sưng và chống viêm rất tốt. Người bệnh nên sử dụng một cách thường xuyên để giảm nhanh chóng các triệu chứng đau nhức do căn bệnh thoái hóa gây ra.
- Chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
- Một nắm ngải cứu tươi.
- 2 củ gừng.
- 300ml rượu trắng.
- 100g đậu đen.
Các bước thực hiện như sau:
- Ngải cứu sau khi nhặt bỏ phần úa già thì đem rửa sạch, ngâm nước muối, để cho ráo nước sau đó cắt thành khúc 3 – 5cm.
- Gừng rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào trong bình thủy tinh ngâm cùng với rượu trắng ngâm trong 7 ngày.
- Đậu đen và ngải cứu đem đi phơi khô, sao vàng.
- Cho hỗn hợp trên cùng với rượu và gừng đã ngâm vào túi vải rồi chườm lên trên vùng khớp bị đau. Lưu ý nên chườm khi túi chườm còn ấm.
- Mỗi ngày nên chườm 2 – 3 lần, kiên trì sử dụng liên tục trong khoảng 1 – 2 tuần.
2.6. Ngải cứu kết hợp cùng với lá lốt, cây cỏ xước và trinh nữ
Kết hợp những loại thảo dược này với nhau sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị bệnh thoái hóa khớp.
Chuẩn bị các nguyên liệu: Một nắm ngải cứu tươi, một nắm lá lốt, cây cỏ xước. và cây trinh nữ.
Mẹo này có cách thực hiện như sau:
- Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn.
- Cắt nhỏ các nguyên liệu đã rửa sạch thành khúc 3 – 5cm rồi phơi khô.
- Sao vàng các nguyên liệu trên và cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
- Lấy khoảng 150g hỗn hợp trên pha thành trà uống hàng ngày, kiên trì sử dụng trong 1 -2 tháng.
2.7. Chế biến ngải cứu thành các món ăn
Bên cạnh việc chườm và uống, người bệnh có thể dùng ngải cứu để thành nhiều món ăn khác nhau. Các món ăn phổ biến dễ làm và có thể thực hiện như là trứng rán ngải cứu, gà tần ngải cứu kết hợp với thuốc bắc hay là óc lợn hầm ngải cứu vừa thơm ngon, lại bổ dưỡng tốt cho xương khớp.

3. Một số lưu ý khi chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu
Chữa viêm đau khớp bằng ngải cứu là phương pháp cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được hiệu quả khi người bệnh thực hiện đúng cách. Do đó khi áp dụng các cách chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu thì người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Bài thuốc chỉ phù hợp trong các trường hợp người bệnh bị thoái hóa ở mức độ vừa và nhẹ. Trong trường hợp bệnh đã có triệu chứng tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tới thăm khám tại các bệnh viện để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
- Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp từ ngải cứu phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người bệnh. Người bệnh cần kiên trì thực hiện hàng ngày, trong khoảng 1-2 tháng để cảm nhận được sự thay đổi.
- Với các mẹo dùng ngải cứu để chườm lên da, người bệnh cần kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo thời điểm sử dụng thích hợp, tránh gây bỏng da.
- Sử dụng ngải cứu với liều lượng và tần số theo khuyến cáo để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn như là bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
- Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị dị ứng với ngải cứu, gây ra các hiện tượng như là nôn, co giật chân tay, thậm chí là toàn thân. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần ngưng sử dụng ngải cứu ngay lập tức và tới các cơ sở y tế để được giải quyết kịp thời.
- Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, người bệnh nên kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị này với một số phương pháp khác điều trị như sử dụng thuốc Tây y, Đông y… với sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu một số cách chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu được áp dụng phổ biến và có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ mẹo nào từ ngải cứu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.