Chữa thoái hóa khớp háng bằng đông y sao cho hiệu quả là điều mà nhiều người quan tâm bởi đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh có thể kết hợp đông y với những phương pháp khác để đạt được hiệu quả tốt trong việc giảm đau và cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về phương pháp chữa thoái hóa khớp háng bằng đông y.
Xem thêm:
- Lưu ý khi tiến hành điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu
- TOP 8 thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp gối tốt nhất hiện nay
- [GẢI ĐÁP] Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không?
- TOP 10 thuốc tây trị đau nhức xương khớp cho người già tốt nhất
Nội dung bài viết
1. Chữa thoái hóa khớp háng bằng Đông y có hiệu quả không?
Thoái hóa khớp háng xảy ra khi lớp sụn khớp ở hai đầu khớp háng bị bào mòn tự nhiên, khiến hai đầu xương nhanh chóng cọ xát vào nhau mỗi khi cử động. Lúc này, người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhức hành hạ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sinh hoạt thường ngày.

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng, trong đó điều trị bằng Đông Y là phương pháp được rất nhiều người tin dùng do một số ưu điểm như sau:
- Được thăm khám và điều trị bởi các chuyên gia: Phương pháp chữa thoái hóa khớp bằng Đông Y an toàn hơn những mẹo chữa bằng dân gian bởi bệnh nhân sẽ được thăm khám bởi các Lương Y có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Từ đó tùy vào tình trạng của bệnh để bốc thuốc cho phù hợp.
- Điều trị bệnh tận gốc: Nếu như phương pháp Tây Y giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh ngay sau khi dùng thì ngược lại, khi chữa bệnh bằng Đông Y thì các triệu chứng này sẽ thuyên giảm từ từ. Nguyên nhân do phương pháp điều trị bệnh bằng Đông Y là cách chữa trị bệnh tận gốc và các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm từ từ và đến khi hết hẳn. Do đó, bệnh nhân sẽ không bị tái phát lại như khi dùng thuốc Tây Y.
- Không gây tác dụng phụ: Nếu việc sử dụng thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với người bệnh, đặc biệt khi không cẩn thận, thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe và tính mạng của con người thì ngược lại, các bài thuốc Đông Y với các dược liệu từ thiên nhiên lại rất an toàn, đặc biệt không hề gây ra tác dụng phụ cũng như biến chứng nguy hiểm nào.
- Sử dụng cho hầu hết người bệnh: Nhờ đặc tính được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nên từ trẻ sơ sinh đến những người cao tuổi đều có thể sử dụng thuốc để chữa bệnh.
2. Những bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp háng
Những bài thuốc Đông Y trị thoái hóa khớp háng được điều chế từ những thảo dược thiên nhiên, có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp giảm đau khớp háng, cải thiện chức năng xương sụn khớp, làm các mô sụn chắc khỏe hơn, tăng tính đàn hồi, dẻo dai và làm chậm quá trình lão hóa.
2.1. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ ngũ gia bì
Ngũ gia bì hay còn được gọi là thích gia bì, xuyên gia bì, tam gia bì thuộc họ nhân sâm. Đây là vị thuốc có vị đắng cay, tính hàn, quy vào kinh can, phế và thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp và thư cân hoạt lạc. Ngũ gia bì thường được sử dụng để điều chế các bài thuốc điều trị đau viêm khớp, thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, ngũ gia bì còn dùng trong việc điều trị cảm mạo, sốt cao, ho, mụn nhọt, sỏi đường tiết niệu,…
Những bài thuốc chữa xương khớp có chứa ngũ gia bì là:
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Ngũ gia bì và rượu trắng.
Cách thực hiện: 100gr ngũ gia bì đem cắt nhỏ, sao trên chảo đến khi vàng rồi ngâm với khoảng 300ml rượu trắng trong vòng 10-15 ngày.
Cách dùng: Mỗi ngày uống khoảng 30ml ngũ gia bì ngâm rượu vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Ngũ gia bì, trinh nữ, bưởi bung, ngải diệp và cát căn mỗi loại 16g và 20g nam tục đoạn,.
Cách thực hiện: Sắc tất cả các dược trên với 4 chén nước cho đến khi còn 2 chén là được.
Cách dùng: Chia thuốc thành 2 lần để uống trong ngày.
- Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: Ngũ gia bì, bồ công anh, trinh nữ, nam tục đoạn, đinh lăng, cà gai leo, cát căn, đơn hoa, kinh giới và xương bồ mỗi loại 16g, 10g quế, 20grễ cỏ xước và 12g tất bái.
Cách thực hiện: Sắc tất cả các dược liệu trên với 500ml nước đến khi cạn còn 200ml.
Cách dùng: Uống mỗi ngày một thang thuốc.
2.2. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ Hy Thiêm
Hy Thiêm hay còn được gọi là cỏ dĩ, cứt lợn, hy kiểm thảo, chó đẻ,… Theo các nghiên cứu đông y, Hy Thiêm là thảo dược có vị đắng, tính hàn, hơi độc được sử dụng để làm thuốc điều trị viêm khớp, đau nhức, tê thấp, yếu cơ, gân cốt nhức lạnh, toàn thân bất toại và lưng gối tê dại. Một số bài thuốc có chứa Hy Thiêm như sau:
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 10g Bột Hy thiêm , 3g bột Thiên niên kiện và 2g bột Xuyên khung.
Cách thực hiện: Trộn các loại bột này lại với nhau và thêm chút nước rồi ve lại thành viên tròn.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 4-5 viên, cách xa bữa ăn.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Hy thiêm, đường đen và nước.
Cách thực hiện: 4g hy thiêm, sắc chung với nước đến khi cô cạn lại thành cao lỏng, sau đó thêm đường đen vào nấu thêm cho đến khi cao sệt lại là được.
Cách dùng: Mỗi ngày uống cao 2 lần và mỗi lần uống 1 chén trà nhỏ.
2.3. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ Thổ Phục Linh
Thổ phục linh hay còn có tên gọi khác là củ khúc khắc, củ kim cang. Theo Y học cổ truyền, thổ phục linh là vị thuốc có vị hơi ngọt, tính bình có tác dụng giúp khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,… Một số bài thuốc có chứa Thổ Phục Linh như sau:
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 20g Thổ phục linh, 16g cỏ nhọ nồi, 16g hy thiêm , 12g ngải cứu, 12g ngưu tất và 12g thương nhĩ tử.
Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng với 300ml nước cho đến khi còn 200ml là được.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: 16g Thổ phục linh, 12g rễ bưởi bung, 12g rễ tầm xuân, 4g rễ gai tầm xoong, 12g rễ cỏ xước và lá lốt, rễ gấc, lá cối xay mỗi loại 8g.
Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng với 300ml nước.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.
2.4. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ Thục Địa
Thục Địa còn có tên gọi khác là Địa Hoàng, là một cây dược liệu sống lâu năm. Thục địa là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt có tác dụng kháng viêm, làm giảm các cơn đau nhức do thoái hóa khớp háng gây ra. Ngoài ra, thục địa còn có rất nhiều công dụng khác như tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp điều hòa huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phóng xạ và kháng nấm,… Do đó, thục địa là dược liệu có trong rất nhiều bài thuốc Đông Y. Những bài thuốc điều trị thoái hóa khớp hàng từ Thục Địa:
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Thục địa, Nhục thung dung, Cốt toái bổ, Dâm dương hoắc, Kê huyết đằng và La bặc tử.
Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên tấn thành bột, thêm một chút mật ong rồi vê thành viên hoàn.
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 2-3 viên đều đặn trong vòng 1 tháng.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Độc hoạt, Phòng phong, Đương quy, Bạch thược, Thục Địa, Xuyên khung, Ngưu tất, Chích thảo, Đỗ trọng, Đảng sâm, Phục linh, Tang ký sinh, Tế tân, Tần giao và Quế tăm.
Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng với 300ml nước đến khi cạn còn 200ml.
Cách dùng: Chia thuốc làm 2 lần để uống mỗi ngày.
2.5. Bài thuốc trị thoái hóa khớp háng từ Đẳng Sâm
Đẳng sâm chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể người bệnh và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đẳng sâm trong bài thuốc Đông Y có tác dụng gần giống như nhân sâm. Nó rất tốt cho người già đang mắc bệnh đau nhức xương khớp mãn tính, hỗ trợ trong điều trị viêm khớp, nhức mỏi xương khớp và lao khớp xương.

Các bài thuốc có chứa đẳng sâm như sau:
- Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Đẳng sâm, Đỗ trọng, Chích thảo, Tục đoạn, Xuyên khung, Đương quy, Phòng phong, Hoàng kỳ, Bạch thược, Sinh khương, Tế tân, Độc hoạt, Phục linh, Ngưu tất, Địa hoàng, Tần giao và Quế chi.
Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng với nước.
Cách dùng: Uống thuốc mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: Cỏ Xước, Dây Đau Xương, Tang Ký Sinh, Đẳng Sâm, Thục Địa Đương Quy, Bạch Thược, Độc Hoạt, Tục Đoạn, Tần Giao, Xuyên Khung, Quế Chi, Tế Tân và Cam Thảo.
Cách thực hiện: Cỏ xước đem sao vàng rồi sắc cùng các loại thảo dược còn lại.
Cách dùng: Uống thuốc 3 lần/ngày, sử dụng đều đặn trong vòng 10 ngày.
3. Các phương pháp trị liệu giúp hỗ trợ cải thiện đau trong Đông y
3.1. Châm cứu
Châm cứu có thể giúp ngăn chặn các yếu tố gây hại cho khớp háng đồng thời điều trị, giúp giảm đau và thúc đẩy hồi phục chức năng cho người bệnh bị thoái hóa khớp háng. Cụ thể như sau:
- Ức chế sự phát triển quá mức của những yếu tố gây viêm quanh khớp háng.
- Ngăn chặn sự hoạt động của các con đường báo tín hiệu.
- Thúc đẩy giải phóng những chất chống oxy hóa để bảo vệ cho khớp xương.
- Ức chế sự biệt hóa phì đại của các tế bào chondrocytes.
- Giải phóng endorphin làm giảm đau cho cơ thể và tăng cường giải phóng serotonin – một hóa chất não có liên quan đến tâm trạng.
3.2. Cứu ngải
Cơ chế điều trị của liệu pháp này là sử dụng nhiệt độ tác động lên các huyệt vị để giúp kích thích tạo phản ứng của cơ thể nhằm làm giảm đau hoặc đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh thoái hóa, đặc biệt là trong các bệnh mãn tính và khó chữa.
Để tiến hành điều trị, người bệnh thường dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung rồi làm thành mồi ngải hay điếu ngải để cứu giúp giảm tình trạng đau và chống viêm cho khớp.
3.3. Xoa bóp
Ngoài châm cứu thì xoa bóp là phương pháp điều trị giúp hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng rất được ưa chuộng. Xoa bóp đã được kiểm nghiệm và chứng minh rằng có tác dụng cải thiện tình trạng sưng đau khớp và cứng khớp do thoái hóa gây ra. Không những vậy, nó còn đem lại nhiều lợi ích khác như sau:
- Cải thiện tình trạng tuần hoàn và lưu thông máu đến các khớp xương.
- Cải thiện lưu thông máu trong khu vực đang bị viêm đau.
- Thúc đẩy quá trình sản xuất dịch khớp háng.
- Tăng tính ổn định và độ linh hoạt. dẻo dai cho khớp háng.
4. Những lưu ý khi dùng bài thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp háng
Những bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, cần phải dùng lâu dài mới thấy được hiệu quả rõ rệt. Trước khi áp dụng, người bệnh cần đi khám để tìm hiểu rõ nguồn gốc của cơn đau và tiến hành điều trị triệt để nhằm giúp ngăn chặn tình trạng đau nhức khớp háng tiếp tục tiến triển trong tương lai.
Song song với việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần phải chú trọng nhiều hơn đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập luyện và các thói quen sinh hoạt trong đời sống hàng ngày để tổn thương trong khớp háng được bình phục nhanh hơn. Cụ thể như sau:
- Tránh việc vận động khớp háng một cách liên tục hoặc quá đột ngột.
- Làm việc vừa sức và tránh bưng bê vật nặng khiến cho khớp háng phải chịu thêm áp lực.
- Phụ nữ nếu bị đau khớp háng nên hạn chế mang giày cao gót và hạn chế tối đa những va đập mạnh ở khớp háng.
- Nghỉ ngơi nhiều trong những ngày khớp háng bị đau nặng. Khi cơn đau đã thuyên giảm thì người bệnh có thể đứng lên đi lại và tập luyện nhẹ nhàng để tránh bị co cứng khớp.
- Giảm cân đối với những trường hợp có dấu hiệu thừa cân. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế được sức nặng đè nén lên phần khớp háng, nhờ đó đẩy nhanh hiệu quả của các bài thuốc để chữa đau khớp háng.
- Nói không với thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích. Tăng cường các loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp, chẳng hạn như bổ sung vitamin C có trong cam, bưởi, chanh, đu đủ, dâu, rau lá xanh…, canxi có trong sữa, trứng, tôm, cua, omega 3 có trong cá hồi, hạt lanh, cá tuyết, đậu nành và hạt óc chó.
- Kết hợp dùng thuốc đông y với các biện pháp tự nhiên như xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh hoặc tắm nước ấm cũng giúp hỗ trợ làm giảm đau khớp háng hiệu quả hơn.
- Điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả từ căn nguyên và chấm dứt đau nhức.
Trên đây là bài viết về phương pháp chữa thoái hóa khớp háng bằng đông y để giúp người bệnh có thể áp dụng vào trong quá trình điều trị bệnh giúp cải thiện tình trạng đau nhức và hồi phục các tổn thương xảy ra ở khớp háng.