Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp giảm tình trạng căng thẳng mà còn rất tốt đối với sức khỏe tim mạch. Mối liên hệ giữa tăng huyết áp do mất ngủ trầm trọng đã được nhiều người chia sẻ. Vậy bài viết dưới đây các chuyên gia của Dược Mỹ phẩm Khang Linh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Mất ngủ có tăng huyết áp không?
Xem thêm:
- Chuyên gia giải đáp: Rối loạn tiền đình có mất ngủ không?
- Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng bạn nên áp dụng sớm
- Cảnh giác: Thuốc chữa mất ngủ có tác dụng phụ gì?
Nội dung bài viết
1. Huyết áp là gì? Khi nào được gọi là tăng huyết áp?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:
- Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp
- Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn
Ví dụ với chỉ số: Huyết áp 130/80mmHg: 130 là huyết áp tâm thu, 80 là huyết áp tâm trương. Vì vậy khi bác sĩ hoặc y tá cho bạn biết huyết áp của bạn, thì họ sẽ nói 2 con số.
Tăng huyết áp hay còn được gọi là cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, tình trạng này được xác định khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Tiền tăng huyết áp khi nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg và mức huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg.

2. Mối liên quan giữa mất ngủ và tăng huyết áp
Giấc ngủ ngon là một trong những yếu tố rất quan trọng để có được một sức khỏe tốt. Giấc ngủ giúp cho cơ thể giảm căng thẳng kéo dài. Khi bạn ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp cho bạn có nhiều năng lượng và tinh thần sáng khoái để vận động trong ngày. Giấc ngủ được bảo tồn rất nhiều trong suốt quá trình tiến hóa, cho thấy các chức năng sinh học quan trọng vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Động vật và con người bị hạn chế giấc ngủ một phần thường biểu hiện các phản ứng sinh lý bất lợi, trong khi mất ngủ toàn bộ và kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Sự xáo trộn của cân bằng nội môi trong giấc ngủ thường đi kèm với sự gia tăng hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA), dẫn đến sự gia tăng mức lưu hành của các hormone căng thẳng. Các hormone này tuân theo mô hình giải phóng theo chu kỳ sinh học trong điều kiện không bị xáo trộn và tham gia vào quá trình điều chỉnh giấc ngủ. Việc điều tra hậu quả của việc thiếu ngủ, từ những thay đổi phân tử đến thay đổi hành vi, đã được sử dụng để nghiên cứu các chức năng cơ bản của giấc ngủ.
Tuy nhiên, mối quan hệ qua lại giữa giấc ngủ và hoạt động của trục HPA có vấn đề khi điều tra giấc ngủ bằng các giao thức thiếu ngủ truyền thống có thể gây ra căng thẳng. Điều này đặc biệt đúng trong các nghiên cứu sử dụng loài gặm nhấm, trong đó tình trạng thiếu ngủ xảy ra do các kích thích cảm giác vận động ngoại sinh và có khả năng gây căng thẳng kéo dài.
Mặc dù, cần có thêm nghiên cứu để khám phá các cơ chế cơ bản của mất ngủ và sức khỏe, do đó, tránh căng thẳng kéo dài như một yếu tố gây nhiễu trong các nghiên cứu về tình trạng thiếu ngủ là rất quan trọng. Đánh giá này xem xét bằng chứng về mối liên hệ phức tạp giữa giấc ngủ và căng thẳng trong bối cảnh thiếu ngủ thực nghiệm và đề xuất một khung nghiên cứu phức tạp hơn cho các quy trình thiếu ngủ có thể được hưởng lợi từ tiến bộ gần đây trong các công cụ công nghệ sinh học để điều hòa thần kinh chính xác, chẳng hạn như hóa trị và quang học, cũng như các thuật toán chấm điểm giấc ngủ tự động được cải tiến trong thời gian thực.
3. Chứng mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
Các chuyên gia nghiên cứu khảo sát về vấn đề “mất ngủ có làm tăng huyết áp không” với 220 người bị mắc mất ngủ mãn tính và khoảng 99 người có giấc ngủ ổn định (độ tuổi trung bình khoảng 40). Những tình nguyện viên tham gia vào nghiên cứu đã ngủ một đêm ở phòng thí nghiệm và được theo dõi từng trạng thái kích thích. Cách đo lường được xác định bởi việc ghi lại vấn đề rằng họ mất bao lâu để đi vào giấc ngủ vào các lúc 9h, 11h, 13h, 15h cùng với giấc ngủ kéo dài 20 phút ở khoảng cách thời gian là 2 tiếng đồng hồ.
Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy, 50% trong số những người tham gia mất trung bình 14 phút để bắt đầu có thể ngủ được, số còn lại thì mất nhiều thời gian hơn. Những người này, khi phải dành hơn 14 phút mới ngủ sẽ bị tăng thêm 300% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và con số là 400% khi trễ 17 phút.
Khi có số giờ ngủ ít hoặc chất lượng giấc ngủ thấp, tim của bệnh nhân sẽ bị tăng áp lực. Thời gian bạn ngủ chính là lúc tim đập chậm rãi, nghỉ ngơi sau một ngày “làm việc” bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu ngủ không đủ, lực co bóp của cơ tim bị ảnh hưởng, áp lực máu tác động lên thành mạch cũng nhiều hơn, từ đó gây ra tăng huyết áp.
Không chỉ dừng lại ở đó mà huyết áp còn bị ảnh hưởng từ các bó thần kinh xung quanh. Nếu bạn căng thẳng thần kinh, trằn trọc, thao thức thì chắc chắn huyết áp sẽ bị tăng lên, từ đó là câu trả lời cho việc “mất ngủ có tăng huyết áp không” đã quá rõ ràng.

4. Cách khắc phục triệu chứng mất ngủ tránh mắc bệnh tăng huyết áp
Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề “mất ngủ có làm tăng huyết áp không”, bạn phải hết sức lưu ý các vấn đề sau nếu không muốn sức khỏe của mình bị ảnh hưởng càng lúc càng nghiêm trọng.
Thiết lập lại một đồng hồ sinh học mới
Tập cách cố định một lịch ngủ mỗi ngày bằng việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ đã định sẵn. Việc này rất cần sự kiên trì của bạn, ngay cả vào cuối tuần và cả khi bạn đang mệt mỏi. Ở những giai đoạn đầu tiên, có thể việc ngủ và thức đúng giờ không dễ dàng, nhưng nếu bạn chịu khó thực hành ít nhất 28 ngày, chắc chắn cơ thể sẽ quen dần với lịch sinh hoạt mà bạn đang đưa ra, từ đó tránh những nỗi lo lắng về việc “mất ngủ có tăng huyết áp không” nữa.
Tránh việc ngủ trưa, ngủ ngày
Ngủ trưa và ngủ ngày có tác động không nhỏ đến giấc ngủ chính của bạn vào ban đêm. Nếu bạn làm việc với cường độ cao và rất cần những giấc ngủ ngắn giữa giờ, đừng ngủ quá 30 phút và hãy cố gắng dậy trước 15h bạn nhé!
Tránh các hoạt động dễ gây kích thích trước khi đi ngủ
Hạn chế các cuộc tranh luận lớn, những bộ phim gây cấn hay chơi game sát giờ đi ngủ sẽ giúp bạn tránh xa mất ngủ. Đọc sách và nghe nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Hạn chế tuyệt đối các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá, thức uống có caffeine sẽ làm bạn khó ngủ hơn. Đặc biệt, khi bạn ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều acid hoặc quá cay,… không những bạn dễ bị mất ngủ mãn tính mà bạn còn có thể mắc bệnh dạ dày nữa đấy
Như vậy, bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc: mất ngủ có tăng huyết áp không? và mỗi liên hệ mật thiết giữa giấc ngủ và tăng huyết áp. Hy vọng bạn sẽ cải thiện được giấc ngủ ngon để có được sức khỏe tim mạch, huyết áp ổn định.