Rất nhiều người gặp phải tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng này như thế này. Cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu các thông tin về chủ đề co duỗi chân bị đau đầu gối này nhé!
Nội dung bài viết
1. Đau đầu gối là tình trạng gì?
Đau đầu gối là một trong những triệu chứng phản ánh tình trạng tổn thương ở bên trong và xung quanh khớp gối, từ các phần như mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Cơn đau đầu gối có thể xuất phát từ các chấn thương xương khớp hoặc là triệu chứng của các bệnh lý về xương như là thoái hóa khớp, viêm khớp, ung thư xương…
Các cơn đau đầu gối có thể xuất hiện kèm theo các tình trạng như: Sưng và cứng khớp gối hay đỏ và ấm khi chạm vào.

2. Các nguyên nhân dẫn gây ra tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối
Với cấu trúc sinh lý bao gồm bốn xương, bốn dây chằng và gân, sẽ giúp cho đầu gối dễ dàng thực hiện các hoạt động xoay quanh, uốn cong và duỗi thẳng nhưng đồng thời cũng rất dễ khiến cho đầu gối gặp phải các tổn thương. Triệu chứng đau đầu gối khi co duỗi chân xuất hiện thường do nhiều tác động khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do các nguyên nhân sau:
2.1. Một số bệnh lý về xương khớp
Khi co duỗi chân bị đau đầu gối có thể là dấu hiệu của các bệnh như là: Thoái hóa xương khớp, loãng xương, bị viêm nhiễm ở khớp gối. Khi mắc phải các bệnh lý này, phần sụn khớp ở bên trong đầu gối sẽ mất đi dần dần từng ngày, khiến cho hai đầu xương sẽ bị cọ xát. Từ đó dẫn đến tình trạng mỗi khi cử động sẽ gây ra hiện tượng đau đầu gối khi co hay duỗi chân.
2.2. Do bị chấn thương
Một số chấn thương ở đầu gối có thể gây ra ảnh hưởng đến các phần như dây chằng, sụn khớp và các cấu trúc liên quan. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi co, duỗi chân như là:
- Chấn thương ở dây chằng chéo đầu gối: Loại chấn thương này thường gặp phải ở những người hay chơi thể thao, ví dụ như chơi bóng rổ, đá bóng, cầu lông…
- Nứt gãy xương đầu gối: Một số xương ở vùng đầu gối như là xương bánh chè có thể bị tổn thương do va chạm mạnh trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, những người bị tình trạng loãng xương đôi khi cũng xuất hiện các vết nứt gãy đơn giản nếu như thực hiện các hoạt động sai tư thế.
- Trật xương bánh chè: Hiện tượng này xảy ra khi phần xương bánh chè bao phủ ở phía trước đầu gối bị trượt ra vị trí ban đầu. Đi kèm đó là một số biểu hiện như là: Đau đầu gối, gặp khó khăn trong việc co duỗi chân, sưng phù đột ngột ở vùng đầu gối.
2.3. Do làm việc sai tư thế
Vận động, làm việc sai tư thế có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đầu gối. Trong một số trường hợp thì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối. Do đó, không nên quá chủ quan xem nhẹ vấn đề này. Tốt nhất nên vận động và làm việc đúng tư thế, để tránh các tình trạng bị sưng đau ở đầu gối.
2.4. Do bị thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể quá lớn, có thể khiến cho đầu gối phải chịu đựng một áp lực rất lớn, lâu dần khiến cho lớp sụn chêm khớp gối bị bào mòn và mất đi. Từ đó gây ra tình trạng đau đầu gối mỗi khi di chuyển hay co duỗi chân.
3. Tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối có nguy hiểm không?
Tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Bởi vì phần lớn các trường hợp gặp phải tình trạng này đều xảy ra sau khi gặp phải một vài chấn thương nhẹ hoặc có các yếu tố tác động lâu ngày như là cân nặng, tính chất của công việc… Đối với những trường hợp này, người bệnh có thể khắc phục bằng cách xây dựng một chế độ luyện tập và vận động hợp lý, áp dụng thêm biện pháp chăm sóc tại nhà để khắc phục cơn đau.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, đầu gối có cảm giác bị đau khi co duỗi chân có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý hoặc các chấn thương nghiêm trọng, cần được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm. Cụ thể như là bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp gối, trật khớp gối… Nếu như không điều trị có thể sẽ làm tổn thương tới cấu trúc khớp gối, dẫn đến tình trạng đau đầu gối mãn tính và thâm chí lầ có nguy cơ bị tàn tật. Do đó khi gặp phải tình trạng này cùng với các dấu hiệu sau thì người bệnh nên đến bệnh viện:
- Co duỗi chân cảm thấy đau ở vùng đầu gối một cách liên tục hoặc thường xuyên tái đi tái lại.
- Mức độ của các cơn đau đầu gối đau tăng dần theo thời gian.
- Đau nhức nhiều làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
- Đau đầu gối kèm theo các biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ ở đầu gối, cứng khớp, bầm tím, mất đi độ ổn định ở đầu gối, chạm vào thấy đầu gối mềm…
4. Các phương pháp chẩn đoán tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối
Thông thường bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kiểm tra vị trí xảy ra cơn đau, đặc điểm và thời gian đau, các biểu hiện liên quan để có thể chẩn đoán được nguyên nhân khiến cho đầu gối bị đau khi thực hiện co duỗi chân. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể được chỉ định kiểm tra thể chất và xét nghiệm hình ảnh để xác định rõ hơn về tình trạng bệnh. Một số phương pháp kiểm tra có thể được sử dụng đó là:
Kiểm tra thể chất
Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các động tác co duỗi đầu gối, đứng bằng một chân, đi lại xung quanh, đứng lên từ tư thế ngồi trên ghế hoặc ngồi xổm. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá sự mất ổn định của đầu gối, khả năng vận động, cũng như tính linh hoạt và sức của cơ… Từ đó chẩn đoán ra chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu gối.
Kiểm tra hình ảnh: Tổn thương xương xốpvà mô mềm ở trong đầu gối sẽ được đánh giá một cách chi tiết hơn khi thực hiện các kiểm tra sau:
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề ở xương như là thoái hóa khớp, gai xương, gãy xương, trật khớp gối…
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp MRI cho phép kiểm tra được các tổn thương xảy ra ở cơ, dây chằng, sụn, dây thần kinh, mạch máu và cả các cấu trúc sâu bên trong của ổ khớp.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Kỹ thuật này sẽ tạo ra hình ảnh của khớp gối với nhiều góc độ khác nhau. Từ đó giúp cho bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện ra các tổn thương.
- Siêu âm khớp gối: Siêu âm khớp gối được chỉ định với mục đích kiểm tra phần mô mềm và những vấn đề xuất hiện bên trong đầu gối.

5. Các phương pháp điều trị tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối hiệu quả
Đau đầu gối khi co duỗi chân tuy không phải là tình trạng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra bất tiện và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người. Do đó, để khắc phục tình trạng này thì người bệnh cần phải có những phương pháp điều trị thích hợp.
5.1. Dùng thuốc
Nếu tình trạng đau đầu gối xảy ra một cách thường xuyên thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, phù hợp. Thông thường, để điều trị các cơn đau đầu gối mỗi khi co chân do bệnh lý, bác sĩ sẽ ưu tiên cho người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau kết hợp cùng với điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.
5.2. Châm cứu bấm huyệt
Khi đầu gối có vấn đề không chỉ có các triệu chứng đau nhức mà còn ảnh hưởng tới các vận động hàng ngày. Để giải quyết vấn đề này có thể áp dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn.
5.3. Vật lý trị liệu
Tăng cường sức khỏe cơ bắp xung quanh đầu gối của cơ thể sẽ làm cho đầu gối ổn định hơn. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tập vật lý trị liệu hoặc các bài tập để tăng cường sức chịu đựng của đầu gối dựa trên tình trạng và nguyên nhân cụ thể gây ra cơn đau đầu gối khi co duỗi chân của mỗi người bệnh.
5.4. Phương pháp phẫu thuật
Trong trường hợp tình trạng đau đầu gối khi co duỗi chân xảy ra quá nghiêm trọng. Đồng thời các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả, thì lúc này bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.
6. Một số phương pháp phòng tránh tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối
Để phòng tránh tình trạng đau đầu gối mỗi khi co duỗi chân thì nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Cụ thể là cần chú ý bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:
- Vitamin C và vitamin D: Có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, cá, dầu gan cá, trứng gà, súp lơ, ớt…
- Canxi: Các nguồn cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể đó là phô mai, ngũ cốc dinh dưỡng, cải xoăn, hải sản, bắp…
- Acid béo omega-3 có lợi cho sức khỏe từ cá thu, cá hồi, hàu,…
Bên cạnh đó cần kết hợp với lối sống khoa học và lành mạnh:
- Kiểm soát và duy trì ổn định trọng lượng của cơ thể, tránh trình trạng bị thừa cân béo phì gây áp lực lớn lên khớp gối.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, cần lưu ý với những người bị đau đầu gối nên tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.
- Hạn chế tình trạng thức khuya, tránh bị căng thẳng, stress quá mức.
Như vậy, tình trạng co duỗi chân bị đau đầu gối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cách khắc phục cũng sẽ có sự khác nhau tùy vào mỗi trường hợp. Để phòng tránh tình trạng này thì nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, phù hợp.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone