Tình trạng đau cổ tay khi đánh tennis thường xuyên xảy ra đối với những người đam mê môn thể thao này bởi rất nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu do các chấn thương khi chơi hay đang gặp vấn đề về xương khớp gây nên những cơn đau nhức ở cổ tay. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu hiện tượng đau cổ tay khi đánh tennis và cách xử lý.
Xem thêm:
- Một số cách chữa đau cổ tay hiệu quả có thể bạn chưa biết?
- Nguyên nhân gây đau cổ tay khi chơi cầu lông và cách xử lý
- Bị đau cổ tay khi tập yoga phải làm sao?
- Đau cổ tay nhưng không sưng: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa
Nội dung bài viết
1. Đau cổ tay khi đánh tennis là gì?
Đau cổ tay là tình trạng đau nhức xảy ra ở vùng cổ tay do các tổn thương sụn, xương dưới sụn ở khớp cổ tay hay các phần mềm xung quanh khớp khi chơi thể thao, đặc biệt là tennis. Điều này có thể dẫn tới viêm bao hoạt dịch, dây chằng cổ tay, bao gân và gân cơ vùng khớp cổ tay. Tình trạng đau cổ tay này rất phổ biến ở những vận động viên quần vợt.
2. Nguyên nhân bị đau cổ tay khi chơi tennis
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc đau cổ tay khi chơi tennis, chẳng hạn như:
2.1. Do người chơi khởi động chưa kỹ

Cũng như hầu hết các môn thể thao khác, trước khi bắt đầu chơi tennis người chơi cần phải khởi động cho nóng người để giúp các cơ bắp làm quen dần với trái bóng. Theo các chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương cổ tay do người chơi đã bỏ qua giai đoạn khởi động ban đầu.
Ngoài lỗi sai trên, màn khởi động đối với người chơi tennis phong trào chỉ thường quấy quá cho xong chuyện (5 – 7 phút) dẫn tới những chấn thương không đáng có xảy ra.
2.2. Chơi tennis không đúng kỹ thuật
Trong các nguyên nhân gây đau, nguyên nhân chơi chưa đúng kỹ thuật dẫn tới các chấn thương cổ tay chiếm tỷ lệ khá cao.
Theo phân tích chuyên môn thể thao, người chơi nắm cán vợt chặt ở mức độ vừa phải, không quá lỏng lẻo và cũng không quá chặt bởi sẽ làm gân cơ ở vùng cẳng tay và cổ tay phải gồng thường xuyên, do đó dễ gây mỏi cơ và gặp các chấn thương. Đây cũng là một kỹ thuật đúng tránh tình trạng đau cổ tay khi chơi tennis.
2.3. Dụng cụ tập luyện không phù hợp
Việc sử dụng giày thể thao không đúng kích cỡ, tất và vợt không đạt yêu cầu cũng là nguyên nhân dễ khiến người tập té ngã, thao tác sai gây ảnh hưởng đến cổ tay.
2.4. Do tập luyện quá sức
Khi hoạt động thể thao liên tục sẽ khiến cho các cơ bị căng và mỏi. Vì vậy mà bạn cần dành thời gian cho cơ được nghỉ ngơi để tránh gây ra tổn thương.
3. Những biểu hiện đau cổ tay khi chơi tennis
Vị trí bị chấn thương cổ tay thường là xung quanh lồi cầu phía trong và ngoài, thường gây ra cảm giác đau nhiều ở lồi cầu ngoài hơn và có thể cảm nhận được căng dọc ở các nhóm cơ cánh tay. Nguyên nhân của tình trạng này thường do co rút mạnh đột ngột hoặc tăng áp lực quá nhiều dẫn tới tổn thương tại các điểm bám gân của nhóm cơ đó. Những chấn thương cổ tay thường gặp trong khi chơi tennis là bong gân, rách sụn và gãy xương không chỉ gây ra đau đớn mà trong một số trường hợp nếu người chơi không điều trị kịp thời có thể sẽ phải giã từ môn thể thao tennis, thậm chí là có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
4. Cách xử lý và điều trị đau cổ tay khi chơi tennis
Nếu gặp phải các chấn thương cổ tay khi chơi tennis, người bệnh cần phải có cách xử lý và điều trị kịp thời bởi vì nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí là từ bỏ bộ môn tennis. Khi gặp tình trạng bị đau cổ tay do chơi tennis người bệnh có thể áp dụng các nguyên tắc RICE như sau:
- Rest (Nghỉ ngơi): Nếu như có dấu hiệu bị chấn thương ở cổ tay, bạn phải dừng ngay việc chơi tennis nhằm giúp hạn chế các tổn thương trở nên nghiêm trọng, đồng thời giúp các tổn thương có thời gian để hồi phục.
- Ice (Chườm đá): Chườm đá là biện pháp sẽ giúp các vết thương giảm sưng, viêm và đau. Bạn có thể dùng túi nước đá hoặc gel lạnh để chườm vào vị trí bị tổn thương khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần chườm khoảng 15 – 17 phút.
- Compression (Băng ép): Băng ép sẽ giúp cố định vết thương và hạn chế tối đa bầm tím. Cách thực hiện là dùng băng thun y tế để quấn quanh bao trùm lên vết thương. Lưu ý là không nên băng ép quá chặt bởi vì sẽ khiến máu không lưu thông và làm vết thương thêm trầm trọng.
- Elevation (Gác cao): Người bệnh gác tay bị chấn thương lên vị trí cao sẽ giúp làm giảm sưng và hạn chế tình trạng ứ đọng tuần hoàn máu.
Với phương pháp RICE, người bệnh chỉ nên áp dụng trong vòng 48 giờ đầu. Nếu sau 48 giờ mà các triệu chứng vẫn chưa cải thiện thì bạn cần phải đến các phòng khám y tế uy tín ngay lập tức để có các biện pháp điều trị phù hợp hơn.
5. Các bài tập giúp phục hồi tình trạng đau cổ tay khi chơi tennis
Có một số bài tập rất hữu ích cho những người chơi tennis để giúp tăng cường sức bền của cơ khớp. Đây cũng là các bài tập được xem là phương pháp vật lý trị liệu nhằm giúp làm giảm đau cổ tay:
5.1. Bài tập 1
Đầu tiên, người bệnh đứng hoặc ngồi, sau đó đặt hai tay trước ngực và chắp vào nhau sao cho từ ngón tay đến khuỷu tay được áp sát với nhau. Tiếp theo, giữ hai lòng bàn tay áp sát vào nhau rồi từ từ hạ hai tay xuống hông, khi đó cả cánh tay và khuỷu tay xoè ra. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi nâng tay lên vị trí ban đầu và lặp lại động tác trên.
5.2. Bài tập 2
Người bệnh bắt đầu bài tập với tư thế đứng và đưa cánh tay phải duỗi thẳng ra trước mặt và lòng bàn tay hướng về phía mặt sàn. Sau đó, thả lỏng cổ tay, các ngón tay cũng đều hướng về phía dưới mặt sàn, đồng thời dùng tay trái để kéo nhẹ các ngón tay ở bàn tay phải hướng về phía cơ thể. Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó thả từ từ tay ra và thực hiện tương tự với tay trái.
5.3. Bài tập 3
Với bài tập này, người bệnh bắt đầu ngồi trên ghế đồng thời 2 cánh tay đặt xuôi thả lỏng theo hai bên hông. Sau đó, kéo căng cổ tay bằng cách hất bàn tay lên phía trên và giữ nguyên tư thế này trong 10 giây. Sau đó từ từ hạ tay xuống và thực hiện bài tập này mỗi bên 10 lần, tối thiểu ngày 3 lần.
6. Các cách giúp phòng ngừa chấn thương cổ tay khi chơi tennis
Chấn thương cổ tay khi chơi thể thao là điều khó có thể tránh khỏi. Do đó, để phòng ngừa các chấn thương cổ tay cổ tay có thể xảy ra khi chơi tennis, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
6.1. Chơi tennis đúng kỹ thuật
- Nắm cán vợt chặt ở mức độ vừa phải, không nên lỏng lẻo và cũng không nên quá chặt, bởi vì điều này sẽ khiến cho gân cơ ở vùng cẳng tay và cổ tay phải gồng thường xuyên, dễ gây ra mỏi cơ và bị chấn thương.
- Cần sử dụng lực đồng bộ từ chân, thân người và cánh tay sau đó truyền lực xuống phần khủy tay, bàn tay. Khi người tập sử dụng lực đồng đều như vậy sẽ giúp cho cơ thể được cân bằng và các cơ giãn vừa phải.
- Để tránh bị đau cổ tay khi chơi tennis, người chơi cũng không nên cầm cán vợt xoay quá mức hay vặn cổ tay để để tạo lực banh xoáy mỗi khi tạt banh bởi sẽ dễ làm bong gân cổ tay. Tư thế tốt và đúng cách để cầm vợt là tạo thành hình chữ L của vợt so với mặt phẳng.
6.2. Lựa chọn dụng cụ phù hợp
- Chọn lựa vợt đúng kích thước và vừa tay cầm, độ căng của lưới vợt đạt tiêu chuẩn, đồng thời trọng lượng của vợt phù hợp.
- Chọn giầy và tất chuyên dùng cho tennis: Giày thể thao phù hợp sẽ giúp tránh được nguy cơ bị lật dây chằng cổ chân, giày quá lỏng hay quá chật cũng đều không tốt cho đôi chân người bệnh.
- Chơi tennis trên mặt sân cỏ, tránh chơi trên nền xi măng hay đường nhựa, bời vì chúng sẽ không có chế độ giảm sóc nên gây ra tình trạng chấn thương cột sống thắt lưng, hơn nữa những nơi gồ ghề khó di chuyển rất dễ gây té…
- Đeo vớ tay hoặc đai bảo vệ cổ tay trong khi tham gia chơi hoặc nếu không muốn đeo thì có thể dùng bột phấn thoa vào cán vợt để tránh tình trạng phồng rộp da.

- Cần phải khởi động kỹ trước khi chơi tennis để giúp làm nóng cơ thể như các động tác nhảy tại chỗ, xoay cổ tay và cổ chân.
6.3. Rèn luyện thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự ổn định của khớp xương
Đa số những chấn thương gân cơ đều có liên quan đến sức bền của cơ bắp, hệ thống dây chằng và gân. Khi những cấu trúc này của cơ thể không đủ khỏe mạnh thì sẽ rất dễ bị tổn thương gây ra tình trạng khớp kém ổn định mỗi khi chuyển động. Do đó, những bài tập giúp tăng cường sức mạnh gân cơ ở cổ tay không những giúp cải thiện sự dẻo dai và sức bền cho các cấu trúc này, mà còn có tác dụng giúp cải thiện sự ổn định của các khớp xương ở cổ tay. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng với những bài tập hỗ trợ này bạn cần thực hiện dần từ cường độ nhẹ đến nặng, để giúp cải thiện sức mạnh ở cổ tay từ từ. Nếu như bạn quá nôn nóng khi tập luyện với các bài tập cường độ và độ khó cao thì có khả năng khiến cho chấn thương cổ tay của bạn càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số phương pháp thường được sử dụng để tập luyện gân cơ cổ tay, cụ thể như: tập nắm bóp với bóng cao su hoặc dây chun, tập cử tạ, chống đẩy, nâng ngón tay, căng cổ tay, nắm tay chữ O,…
Ngoài ra, trước khi chơi, bạn nên khởi động để làm nóng toàn thân bằng các bài tập như nhảy tại chỗ, xoay khớp cổ tay cổ chân, vươn vai, xoay eo,… để giúp các cơ bắp được nóng lên và lđể người bệnh làm quen dần với sự vận động.
Trên đây là bài viết về tình trạng đau cổ tay khi đánh tennis để giúp người bệnh biết được các nguyên nhân gây ra tình trạng này đồng thời có cách xử lý phù hợp và cách phòng tránh những chán thương có thể xảy ra cho người tập.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone