Đau cổ tay khi tập yoga phải làm sao là một trong những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi mới bắt đầu luyện tập bộ môn này. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về chủ đề bị đau cổ tay khi tập yoga phải làm sao trong bài viết hôm nay nhé!
Xem thêm:
- Tại sao bị đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy?
- Đau khớp ngón tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh
- 10+ bài tập yoga giúp giảm đau vai gáy hiệu quả
- Các bài tập yoga chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại nhà hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân bị đau cổ tay khi tập yoga là gì?
Cổ tay là một trong những bộ phận được đánh giá yếu nhất trên cơ thể và rất dễ gặp phải chấn thương. Do đó, khi tập yoga, sẽ rất dễ bị đau cổ tay bởi trong các bài tập của bộ môn yoga có rất nhiều tư thế gây áp lực lên vùng tay và cổ tay. Điều này sẽ rất thường gặp nếu như tập các loại hình yoga mạnh như là vinyasa hoặc ashtanga.
Mặc dù các tư thế yoga gây ra áp lực lớn cổ tay nhưng đây cũng là một trong những phương pháp luyện tập giúp gia tăng sức mạnh cho cổ tay. Đối với các bạn mới tập, tình trạng đau nhức cổ tay này đôi khi chỉ là tạm thời và sẽ cải thiện theo thời gian.
Mặt khác, một số tư thế yoga nếu như không được thực hiện đúng cách cũng có thể dẫn đến các chấn thương và đau cổ tay mãn tính. Khi cổ tay bị tổn thương, có thể tạo ra căng thẳng cho tất cả các mô mềm, đặc biệt là phần gân. Tình trạng này thường gặp nhất là khi thực hiện các tập tư thế plank và những tư thế giữ thăng bằng tay như là tư thế trồng chuối hoặc tư thế con quạ.
Đối với những động tác mà cổ tay phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, người tập cần dành cho cơ thể một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh được cổ tay và sự cân bằng giữa sức mạnh và tính linh hoạt.

2. Đau cổ tay khi tập yoga phải làm sao?
Khi gặp phải tình trạng đau cổ tay khi tập yoga có thể gây cản trở cho các hoạt động của cơ thể. Vậy để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp kể sau đây:
2.1. Nghỉ ngơi và thư giãn
Khi tập yoga gặp phải tình trạng bị đau cổ tay, người tập nên ngừng quá trình luyện tập lại để dành thời gian nghỉ ngơi, giúp cho cơ cũng như sức khỏe được thư giãn, hồi phục. Điều này sẽ giúp các cơ giảm bớt đi áp lực, sự co giãn quá mức và giúp cho người tập cải thiện tình trạng đau nhức một cách nhanh chóng.
2.2. Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể
Uống thêm nước ngay sau khi phát hiện ra các dấu hiệu tổn thương cơ, viêm cơ hoặc bị chấn thương là một biện pháp xử lý tức thời cần được lưu ý. Bởi vì mất nước có thể là nguyên nhân khiến cho người tập bị đau ở một bộ phận nào đó trong quá trình luyện tập yoga.
2.3. Thực hiện chườm lạnh cho cổ tay
Nếu như các cơn đau xuất hiện với cường độ thường xuyên và gây khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và làm việc hàng ngày, người bệnh có thể xử lý bằng cách thực hiện chườm lạnh cho vùng cổ tay bị đau. Biện pháp chườm lạnh này có thể giúp giảm các triệu chứng đau một cách rõ rệt.
2.4. Sử dụng các loại thuốc điều trị
Nếu như các cơn đau vẫn không thuyên giảm và được xoa dịu nhờ những phương pháp đã kể trên, người bệnh có thể cần tới sự hỗ trợ từ các loại thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, các loại thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp để ngăn ngừa tình trạng viêm khớp có thể xảy ra.
Điều cần phải lưu ý đó là việc sử dụng các loại thuốc này phải có sự đồng ý của bác sĩ, người bị đau cổ tay khi tập yoga không được tự ý sử dụng thuốc.
2.5. Thăm khám bác sĩ
Nếu không may bị gặp phải các tổn thương ở dây chằng, rách cơ hoặc viêm khớp thì sẽ tốn rất nhiều thời gian để có thể hồi phục được như bình thường. Đối với các trường hợp này, người tập cần được thăm khám, đánh giá các tổn thương và hỗ trợ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được chủ quan khi có các dấu hiệu như là vùng xung quanh khớp tay bị sưng to, đổi màu đỏ thẫm, các cử động bình thường trở nên khó khăn và thiếu đi sự linh hoạt hoặc các cơn đau ập đến một cách không thể kiểm soát được…
Các bác sĩ có thể sẽ chẩn đoán hoặc thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng để biết được tình trạng và có sự chuẩn bị cho các phương án điều trị tiếp theo.
3. Một số cách phòng ngừa tập yoga bị đau cổ tay cho người mới bắt đầu
Một số phương pháp sau có thể sẽ có hiệu quả phòng ngừa được tình trạng đau cổ tay khi tập yoga, đó là:
3.1. Khởi động kỹ càng trước khi tập luyện
Không chỉ riêng đối với việc tập yoga bị đau cổ tay mà ngay cả với những bộ môn thể thao khác, để tránh gặp phải các chấn thương thì người tập nên có bước khởi động thật kỹ trước khi tiến hành quá trình tập luyện. Đặc biệt là chú ý tới những tư thế sử dụng tay nhiều để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh để cơ thể xuất hiện trạng thái bị căng cơ, chuột rút co cứng hay là bị mỏi cơ.
3.2. Phân bố đều trọng lượng của cơ thể
Khái niệm phân bố đều trọng lượng của cơ thể chắc sẽ còn tương đối mới mẻ đối với những người mới bước vào quá trình luyện tập bộ môn yoga. Nhưng đây chính là một trong những cách giúp cho người tập tránh được tình trạng đau khớp cổ tay hiệu quả.
Với biện pháp này, hãy điều chỉnh các bộ phận để nâng cơ thể lên như là cơ bụng và khuỷu tay trước khi dồn lực vào phần khớp cổ tay. Hành động này không những giúp người tập yoga dồn ép lực lên hai cánh tay và cổ tay mà còn giúp giữ được sức lực cho cơ thể một cách hiệu quả.

3.3. Hãy liên kết với cơ thể
Trong quá trình thực hiện các bài tập yoga, người tập phải từ từ xây dựng và củng cố sức khỏe cũng như tinh thần để giúp liên kết với cơ thể của chính mình. Lâu dần, điều này sẽ giúp người tập hiểu rõ bản thân, những giới hạn và sức mạnh cũng như tránh được những chấn thương có thể xảy ra khi tập luyện.
3.4. Luyện tập với một huấn luyện viên đảm bảo uy tín và chất lượng
Huấn luyện viên là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của bài tập cũng như khả năng giảm thiểu các nguy cơ chấn thương ở trên cơ thể. Những người có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ lên kế hoạch cho những tư thế, bài tập phù hợp với khả năng của người học.
Đồng thời, các huấn luyện viên cũng thật sự cần tính kiên nhẫn để có thể giúp cho người tập thực hiện được các động tác một cách bài bản, đúng kỹ thuật nhất và tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy đến.
3.5.Không tập với những tư thế quá khó
Khi người tập chưa thực sự quen với những bài tập, động tác cơ bản của bộ môn yoga, thì không nên đòi hỏi hoặc quá cố gắng thực hiện các tư thế có độ khó và mức độ phức tạp quá cao. Bởi vì điều này có thể khiến người tập có nguy cơ cao gặp phải các tổn thương, trong đó có tình trạng đau cổ tay.
Tốt nhất nếu như muốn thực hiện các tư thế, bài tập ở mức độ khó, người tập nên tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp và tiến hành tập luyện khi có sự hỗ trợ và hướng dẫn của họ. Đừng nên quá ép bản thân quá sức mà hãy học cách kiên nhẫn để có thể theo đuổi bộ môn yoga một cách lâu dài.
3.6. Tăng cường và kéo căng các cơ ở xung quanh cổ tay
Cổ tay khỏe mạnh là một cổ tay phải có độ dẻo dai và linh hoạt. Khi các cơ ở xung quanh khớp cổ tay được cân bằng, người tập sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị bong gân, căng thẳng hoặc là gãy xương. Các động tác thăng bằng tay chậm và cần có kiểm soát như động tác con quạ đơn giản là cách tập tuyệt vời để xây dựng sức mạnh và tính linh hoạt của cổ tay.
3.7. Xòe rộng các ngón tay và đặt vững chãi ở trên sàn
Khi thực hiện các tư thế giữ thăng bằng tay, người tập hãy xòe rộng các ngón tay ra và tưởng tượng như mình đang “nắm nhẹ ở trên sàn nhà (mặc dù không uốn cong các ngón tay). Bàn tay cần có thời gian để điều chỉnh các thay đổi về trọng lượng trong khi thực hiện các động tác thăng bằng. Việc xòe rộng các ngón tay và đặt vững chãi ở trên sàn là điều cần thiết để xây dựng độ nhạy và bảo vệ cho cổ tay.
3.8. Tăng cường cơ bụng
Nếu cơ bụng bị yếu, người tập sẽ có xu hướng dịch chuyển trọng lượng về phía trước và vô tình tạo ra áp lực lớn lên cổ tay. Việc tăng cường sức mạnh của cơ bụng sẽ giúp cho các nhóm cơ lớn khác phải hoạt động và phối hợp một cách tốt hơn trong các tư thế plank và tư thế thăng bằng tay. Từ đó, người tập sẽ tránh được nguy cơ bị đau cổ tay.
3.9. Tăng cường sức mạnh ở vai và ngực
Khi khả năng di chuyển của các khớp vai bị hạn chế do sự căng cứng ở các mô xung quanh,sẽ có tác động đến cách người tập đặt tay lên sàn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động của cổ tay. Để tránh gặp phải tình trạng này, người tập nên thực hiện các bài tập giúp cho phần vai và ngực trở nên linh hoạt hơn như là tư thế mặt bò, tư thế con lạc đà và tư thế con cá.
3.10. Kéo duỗi vùng vai và ngực
Việc thiếu mất sự linh hoạt ở vai và ngực sẽ tạo ra một áp lực lớn lên các khớp dưới. Khi tập các động tác thăng bằng tay và các tư thế mạnh mẽ như là tư thế con cá sấu, tư thế chó cúi mặt, người tập đừng vội thực hiện, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu tập. Thay vào đó, người tập cần tập một số biến thể của các động tác này để làm quen dần và luyện tập thêm các bài tập tăng cường cho vùng vai, cánh tay và ngực.
3.11. Nâng cao bàn tay nếu như cần
Những người có các cổ tay yếu, nhạy cảm hoặc đã từng gặp phải vấn đề về cổ tay thì nên sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như một chiếc khăn hoặc chiếc gối nhỏ đặt ở dưới bàn tay. Chỉ cần một sự hỗ trợ nhỏ là người tập đã có thể thực hiện được các tư thế yoga mà không gây ra ảnh hưởng đến cổ tay.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin cần thiết về tình trạng đau cổ tay khi tập yoga phải làm sao? Có nhiều nguyên nhân và cách khắc phục đối với tình trạng này. Tùy thuộc vào tình trạng của người tập để lựa chọn các biện pháp điều trị cho phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone