Đau cổ tay nhưng không sưng là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Do không sưng nên nhiều người chủ quan, dẫn tới bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Do đó, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng trong bài viết này.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về hội chứng ống cổ tay khi mang thai và những thông tin cần biết
- 10+ bài tập yoga giúp giảm đau vai gáy hiệu quả
- Gợi ý những tư thế ngủ cho người bị đau cổ vai gáy
- Đau cổ tay sau sinh con: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
Nội dung bài viết
1. Đau cổ tay nhưng không sưng là bệnh gì?
Ống cổ tay là một bộ phận được cấu thành từ 8 xương cổ tay được xếp thành hình vòng cung và được cố định bởi các dây chằng phía ngang cổ tay và kéo ngang qua đoạn cổ tay. Bên trong ống cổ tay là những đoạn dây chằng kéo dọc xuống đến các ngón tay. Dọc theo chiều ngang của ống cổ tay đó là dây thần kinh trung tuyến có chứa các dây thần kinh cảm giác đi đến các đầu ngón tay.
Bệnh đau cổ tay xuất hiện khi các đoạn dây chằng hoặc dây thần kinh trung tuyến bị tổn thương. Từ đó gây ra các cảm giác đau nhức ở vùng cổ tay. Bệnh lý này không phải là các tổn thương ở vị trí cơ hay khớp xương nên thường sẽ không biểu hiện ra triệu chứng sưng tấy.
Đau cổ tay có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng đa phần xảy ra ở độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Hay một số người có công việc thường xuyên sử dụng cổ tay như đánh máy tính, vận động viên thể thao… cũng có thể bị bệnh đau cổ tay.

2. Các nguyên nhân dẫn đến đau cổ tay nhưng không sưng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đau cổ tay nhưng không sưng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này thường gặp:
2.1. Các chuyển động lặp lại
Thường xuyên thực hiện các chuyển động lặp, nhất là các chuyển động sai tư thế là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau cổ tay. Các chấn thương nhỏ hàng ngày như va đập nhẹ với một bề mặt cứng, chuyển động đột ngột hoặc sử dụng lực quá mức có thể gây ra đau cổ tay cấp tính.
Đánh máy tính hoặc di chuột máy tính thường xuyên cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trên thực tế, nếu các chuyển động này lặp lại thường xuyên trong thời gian dài có thể dẫn đến mệt mỏi, đau mãn tính và tăng nguy cơ bị Hội chứng ống cổ tay.
2.2. Bong gân
Bong gân gây ra tổn thương ở các dây chằng ở cổ tay, dẫn đến đau và viêm. Ở mức độ nhẹ thường gây đau đớn nhưng không gây sưng hoặc là sưng không đáng kể.
Các dấu hiệu bong gân bao gồm:
- Đau khi cử động.
- Bầm tím hoặc đổi màu da ở vùng cổ tay.
- Có cảm giác bỏng rát, ngứa ran
Nếu không điều trị phù hợp, các triệu chứng bong gân cổ tay có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến đau dữ dội và không thể vận động được cổ tay hoặc cánh tay.
2.3. Viêm khớp
Có hai dạng viêm khớp chính gây ra ảnh hưởng đến cổ tay đó là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô trong cơ thể. Cổ tay thường là vị trí bị tổn thương đầu tiên do bệnh này và thường ảnh hưởng đến cả hai bên cổ tay.
Viêm xương khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp, xảy ra khi các sụn đệm ở các khớp bị thoái hóa dần theo thời gian. Ở vùng cổ tay, thoái hóa khớp thường xảy ra do vận động quá mức hoặc khi cổ tay đã có các chấn thương từ trước đó.
2.4. U nang hạch cổ tay
U nang hạch là những khối u không phải là ung thư, phát triển dọc theo các khớp cổ tay hoặc là bàn tay. U thường có hình tròn hoặc hình bầu dục và chứa đầy chất lỏng giống như thạch.
Các u nang thường có kích thước nhỏ bằng hạt đậu, nhưng cũng có những nang lớn hơn với đường kính có thể lên đến 2.5 cm. U nang hạch có thể gây đau đớn nếu như khối u nang đè lên các dây thần kinh gần đó. Đôi khi khối u nang có thể gây cản trở các hoạt động thông thường của khớp và ảnh hưởng tới khả năng chuyển động.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh này đó là:
- Thường xuất hiện dọc theo các gân hoặc khớp cổ tay, bàn tay.
- Có thể là hình tròn hoặc hình bầu dục, có kích thước dưới 2.5 cm. Một số trường hợp u nang có kích thước nhỏ đến mức không thể cảm nhận thấy nhưng có thể gây khó khăn khi thực hiện chuyển động khớp.
- Gây ra cảm giác đau cổ tay nhưng không sưng. Khi các khối u chèn ép lên dây thần kinh, người bệnh có thể bị ngứa ran, yếu cơ hoặc là tê tay.
Các triệu chứng của u nang hạch cổ tay có thể được điều trị bằng cách bất động cổ tay, hút chất lỏng hoặc phẫu thuật loại bỏ u nang.
2.5. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi có nhiều áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa. Đây là một dây thần kinh đi qua lòng bàn tay và thông qua một ống được gọi là ống cổ tay
Đây là một tình trạng phổ biến, gây ra một loạt cơn đau cổ tay và các triệu chứng khác nhau, ví dụ như là:
- Đau cổ tay nhưng không sưng.
- Cảm giác tê tay vào ban đêm.
- Ngứa ran hoặc đau ở các ngón tay, đặc biệt là ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa
- Trong trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng của Hội chứng ống cổ tay có thể khiến cho người bệnh mất ngủ, khó ngủ, tỉnh giấc vào ban đêm.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh này, đặc biệt là ở những
thường xuyên sử dụng cổ tay trong hoạt động hàng ngày. Bất cứ ai cũng có thể bị Hội chứng ống cổ tay và nguy cơ mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Một số yếu tố nguy cơ đó là:
- Sử dụng lực cao lâu.
- Chuyển động lực cổ tay lặp lại một cách thường xuyên.
- Mang thai và chăm con nhỏ.
- Từng bị chấn thương trật khớp cổ tay, biến dạng khớp cổ tay hoặc bàn tay.
- Mắc các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout…
Như vậy, có thể thấy đau cổ tay nhưng không sưng có thể liên quan tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả các nguyên nhân y tế cần được điều trị để tránh những rủi ro không mong muốn. Do đó, khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
3. Chẩn đoán tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng như thế nào?
Để có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra tiền sử bệnh, các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của cơn đau Bên cạnh đó là thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu ở bên ngoài như bầm tím, sưng tấy, cơ bắp hao mòn hoặc thay da. Từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, khả năng di chuyển cổ tay.
Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, như chụp X – quang. Hình ảnh X – quang cổ tay có thể giúp xác định được nguy cơ gãy xương hoặc viêm khớp.
Nếu cần được chẩn đoán thêm, các kiểm tra có thể được thực hiện như chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định nguyên nhân.
4. Điều trị trị đau cổ tay nhưng không sưng như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố liên quan, một số biện pháp sau có thể cải thiện được tình trạng bệnh này đó là:
4.1. Ngừng lạm dụng cổ tay
Trước khi tiến hành những biện pháp điều trị đau cổ tay, người bệnh nên biết cách chăm sóc cổ tay, thay đổi các chuyển động và phòng ngừa cơn đau có thể xảy ra.
- Sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ cổ tay và ngăn ngừa cơn đau
- Với những người thường xuyên sử dụng cổ tay như nhân viên văn phòng, công nhân lắp ráp, vận động viên bóng bàn hoặc thợ rèn, cần lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện tình trạng cơn đau.
- Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên tạm ngừng thực hiện các hoạt động gây đau liên quan tới cổ tay. Điều này giúp cho cổ tay có thời gian phục hồi và chữa lành các tổn thương.
4.2. Băng ép cổ tay
Nếu như tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng xảy ra là do bong gân và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, có thể sử dụng một loại bằng ép để cố định cổ tay.
Lưu ý là hãy làm sạch cổ tay trước khi băng và nên dùng băng ép có chất lượng cao để cổ tay phục hồi tốt nhất.
Người bệnh không cần phải băng cổ tay cả ngày và có thể tháo ra khi đi tắm rửa hoặc khi không cần thực hiện các vận động tác động đến cổ tay.
4.3. Sử dụng các loại thuốc giảm đau
Nếu có biện pháp tự chăm sóc không có hiệu quả, người bệnh nên tới khám bác sĩ để được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau. Nếu đau cổ tay liên
quan đến bệnh viêm khớp, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau như Aspirin, Paracetamol hoặc Ibuprofen.

4.4. Uống nhiều nước
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng. Nước sẽ hỗ trợ bôi trơn hiệu quả, hỗ trợ thải độc tố cũng như là tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện nhưng cơn đau nhẹ trên khắp cơ thể.
4.5. Thoa dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có thể giúp làm ấm các khớp và hỗ trợ giảm đau một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tinh dầu nguyên chất quá mạnh có thể dẫn đến bỏng rát hoặc khó chịu. Vậy nên, người dùng có thể pha loãng tinh dầu trong các loại dầu thực vật như là dầu ô liu và dầu dừa để cải thiện cơn đau hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Người bệnh chỉ cần thoa dầu bạc hà lên trên cổ tay và đợi đến khi các cơ ấm lên thì cơn đau sẽ được cải thiện.
4.6. Điều trị các chấn thương liên quan
Các chấn thương trong công việc và hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như té ngã, va chạm thể thao hoặc lạm dụng cổ tay, đều có thể dẫn đến tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng. Để cải thiện, người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp như là:
- Nếu cảm bàn tay bị tê liệt, biến dạng, có chảy máu hoặc không thể cử động cổ tay bình thường, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
- Nếu không có biến dạng hoặc cơn đau ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen để cải thiện cơn đau.
- Vệ sinh vùng cổ tay bị đau và chườm lạnh lên cổ tay để giảm đau. Không nên chườm túi đá lạnh trực tiếp lên da, thay vào đó nên lót một lớp khăn mỏng ở dưới để tránh gây bỏng lạnh.
- Nếu các cơn đau nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các biện pháp tự chăm sóc, người bệnh nên tới bệnh viện để được điều trị phù hợp.
4.7. Các phương pháp can thiệp y tế
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân nẹp cổ tay, hạn chế vận động hoặc có thể là phẫu thuật điều trị. Cụ thể là:
- Nếu như cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh sẽ được yêu cầu hạn chế các hoạt động liên quan tới cổ tay, dành thêm thời gian nghỉ ngơi và để cho cổ tay có thể tự hồi phục.
- Đối với những trường hợp bị bong gân nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành nẹp cổ tay cho bệnh nhân và chỉ định sử dụng thuốc cải thiện cơn đau.
- Trong trường hợp xác định bị gãy xương, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật chỉnh hình.
Sau khi điều trị, người bệnh nên theo dõi sát sao các triệu chứng và phản ứng của cơ thể. Nếu như cơn đau cổ tay không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
5. Phòng ngừa tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng
Một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương và gây ra tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng. Do đó, để hạn chế cơn đau, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như là:
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi tham gia một số môn thể thao như ;à trượt patin, bóng bàn, bóng chuyền hoặc các môn thể thao có tác động đến cổ tay khác.
- Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, để cho cổ tay được thư giãn và phục hồi.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như giá đỡ cổ tay hoặc bàn di chuột để cải thiện bớt cơn đau.
- Thường xuyên duỗi tay, tập thể dục để giãn các cơ.
Như vậy, bài viết đã trình bày khái quát các thông tin liên quan đến tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng. Đây là tình trạng có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, và tùy thuộc vào căn nguyên cũng như tình trạng của người bệnh để có các biện pháp điều trị phù hợp.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone