Đau cổ tay sinh sinh con là một trong những vấn đề mà phụ nữ có thể gặp phải. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, chăm sóc con. Cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về chủ đề đau cổ tay sau sinh con nhé!
Xem thêm:
- Phụ nữ sau sinh dùng điện thoại có được không?
- Đau cổ vai gáy có nên tập gym không?
- Khớp háng kêu lục cục do đâu?
- Đau khớp háng có nên đi bộ không?
Nội dung bài viết
1. Đau cổ tay sau sinh và các triệu chứng
Đau cổ tay sau sinh là tình trạng thường gặp ở một số phụ nữ sau khi sinh con. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể có một số dấu hiệu như là:
- Cơn đau bắt đầu một cách từ từ, âm ỉ và tăng dần theo thời gian. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột và nghiêm trọng.
- Người bệnh đau nhiều hơn khi di chuyển hai ngón tay cái hoặc cổ tay.
- Cảm giác đau có thể lan rộng lên trên cánh tay.
- Một số trường hợp cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một phía của cổ tay và ngón cái. Đôi khi có triệu chứng tê bì, châm chích xuất hiện ở một số ngón tay hoặc là cả bàn tay.
- Cơn đau có xu hướng giảm khi cổ tay được nghỉ ngơi đúng cách và không lặp lại các động tác gây ra đau.

2. Một số nguyên nhân gây đau cổ tay sau khi sinh
Tình trạng đau cổ tay sau sinh có thể là do một số nguyên nhân sau gây ra:
2.1. Hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain là tình trạng viêm hẹp bao gân ở vùng ngón tay cái (bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái). Trong đó, lớp bao gân bị viêm sẽ trở nên dày lên, có khi bị sưng nề, khiến sợi gân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và gây đau nhất là ở các tư thế dạng và duỗi ngón tay cái.
Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi gập, duỗi, xoay cổ tay hay nâng vác vật nặng, đặc biệt là các động tác có liên quan đến ngón tay cái. Vùng da bên ngoài bao gân có khi bị sưng đỏ và rất đau khi ấn vào. Sau sinh, việc chăm sóc em bé của các mẹ có thể dẫn đến tình trạng tăng tải đột ngột ở ngón tay cái và cổ tay, gây ra tình trạng đau cổ tay.
2.2. Do hội chứng ống cổ tay
Phụ nữ sau sinh có thể mắc phải hội chứng ống cổ tay dẫn tới cảm giác tê bì, châm chích, đau nhức ở vùng bàn tay. Nguyên nhân là do các chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình chăm sóc trẻ, khiến cho cổ tay phải chịu nhiều áp lực, ảnh hướng tới cấu trúc của các thành phần đi trong ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay là một trong các bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên thường gặp nhất. Đây là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay. Hậu quả của việc chèn ép là gây ra tình trạng đau, tê, giảm hay mất cảm giác ở vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa. Khi bệnh nặng có thể làm yếu, teo cơ ở vùng mô ngón cái làm người bệnh cảm thấy khó chịu và gặp khó khăn trong sinh hoạt.
2.3. Do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng mà phụ nữ sau sinh thường bị thiếu hụt đó là thiếu sắt, thiếu canxi, vitamin D, B12… . Đây đều là những chất cần thiết để tái tạo lại mật độ xương khớp sau sinh. Chính vì vậy, tình trạng thiếu hụt này dẫn tới hiện tượng đau cổ tay sau sinh.
2.4. Do rối loạn nội tiết sau sinh
Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thường thay đổi rất nhiều sau sinh. Trong khi đó, Progesterone và estrogen giúp tái tạo xương khớp. Nên việc thiếu hụt nội tiết tố sẽ làm cho hệ thống xương khớp bị suy yếu và kém phát triển. Và cũng từ đó trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ tay sau sinh.
2.5. Một số yếu tố khác
Sau khi sinh, sức khỏe của người mẹ chưa hồi phục lại hoàn toàn. Kết hợp với việc chăm con thường xuyên, không đủ thời gian nghỉ ngơi. Điều này có thể khiến các mẹ dễ bị sai tư thế khi làm việc dẫn đến tình trạng đau khớp cổ tay sau sinh.
3. Một số phương pháp chẩn đoán tình trạng đau cổ tay sau sinh
Thông qua thăm khám, quan sát các biểu hiện bên ngoài như bầm tím, đau khi ấn vào… có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân gây ra bệnh.
Tuy nhiên để đưa ra kết luận chính xác nhất, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như là:
- Chụp X-quang: Phương pháp chẩn đoán này sẽ được chỉ định thực hiện khi cổ tay bị đau nhiều, hạn chế khả năng hoạt động, có tiền sử chấn thương, hoặc đau kèm với sưng, cứng khớp. Kết quả chụp X-quang cho phép bác sĩ đánh giá cấu trục xương, phát hiện các vấn đề như bị gãy nứt xương, thoái hóa, bào mòn xương,…
- Điện cơ (EMG): Nếu nghi ngờ nguyên nhân là do tổn thương dây thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện đo điện cơ. Qua đó có thể đánh giá được hoạt động của dây thần kinh, vị trí, mức độ cùng với thời gian tổn thương của thần kinh.
- Siêu âm: Siêu âm sẽ cho hình ảnh chi tiết về gân, bao khớp, túi hoạt dịch,… tại khớp cổ tay và bàn tay. Từ đó, bác sĩ có thể xác định được tình trạng đau cổ tay sau sinh có phải là do các nguyên nhân đến từ phần mô mềm như hội chứng De Quervain hay không.
4. Đau cổ tay sau sinh có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp bị đau cổ tay sau sinh thường sẽ không quá nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen cử động cổ tay không đúng cách trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trường hợp tình trạng đau cổ tay dai dẳng và nghiêm trọng, thì người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu thực hiện điều trị muộn, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như là:
- Đau mạn tính.
- Viêm kẹt gân.
- Khả năng vận động bị suy giảm.
5. Các phương pháp điều trị đau cổ tay sau sinh
Thường thì các trường hợp bị đau tay sau sinh sẽ có chuyển biến tốt khi áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà. Chỉ khi các cách này không có hiệu quả thì người bệnh mới phải can thiệp y tế.
5.1. Một số biện pháp giảm đau tại nhà
Trong giai đoạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bác sĩ thường sẽ hướng tới các biện pháp giảm đau không dùng thuốc như là:
Nghỉ ngơi
Người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh thực hiện những chuyển động nhiều gây tăng áp lực lên cổ tay. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp, dây thần kinh và gân ở tay bị tổn thương.
Sử dụng nẹp
Đeo nẹp giúp cố định phần cổ tay bị thương, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Với trường hợp đau nhiều, cách này giúp cho cổ tay được nghỉ ngơi, giữ thẳng và ổn định khớp.Bên cạnh đó, cách này còn giúp hạn chế những chuyển động không cần thiết, giảm đau khớp cổ tay, phòng ngừa việc chấn thương tái phát.
Massage
Đây là giải pháp hiệu quả đối với các trường hợp đau do viêm bao gân mãn tính hoặc hội chứng ống cổ tay. Massage vừa giúp thư giãn, giảm đau, tăng sự linh hoạt và quá trình lưu thông máu. Nhờ đó cải thiện tình trạng đau nhức, giúp các tổn thương mau lành.
Nên thực hiện massage nhẹ nhàng và có thể xoa kết hợp day ấn, bóp từ cẳng tay xuống ngón tay.
Chườm lạnh
Chườm lạnh đặc biệt hiệu quả với các trường hợp đau cấp do chấn thương, viêm bao gân, phần mềm khi có dấu hiệu sưng đỏ. Chườm lạnh sử dụng nhiệt độ thấp để làm co mạch, giảm lượng máu lưu thông. Từ đó, hạn chế tình trạng máu bầm, giảm viêm, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Có thể đặt một túi nước đá lên gốc ngón tay cái, thực hiện 3-5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút. Lưu ý không để trực tiếp đá lạnh lên trên da mà nên có một lớp lót mỏng để tránh bị bỏng lạnh.
Chuyển động nhẹ nhàng
Khi tình trạng sưng và đau đã giảm, người bệnh nên chuyển động cổ tay và ngón tay nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng co thắt, hỗ trợ giảm đau và tăng sự linh hoạt, ngăn ngừa cứng khớp.
Điều chỉnh các động tác không đúng
Người bệnh nên tránh lặp lại các động tác, tư thế không đúng, có thể làm phát sinh cơn đau cổ tay như là uốn cong cổ tay, căng ngón tay cái quá mức trong thời gian dài. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, các mẹ nên lưu ý:
- Khi chăm sóc trẻ hoặc làm bất cứ việc gì, nên giữ cổ tay, ngón tay cái ở vị trí trung tính và thoải mái. Khi cho con bú, mẹ không nên cố căng cổ tay hay cánh tay, chú ý nâng đầu bé bằng gối hoặc là cẳng tay và đặt chiếc gối bên dưới em bé để có sự hỗ trợ nâng đỡ.
- Nên bế trẻ theo nhiều cách khác nhau để giúp cổ tay, ngón tay có thời gian nghỉ ngơi, tránh tình trạng bị căng mỏi cơ.
- Nếu cần di chuyển cùng bé với một đoạn đường dài, mẹ nên ưu tiên sử dụng địu hoặc là xe đẩy.
5.2. Các biện pháp điều trị y tế
Khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà cơn đau cổ tay vẫn không giảm hoặc đau kéo dài hơn 3 ngày thì người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉnh định một số biện pháp điều trị y tế như là:
Sử dụng thuốc:
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm được dùng khi có nguyên nhân là do bệnh lý, hoặc tình trạng đau không giảm sau khi điều trị tại nhà một thời gian. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định đó là:
- Paracetamol: Thuốc giảm đau, thường dùng trong trường hợp đau nhẹ.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Phù hợp với các trường hợp đau vừa, đau do viêm hoặc kèm theo những triệu chứng viêm như sưng, tấy đỏ…
- Steroid: Nếu tình trạng đau nặng và không đáp ứng với 2 loại thuốc trên, bác sĩ có thể tiêm steroid quanh vùng gân tổn thương hay khớp của người bệnh để giảm viêm, giảm đau.
Sử dụng thuốc khi đang cho con bú có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ. Vì thế, người bệnh chỉ sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết, khi có chỉ định từ bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Các bài tập thường gặp là những động tác kéo giãn nhẹ, giúp kiểm soát tốt cơn đau, cải thiện vận động và sự linh hoạt cho cổ tay.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng cường cơ bắp, giảm kích ứng gân và dây thần kinh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ các tư thế đúng khi chăm sóc bé.
Phẫu thuật
Rất ít trường hợp đau cổ tay sau sinh cần phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi:
- Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân gây đau phức tạp.
- Không đáp ứng với tất cả các biện pháp điều trị khác.
Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải phóng dây thần kinh hoặc vỏ bọc gân để giảm sự chèn ép và giảm đau, đồng thời hỗ trợ cho quá trình phục hồi, giúp các chuyển động trơn tru hơn, ngăn chặn tình trạng đau và viêm tái phát.
6. Một số biện pháp phòng ngừa đau cổ tay sau sinh
Để phòng ngừa tình trạng đau cổ tay sau khi sinh con, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Chú ý tới các tư thế khi chăm con, cố gắng đảm bảo thực hiện đúng cách để hạn chế nguy cơ bị đau khớp cổ tay.
- Sử dụng thêm các vật dụng như gối để giúp nâng đỡ bé. Mẹ không nên cố gắng sử dụng tay hay cổ tay khi chăm bé để tránh gia tăng áp lực lên khu vực này.
- Luôn cố gắng duy trì cổ tay và ngón tay cái ở vị trí trung tính, tạo ra cảm giác thoải mái.
- Hạn chế lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian ở cổ tay, bàn tay.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tránh sử dụng vùng khớp cổ tay quá mức.
- Massage cổ tay và ngón tay thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, để ngăn ngừa tình trạng đau cổ tay sau khi sinh con.
- Thực hiện thường xuyên các bài tập luyện đơn giản cho cổ tay và ngón tay. Điều này sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng và gân, chuyển động khớp linh hoạt.
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết: Nên bổ sung nhiều canxi, các vitamin như vitamin C, vitamin D, chất chống oxy hóa, protein, axit béo omega-3, các khoáng chất như phốt pho và magie. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện, hồi phục sức khỏe của mẹ cũng như tăng cường chức năng xương khớp…
Qua bài viết này, hy vọng các bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về tính trạng đau cổ tay sau khi sinh con. Đây không phải tình trạng quá nguy hiểm, nhưng có thể ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của người mẹ. Do đó cần có biện pháp khắc phục và phòng ngừa kịp thời.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone