Đau cổ vai gáy có nên tập gym không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi vì tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Vì vậy, mà họ cũng rất e ngại mỗi khi vận động, đặc biệt là tập gym. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu để giải đáp thắc mắc đau cổ vai gáy có nên tập gym không?
Xem thêm:
- Đau cổ tay nhưng không sưng: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa
- Tư thế ngủ cho người bị đau cổ vai gáy
- Đau cổ tay sau sinh con: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa
- 13 bài tập giảm đau cổ vai gáy hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Đau cổ vai gáy có nên tập gym hay không?
Chứng bệnh đau cổ vai gáy đang ngày càng phổ biến hiện nay. Đây là căn bệnh có thể xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Người mắc bệnh đau cổ vai gáy có thể là những người lớn tuổi, trung niên thậm chí là kể cả những người trẻ. Nguyên nhân gây bệnh có thể do quá trình vận động sai tư thế hoặc cũng có thể là do các yếu tố bệnh lý.
Quá trình điều trị căn bệnh này bên cạnh sử dụng thuốc còn cần người bệnh phải đi lại vận động đúng tư thế. Ngoài ra, người bệnh cũng cần rèn luyện bằng các môn thể thao nhẹ nhàng. Vậy người bị đau cổ vai gáy có nên tập gym hay không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh bị đau nhức cổ vai gáy ở mức độ trung bình và nhẹ thì hoàn toàn có thể tập gym. Bởi vì môn thể thao này giúp người bệnh hạn chế được cơn đau, vận động đúng tư thế. Đồng thời đây cũng là một cách để giúp rèn luyện sức khỏe tốt nhất.

Những lợi ích mà môn thể thao này đem lại cho sức khỏe của người bệnh như sau:
- Giúp cải thiện vóc dáng và duy trì cân nặng cho người bệnh, hạn chế tình trạng thừa cân béo phì.
- Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông đến các khu vực bị tổn thương gây ra đau nhức.
- Tăng tính linh hoạt và độ dẻo dai cho nhiều nhóm cơ xương khớp.
- Giúp tăng cường sự cứng chắc, bền vững của xương, góp phần vào việc giúp phòng ngừa một số chứng bệnh, chẳng hạn như loãng xương hoặc thoái hóa cột sống.
- Giúp người bệnh phòng ngừa được các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với người lớn tuổi như cao huyết áp hay tai biến mạch máu não.
- Tăng cường sức khỏe cho người tập, mang đến cảm giác thư thái và thoải mái. Tạo điều kiện tốt để người bệnh có thể mau chóng bình phục.
Theo ý kiến của các chuyên gia, bệnh nhân mắc chứng đau cổ vai gáy ở thể nhẹ hoặc đang thuyên giảm, hồi phục có thể tiến hành thực hiện các bài tập gym như bình thường. Đây là biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị. Việc tập luyện gym đều đặn đúng động tác và đúng phương pháp sẽ giúp đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải lưu ý thực hiện những động tác phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh. Không nên lựa chọn các động tác quá khó, quá sức hoặc các bài tập nặng nhọc. Với người bệnh ở tình trạng nặng thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hoặc các huấn luyện viên. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên tự ý lựa chọn các bài tập bởi có thể sẽ gây ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị đau cổ vai gáy xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Cơn đau nhức đã trở thành mãn tính thì việc vận động mạnh là điều không nên. Bởi vì, việc vận động quá mạnh có thể gây tăng áp lực lên vị trí cột sống hoặc phần đĩa đệm đang bị tổn thương. Do đó mà tình trạng bệnh có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, người bệnh nên căn cứ vào tình trạng bệnh của bản thân và sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để quyết định có nên tập gym hay không. Nếu bệnh nhân bị đau nhẹ và đau do nguyên nhân vận động sai tư thế thì bạn hoàn toàn có thể tập gym.
Người bệnh bị đau nhức do liên quan tới các nguyên nhân bệnh lý cột sống thì nên cân nhắc. Đồng thời, người bệnh cần phải tham khảo tư vấn của các bác sĩ để quyết định xem có nên hay không nên tập gym.
2. Những nguyên tắc khi tập gym đối với bệnh nhân bị đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy có nên tập gym hay không? Thì câu trả lời là người bệnh ở mức độ nhẹ và vừa nên tập gym. Người bệnh thực hiện các bài tập này để giúp tăng cường sự linh hoạt của các cơ xương khớp. Đồng thời, bài tập cũng là một cách để giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc riêng biệt, cụ thể như sau:
- Khởi động để làm nóng cơ thể thật kỹ trước khi bước vào bài tập để hạn chế tối đa các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình luyện tập.
- Chọn lựa những động tác nhẹ nhàng và không cần quá nhiều sức.
- Tập luyện theo đúng kỹ thuật, tư thế và động tác.
- Kết hợp việc luyện tập các bài tập với việc hít thở sâu một cách nhẹ nhàng.
- Khi quen dần với bài tập và động tác thì có thể tăng dần cường độ tập luyện. Tuy nhiên, không nên luyện tập vượt quá sức.
- Thực hiện bài tập gym kết hợp với những biện pháp giảm đau khác không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt để giúp tăng cao hiệu quả.
- Thời gian tập luyện lý tưởng nhất là trong khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Người bệnh không nên sử dụng các bài tập nặng. Đặc biệt nên loại bỏ các bài tập có liên quan tới cổ như xoay lưng, xoay cổ, vai gáy ….
Tuân thủ tốt theo các nguyên tắc tập luyện kể trên sẽ giúp cho người bệnh có được những bài tập an toàn và đem lại hiệu quả cao.
3. Tổng hợp các bài tập gym phù hợp cho người bệnh bị đau cổ vai gáy
Bệnh nhân mắc bệnh đau cổ vai gáy ở thể nhẹ có thể áp dụng những bài tập gym để giúp giảm đau hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp 3 bài tập gym thường dùng cho những bệnh nhân bị đau vai gáy kéo dài.
3.1. Bài tập gập bụng chữa đau cổ vai gáy
Các động tác của bài tập này sẽ tác động tới phần lưng, vai và gáy. Do đó, bài tập rất phù hợp với người bệnh mắc chứng đau cổ vai gáy do thoát vị đĩa đệm.
Các động tác thực hiện như sau:
- Người tập bắt đầu ở tư thế nằm ngửa.
- Phần tay đặt ra sau đầu, chân co ở tư thế thoải mái.
- Sau đó, dùng lực siết vùng hông sao cho đẩy phần thân trên co lại rồi kéo cho đến khi phần thân trên gần như ở tư thế ngồi dậy
- Trong khi đó phần thân dưới thì giữ nguyên tư thế co chân một cách thoải mái.
- Thực hiện động tác trên từ 5 đến 7 lần mỗi hiệp. Nên thực hiện 3 hiệp/ngày.

Đa số các phòng tập gym đều có các máy móc hỗ trợ tập bụng. Người bệnh có thể sử dụng máy này để hỗ trợ trong quá trình tập luyện.
3.2. Bài tập squat cho người đau cổ vai gáy
Bài tập này chủ yếu tập trung tác dụng vào phần mông, đùi. Đồng thời, khi tập luyện các động tác cũng sẽ giúp kéo giãn phần đốt sống. Chính vì thế mà bài tập này rất phù hợp cho những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống gây ra đau cổ vai gáy.
Cần tiến hành thực hiện như sau:
- Người tập bắt đầu ở tư thế đứng thẳng. Hai chân dang rộng bằng vai. Phần tay buông xuống thoải mái.
- Từ từ đưa 2 tay ra phía trước sao cho hai tay song song với mặt sàn.
- Tiếp theo, ngồi từ từ xuống sao cho phần đầu gối, phần mông và phần đùi được thẳng hàng.
- Người tập duy trì tư thế này trong vòng 3 giây rồi trở lại với tư thế ban đầu. Động tác này nên được lặp lại khoảng 5 lần liên tục.
Trong quá trình thực hiện bài tập squat, người bệnh luôn phải đảm bảo giữ cho lưng và cột sống ở tư thế thẳng. Những động tác siết và thả lỏng hông cần phải thực hiện kèm với nhịp điệu hít vào, thở ra đều đặn.
3.3. Bài tập gym hyperextension
Các động tác của bài tập này rất thích hợp với các bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy do thoái hoá cột sống. Người bệnh nên tiến hành thực hiện động tác đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các động tác được thực hiện như sau:
- Người tập luyện bắt đầu ở tư thế nằm sấp trên ghế hỗ trợ hyperextension.
- Nên điều chỉnh tư thế nằm sao cho phần đùi tiếp xúc với ghế.
- Phần gót chân nên đặt tại vị trí đệm của ghế. Hai tay trong tư thế bắt chéo ở trước ngực.
- Uốn lưng sao cho cơ thể ở tư thế song song với sàn tập.
- Giữ nguyên động tác này trong khoảng 3 – 4 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
- Nên lặp lại động tác trên khoảng 5 lần liên tiếp.
4. Những lưu ý cho người bị đau cổ vai gáy khi tập gym
Bệnh nhân bị đau cổ vai gáy khi tập gym nên chú ý những gì? Bệnh nhân ở tình trạng nhẹ và vừa nên tập gym để giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện, bệnh nhân có thể bất ngờ gặp phải tình trạng đau nhức. Khi đó, người tập nên thực hiện như sau:
- Dừng ngay việc luyện tập.
- Nên nằm nghỉ và bất động vùng vai gáy khi bị đau nhức.
- Thực hiện các biện pháp giúp giảm đau không dùng thuốc như chườm lạnh hoặc chườm nóng.
- Đến gặp các bác sĩ ngay để được thăm khám trong trường hợp cơn đau nhức không thuyên giảm.
Để đạt hiệu quả tốt nhất cho người bị đau vai gáy khi tập gym, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân cần phải thực hiện khởi động kỹ càng trước khi bắt đầu bài tập chính. Việc khởi động sẽ có tác dụng làm nóng cơ thể, hạn chế tối đa các nguy cơ gặp chấn thương.
- Trong quá trình tập luyện, người bệnh nên thực hiện đúng tư thế, đúng kỹ thuật và đúng động tác.
- Nên tập luyện đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút. Không nên tập luyện với thời gian dài. Bời vì thời gian tập luyện quá dài có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
- Người bệnh nên luôn giữ cho tinh thần thư giãn và thoải mái nhất trong quá trình thực hiện các động tác tập gym. Bên cạnh đó, không nên quá nôn nóng khi thực hiện các bài tập.
- Người bệnh nên dừng việc tập luyện nếu như thấy đau nhức vùng cổ vai gáy. Đồng thời khi các triệu chứng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn những nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Trong đó, cần chú ý đến thực phẩm giàu chất xơ, có chứa nhiều lượng canxi, omega 3. Ngoài ra, nhóm loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D cũng rất tốt cho người bị đau cổ vai gáy.
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu, mỡ. Đồ uống có chứa cồn và các chất kích thích cũng cần lưu ý là không nên sử dụng
- Nên tới các phòng tập, trung tâm chuyên nghiệp để được theo dõi và có sự hướng dẫn của các chuyên gia. Điều này sẽ đảm bảo chắc chắn rằng bạn tập luyện các bài tập đúng kỹ thuật.
- Bên cạnh việc tập gym, bệnh nhân bị đau cổ vai gáy có thể chọn lựa các môn thể thao khác phù hợp. Trong đó, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,… là lựa chọn rất phù hợp.
- Người bệnh nên thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên. Nên tới bệnh viện để được thăm khám định kỳ bệnh đau vai gáy.
Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi đau cổ vai gáy có nên tập gym? Bệnh nhân mắc chứng bệnh đau nhức cổ vai gáy ở tình trạng nhẹ hoàn toàn có thể tập môn thể thao này để giảm đau. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nặng hơn thì cần phải tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành thực hiện.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone