Đau đầu gối là bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là thường hay gặp ở những người cao tuổi bởi đây là tình trạng tổn thương đầu gối từ những tác động cơ học hoặc là dấu hiệu của bệnh lý về xương khớp. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về tình trạng đau đầu gối để hiểu rõ căn nguyên của bệnh này.
Nội dung bài viết
1. Tình trạng đau đầu gối là gì?
Đau đầu gối là biểu hiện của tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, bao gồm các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và bao hoạt dịch. Trong đó, đầu gối là bộ phận chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể cũng như hoạt động nhiều nhất nên có nguy cơ bị tổn thương rất cao.
Đau đầu gối rất phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng đến vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau đầu gối không chỉ là một cơn đau bình thường, đau nhức khớp gối cũng có thể là một biểu hiện của các căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm.
2. Những triệu chứng của đau đầu gối
Đau đầu gối có một số biểu hiện dưới đây:
2.1. Những cơn đau xuất hiện ở vùng gối và dưới đầu gối
Đau nhức đầu gối khi cử động kèm theo đó là tình trạng sưng đau gối có thể là dấu hiệu của tình trạng tổn thương sụn chêm, màng bao hoạt dịch hay hệ thống gân cơ, dây chằng quanh khớp gối.
2.2. Cảm giác sưng đau và nóng ở đầu gối
Đây là dấu hiệu của hiện tượng viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là những túi nhỏ có chứa chất lỏng bao quanh đầu gối giúp đệm giữa xương và bôi trơn khớp gối, giảm ma sát khi vận động. Bao này khi bị viêm sẽ sưng to lên khiến cho việc cử động trở nên khó khăn.

2.3. Có tiếng kêu ở trong đầu gối
Phần sụn khớp ở người bệnh bị đau khớp gối thường có liên kết lỏng lẻo nên gây ảnh hưởng đến vận động của khớp gối, làm xuất hiện những âm thanh lục cục tại đầu gối khi người bệnh di chuyển, vận động.
Một số biểu hiện khác của đau đầu gối như biến dạng khớp, khớp cơ cứng,… cũng thường xuất hiện cùng với đó là cảm giác đau nhức và mỏi vùng đầu gối. Nghiêm trọng hơn có thể có nguy cơ bại liệt, đi lại khó khăn.
3. Nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến
3.1. Do các chấn thương đầu gối gây ra
Chấn thương đầu gối có thể xuất phát từ:
- Bong gân
Đây là hiện tượng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng lại không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối sẽ rất đau, bầm tím quanh vùng khớp do tụ máu, vùng bong gân nóng lên.
- Tổn thương dây chằng
Dây chằng chéo trước rất dễ bị giãn hoặc đứt do chấn thương. Tổn thương này dẫn đến cơn đau ở khớp gối, gây sưng nề, hạn chế vận động gối. Sau đó sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ đồng thời liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.
- Tổn thương sụn chêm
Khi mang vác các vật nặng hoặc vận động gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách, đau và sưng nề rõ rệt. Đôi khi, mảnh sụn bị rách có thể lọt vào giữa khe khớp, bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật nội soi để cắt sụn chêm.
- Gãy xương
Xương bánh chè là xương dễ bị gãy nhất nếu có tác động cơ học mạnh diễn ra đột ngột. Nên khi ấn nhẹ vào ổ xương sẽ cảm thấy đau nhói, bầm tím và mất cử động hoàn toàn nếu như bị gãy rời hai đầu xương.
- Trật khớp
Hiện tượng trật khớp xảy ra khi đầu của xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy đầu gối. Những người thường xuyên chơi thể thao dễ bị trật xương bánh chè hay trật khớp chày đùi.
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối
Các chấn thương đầu gối có thể khiến cho bao hoạt dịch bị viêm, gây ra các cơn đau và làm khớp đầu gối bị cứng.
3.2. Do các bệnh lý xương khớp khác
Xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của khớp gối hoặc một số yếu tố nguy cơ như tai nạn, chấn thương,… Người bệnh có những cơn đau ở mặt trước và trong khớp gối, có tiếng lục cục khi gấp duỗi và đau tăng lên khi vận động.
Khi bị viêm khớp gối, xương sụn trơn bị mòn dần, trở nên xù xì và thô ráp hơn. Các khớp xương ma sát nhiều dẫn đến giảm hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây ra đau và vận động khó khăn.
Đây là bệnh lý tự miễn gây ra tổn thương nghiêm trọng trong màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, dẫn đến đau và cứng khớp, lâu dần có thể gây biến dạng khớp, dính khớp.
- Bệnh gout
Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, khớp xương và chèn ép lên dây thần kinh cảm giác. Gout có thể tác động lên khớp đầu gối và gây đau.
- Hội chứng bàn chân bẹt
Lòng bàn chân bẹt có thể gây ra căng thẳng cho các dây chằng xung quanh của đầu gối, khiến cho khớp gối dễ bị lệch và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
- Hội chứng Sinding – Larsen Johansson
Đây là tình trạng viêm kèm theo đau nhức và khó chịu ở phần cuối xương bánh chè, đồng thời tổn thương sụn tiếp hợp tăng trưởng. Chấn thương này xảy ra do sự co thắt lặp đi lặp lại nhiều lần của cơ đùi trong một thời gian dài.
3.3. Lối sống sinh hoạt không khoa học
Bên cạnh các chấn thương và bệnh lý về xương khớp, còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn xuất hiện đau nhức đầu gối, bao gồm cả lối sống không lành mạnh. Cụ thể như, hay thức khuya, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…),… về lâu dài sẽ khiến xương yếu dần và dễ mắc phải các bệnh lý xương khớp. Ngoài ra, việc tăng cân quá nhanh cũng là một nguyên nhân khiến khớp gối bị tổn thương do phải chịu áp lực lớn lên đầu gối.
4. Tình trạng đau đầu gối đang dần trẻ hóa
Trước đây, thường có quan niệm rằng chỉ có những người trung niên, lao động nặng và những người cao tuổi mới bị đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, tỷ lệ đau đầu gối ở người trẻ hiện nay cũng tăng lên đáng kể.
Đối với những người cao tuổi, các hệ thống xương khớp đã dần bị thoái hóa, yếu dần, do đó dễ bị tổn thương và thường xuyên đau nhức đầu gối. Còn ở những người trẻ chủ yếu là do tai nạn, lối sống kém lành mạnh, không chăm sóc tốt cho cơ thể, vì vậy dẫn đến các bệnh về xương khớp.
5. Đau đầu gối có nguy hiểm hay không?
Đau đầu gối là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra và một trong những nguyên nhân đó là thoái hóa khớp gối, bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng cũng như nhiều độ tuổi khác nhau, nhất là những người cao tuổi.
Đau đầu gối có thể là biểu hiện cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác như viêm khớp, thoái hóa khớp. Việc chủ quan, không thăm khám sớm, kịp thời có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp và gây ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác trong tương lai, thậm chí khiến người mắc phải có nguy cơ bại liệt suốt đời.
6. Khi nào cần đi khám tại bệnh viện nếu bị đau đầu gối?
Đau đầu gối có thể là biểu hiện của những bệnh lý xương khớp nghiêm trọng khác. Vậy nên bạn đừng chờ đến khi những cơn đau đã tiến triển nặng như:
- Người bệnh không thể đi lại.
- Không thể co duỗi đầu gối hay gập gối lại được.
- Có tình trạng đau dữ dội về đêm hoặc ngay khi nghỉ ngơi.
Vì vậy, hãy đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và kiểm tra đầu gối càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ làm tăng cơ hội hồi phục cho người bệnh.
7. Phương pháp chẩn đoán đau đầu gối
Chẩn đoán đau khớp gối có thể được xác định thông qua các phương pháp sau:
7.1. Tìm hiểu bệnh sử của người bệnh
Đặt câu hỏi cho bệnh nhân để chẩn đoán chính xác thông qua bệnh sử như: Nguyên nhân, thời điểm xuất hiện, khu vực, mức độ,…đau đầu gối?
7.2. Khám lâm sàng
- Kiểm tra các khớp gối và độ ổn định của đầu gối.
- Xác định phạm vi chuyển động của hông và đầu gối.
- Kiểm tra khả năng chịu lực của đầu gối, cẳng chân, xương bánh chè và đùi.
- Mức độ dẻo dai và săn chắc của cơ đùi.
7.3. Các chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang: Để kiểm tra xương.

Chụp CT hoặc MRI: Giúp xem xét các tổn thương ở các mô mềm như gân, dây chằng…
8. Điều trị đau đầu gối bằng cách nào?
Mục đích của việc điều trị đau đầu gối là giúp làm giảm hiện tượng đau nhức khó chịu, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương để hồi phục chức năng bình thường của khớp đầu gối. Trong đó, các phương pháp được sử dụng như sau: (4)
8.1. Phương pháp điều trị y tế
Sử dụng các thuốc chống viêm non Steroid dạng viên nén: Thường sử dụng ibuprofen vì đây là thuốc không cần kê đơn, được dùng phổ biến trong điều trị giảm viêm và giảm đau đầu gối.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng NSAID theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên nhóm thuốc này thường đi kèm với một số tác dụng phụ.
Các thuốc chống viêm non Steroid dạng thoa: Đây là nhóm thuốc giảm đau tại chỗ và ít gây ra tác dụng phụ.
Các thuốc kê đơn giảm đau liều mạnh: Codeine là loại thuốc giảm đau liều mạnh, thường được kê đơn chỉ dùng trong thời gian ngắn bởi vì nó để lại tác dụng phụ.
Phẫu thuật hoặc tiêm: Đây là phương pháp không được khuyến khích trong quá trình điều trị đau đầu gối, chỉ nên thực hiện trong trường hợp bệnh tiến triển quá nghiêm trọng.
8.2. Các phương pháp điều trị tại nhà
Khi xuất hiện các dấu hiệu đau đầu gối, nhiều người bệnh đã tự ý điều trị bệnh bằng cách đắp thuốc theo những mẹo dân gian hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào khớp. Tuy nhiên, nếu bạn dùng sai cách, có thể tình trạng đau nhức này trở nên trầm trọng hơn cũng như người bệnh có nguy cơ cao bị hoại tử khớp gối, yếu các đầu chi, liệt toàn thân,…
Để đảm bảo quá trình điều trị an toàn, khi bị đau đầu gối, bệnh nhân cần phải tích cực nghỉ ngơi, kết hợp với rèn luyện thể thao đúng cách, chườm nóng hay chườm lạnh, xoa bóp và điều chỉnh các tư thế vận động. Nếu như tình trạng đau gối vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt. Cụ thể:
- Phương pháp sử dụng nhiệt
Đây là cách điều trị đau khớp gối tại nhà rất an toàn và hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này. Nhiệt độ sẽ giúp làm xoa dịu các cơn đau tạm thời.
Chườm nóng và chườm lạnh là 2 cách sử dụng nhiệt để cải thiện tình trạng đau đầu gối rất tốt. Chườm lạnh có công dụng giảm đau nhanh chóng, hơn nữa còn làm chậm tốc độ viêm nhiễm và giảm nguy cơ sưng tấy đầu gối cũng như các tổn thương mô nên nó rất phù hợp cho những cơn đau do bị chấn thương sau 48 giờ.
Trong khi, cách chườm nóng lại rất hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau cơ hoặc đau khớp mạn tính nhưng tuyệt đối không áp dụng cho người bị viêm da, nóng da hay xuất hiện các vết thương hở…
- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Việc nghỉ ngơi phù hợp có thể làm giảm các cơn đau khớp gối. Bởi vì nghỉ ngơi sẽ giúp cho các mô quanh khớp gối có thời gian để hồi phục, từ đó giúp làm giảm các cơn đau và phòng tránh nguy cơ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi không đồng nghĩa với việc bạn chỉ ngồi hay nằm yên một chỗ bởi vì điều này sẽ có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và làm yếu cơ.
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Khi bị đau đầu gối, ngoài việc người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi thì cũng đừng quên vận động nhẹ nhàng để giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi đầu gối.
Đối với những người bị đau đầu gối thì nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh. Những môn thể thao thường được các bác sĩ khuyên nên tập luyện như bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga,…để giúp tăng tính đàn hồi của các cơ gân, dây chằng, cũng như độ dẻo dai, linh hoạt của các khớp gối.

- Quản lý cân nặng hợp lý
Người bị thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp hơn so với người bình thường. Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp tránh tạo áp lực lên cơ thể, hạn chế khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
- Điều chỉnh tư thế vận động
Điều chỉnh tư thế vận động hợp lý sẽ giúp bạn thuyên giảm đau khớp gối hiệu quả. Những lưu ý về tư thế cho người bị đau đầu gối bao gồm: Ngồi thẳng lưng và tránh nghiêng sang 2 bên, không nên ngồi trong thời gian quá lâu vì điều này sẽ làm các khớp trở nên cứng và khó vận động hơn, bạn có thể kê thêm gối hoặc đệm để tăng chiều cao để tạo sự thoải mái khi ngồi, lựa chọn các loại giày phù hợp có thể giúp hỗ trợ tư thế hoạt động.
8.3. Phương pháp vật lý trị liệu
Khi bị đau đầu gối, bệnh nhân có thể kết hợp các bài tập vật lý trị liệu theo đúng hướng dẫn của chuyên gia để giúp giảm đau và thúc đẩy thời gian hồi phục của đầu gối. Thực tế, phương pháp này đã được chứng minh cho thấy hiệu quả cải thiện bệnh rất tích cực.
8.4. Các phẫu thuật ngoại khoa
Hầu hết những trường hợp đau đầu gối không cần phải phẫu thuật. Các phẫu thuật ngoại khoa sẽ được đề nghị thực hiện nếu các biện pháp bảo tồn ở trên không phát huy được hiệu quả như mong muốn, cơn đau đầu gối sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh rách nhiều mô mềm và bị chấn thương làm gãy xương.
Các hình thức phẫu thuật thường được sử dụng bao gồm: Cấy ghép sụn khớp, tiến hành khâu, cắt lọc sụn chêm hay tái tạo dây chằng.
9. Làm thế nào để phòng ngừa đau đầu gối?
Để hạn chế tối đa các bệnh khớp gối, các chuyên khoa xương khớp khuyên chúng ta nên có ý thức bảo vệ xương khớp của mình, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây đau khớp gối ngay từ khi còn trẻ bằng cách:
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kali, magie, các vitamin nhóm B, C, E…và những thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại cá béo, trái cây và rau xanh, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa,…Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như các loại thịt đỏ, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia,…
- Luôn có ý thức rèn luyện thể dục, thể thao đều đặn và đúng cách, đồng thời trước khi tập cần phải khởi động kỹ để tránh gây ra những tổn thương đến đầu gối.
- Nên đi đứng thẳng, tránh ngồi quá lâu hoặc nằm lâu một chỗ, làm giảm những áp lực đè ép lên các sụn khớp.
- Không nên vận động quá mức, cường độ mạnh, cần phải ngừng ngay nếu như cảm thấy đau ở đầu gối.
- Thường xuyên thực hiện các động tác giúp kéo căng bắp chân, các cơ đầu gối như cơ gân kheo, cơ tứ đầu để giúp làm giảm áp lực lên vùng đầu gối và xương bánh chè.
- Mang những loại giày phù hợp với kích cỡ của bàn chân và cấu trúc cơ thể cũng như phù hợp với hoạt động thể dục.
- Tránh tăng tình trạng thừa cân béo phì, mất kiểm soát cân nặng.
- Sử dụng những thực phẩm có chức năng tăng cường độ dẻo dai cho khớp gối.
Khớp gối là nơi rất dễ bị tổn thương nếu như vận động sai cách. Chính vì vậy, khi cơn đau tại vị trí đầu gối kéo dài lâu hoặc có bất cứ triệu chứng nào bất thường tại cơ quan này thì người bệnh cần phải đi khám ngay để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.
Như vậy, đau khớp gối là tình trạng bệnh rất phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, người bệnh cần phải tìm hiểu rõ về bệnh cũng như nguồn gốc bệnh để có những phương pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời để giúp bệnh cải thiện hiệu quả.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone