Đau đầu gối khi chơi bóng rổ là tình trạng xảy ra khá phổ biến khi người chơi môn thể thao này gặp các chấn thương. Do việc vận động ở cường độ cao liên tục và là môn thể thao có tiếp xúc gần nên những chấn thương xảy ra là điều không thể tránh. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng đau đầu gối khi chơi bóng rổ.
Xem thêm:
- Giải đáp: Đau đầu gối sau khi quan hệ tình dục do đâu?
- Tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân do đâu?
- Đau đầu gối sau khi đạp xe do đâu và cách khắc phục
- Đau đầu gối khi đi cầu thang – Cảnh báo của bệnh gì?
Nội dung bài viết
1. Tình trạng đau đầu gối khi chơi bóng rổ
Đau đầu gối là một trong những tình trạng phổ biến nhất ở cầu thủ bóng rổ, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực lớn lên khớp gối dẫn đến liên kết xương khớp gối bị lỏng lẻo, ảnh hưởng đến bề mặt tiếp xúc khớp và gây ra những cơn đau.
Khi di chuyển sang 2 bên, cúi người để giữ bóng hay động tác nhảy thì các cầu thủ phải sử dụng linh hoạt các nhóm cơ gân và khớp xương trong cơ thể, trong đó có các cơ và xương khớp đầu gối. Vì vậy, khi gặp phải chấn thương trong quá trình chơi bóng rổ, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau đầu gối. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chơi bóng rổ
2.1. Hội chứng đau xương bánh chè
Đây là loại chấn thương khớp gối thường gặp phải khi chơi bóng rổ. Tình trạng chấn thương xuất hiện khi xương bánh chè không di chuyển trơn, từ đó kích thích các sụn ở mặt dưới của xương bánh chè. Đồng thời, người chơi bóng rổ thường xuyên phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại với cường độ cao nên tạo lực lớn lên khớp gối quá mức khiến cho liên kết xương bánh chè trở nên kém hơn và gây ra chấn thương.
2.2. Đứt dây chằng chéo trước
Các động tác như dừng, đi và đổi hướng diễn ra liên tục, xoay trở đột ngột rất dễ khiến cho dây chằng bị tổn thương. Trong đó, chấn thương dây chằng chéo trước được coi là nghiêm trọng nhất. Bởi vì sự thay đổi đột ngột về hướng hay tiếp đất sai tư thế sau các cú nhảy.
2.3. Do rách dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau giúp kết nối và ổn định xương của khớp gối. Những chấn thương dây chằng chéo sau là do một cú đánh vào phía trước của đầu gối hoặc do xoắn và tăng huyết áp. Đây là một nguy cơ phổ biến ở những vận động viên bóng rổ.
2.4. Bong gân dây chằng ở đầu gối
Bong gân đầu gối là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng đau đầu gối ở các cầu thủ bóng rổ. Loại chấn thương này có liên quan đến việc kéo căng và tổn thương những dây chằng kết nối các xương vùng đầu gối. Nguyên nhân do chấn thương trực tiếp hoặc do vận động quá mức.
2.5. Do căng gân đầu gối
Căng gân đầu gối cũng rất phổ biến ở các cầu thủ bóng rổ. Trong khi bong gân có ảnh hưởng đến dây chằng, căng gân lại liên quan đến tổn thương kéo giãn đối với những gân của đầu gối, các kết nối xương với cơ có liên quan của đầu gối.
2.6. Tổn thương sụn chêm
Sụn chêm là một mảnh sụn lớn giúp ngăn cách giữa xương đùi và xương ống chân và đảm nhiệm chức năng nâng đỡ chấn động trong khớp gối. Tương tự như rách dây chằng chéo sau, bong gân hoặc rách sụn chêm đều có thể là do chấn thương đầu gối khi hoạt động bóng rổ quá mức.
2.7. Do vận động quá mức
Nếu không gặp phải chấn thương nào nhưng người tập vẫn cảm thấy đau đầu gối khi chơi bóng rổ, rất có thể nguyên nhân là do bạn đã vận động quá sức. Khi cơ thể mệt mỏi thì khả năng kiểm soát chính xác những cử động chân có thể sẽ bị sai lệch dẫn đến chấn thương mà dấu hiệu đầu tiên là đau ở đầu gối.
2.8. Do thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại
Nguyên nhân đau đầu gối phổ biến ở những vận động viên chơi bóng rổ là do thường xuyên phải thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại, gặp các chấn thương do ảnh hưởng từ sức căng cơ khớp xương lâu ngày. Cho dù các động tác có hoàn hảo và chính xác đến đâu thì với tần suất thực hiện liên tục vẫn có thể khiến hao mòn một phần cơ hoặc các mô nâng đỡ khiến cho hai đầu xương cọ xát vào nhau và gây ra nhiều đau đớn.
3. Khi nào đau đầu gối khi chơi bóng rổ nên đến bác sĩ?
Đau là dấu hiệu thông báo cơ thể bạn đang trong trạng thái bất ổn. Dù mức độ đau khớp gối nhẹ hay nặng, bạn cũng cần phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra nếu:
- Vùng da ở đầu gối bị đau đổi màu, có thể bị viêm hoặc gặp triệu chứng lạ khác.
- Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động như đi bộ, ngồi xuống đứng lên hay chỉ nằm im.
- Cơn đau dần trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm dù bạn đã nghỉ ngơi một vài ngày.
Sau khi được thăm khám, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau đầu gối để có những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh, giúp bạn nhanh chóng quay trở lại với môn thể thao này.
4. Cách điều trị đau đầu gối khi chơi bóng rổ
Nếu thấy cơn đau đầu gối xuất hiện bạn không nên tiếp tục tập luyện hay thi đấu. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số cách điều trị đau đầu gối như sau:
4.1. Phương pháp điều trị tại nhà
- Nghỉ ngơi
Nếu như không có chấn thương nào thì bạn đừng quá lo lắng về cơn đau đầu gối nhẹ sau khi chơi bóng rổ. Các khớp xương cũng như cơ bắp thường rất dễ mỏi, đau nhức sau khi tập luyện với cường độ cao. Bạn có thể cần 1-2 ngày để giúp cơ thể lấy lại cân bằng. Vì vậy, bạn hãy thư giãn, nghỉ ngơi trong khoảng 24 giờ để khớp gối có thời gian hồi phục.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Một cách khác để chữa đau khớp gối khi chơi bóng rổ đơn giản mà hiệu quả đó là chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng tức thì, từ đó xoa dịu các cơn đau đầu gối. Bạn không nên áp trực tiếp các túi chườm hay đá lên trên bề mặt da mà hãy lót hoặc bọc qua một lớp vải hay khăn mềm, đồng thời không chườm quá 20 phút/lần.

Trong trường hợp đầu gối chỉ bị đau và không sưng hoặc đã giảm sưng tấy, chườm nóng sẽ là lựa chọn tốt nhất để giúp lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tắm hoặc ngâm với nước ấm và thư giãn. Lưu ý không được chườm nóng khi đầu gối mới bị sưng.
- Các biện pháp điều trị thay thế khác
Châm cứu, bấm huyệt điều trị đau khớp gối cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều phù hợp với phương pháp này, vậy nên bạn cần phải tham khảo trước khi thực hiện.
Ngoài ra, người bị đau đầu gối khi chơi bóng rổ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc bổ để bảo vệ khớp và làm giảm các triệu chứng đau nhức như các sản phẩm có chứa thành phần glucosamine sulphate tinh thể để giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, đặc biệt là khớp gối.
4.2. Phương pháp điều trị y tế
Nếu như nguyên nhân khiến bạn chơi bóng rổ bị đau đầu gối là do các chấn thương thì cần phải được điều trị y tế bằng các phương pháp như sau.
- Sử dụng thuốc
Đau đầu gối do chấn thương mạn tính xuất phát từ nguyên nhân do viêm. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm như tiêm cortisone – một steroid giúp chống viêm mạnh.
- Các bài tập vật lý trị liệu
Sau khi phẫu thuật hoặc nếu phương pháp phẫu thuật không phải là sự lựa chọn tốt nhất thì bạn có thể thực hiện biện pháp vật lý trị liệu. Đây là phương pháp giúp tăng cường sức bền và làm căng các cơ xung quanh vùng đầu gối. Qua đó, các chuyển động cơ học của chân nói chung và đầu gối nói riêng sẽ trở nên tốt hơn và giúp ngăn ngừa phát sinh các chấn thương sau này.
- Phương pháp phẫu thuật
Bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật trong trường hợp bị đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm. Một số tình huống gặp chấn thương cấp tính như đầu gối bị tác động lực mạnh hay nhiều phần của đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật đầu gối khẩn cấp.
5. Cách phòng ngừa đau đầu gối khi chơi bóng rổ
Khi chơi bóng rổ thì việc va chạm là điều không thể tránh khỏi. Các tình huống bất ngờ xảy ra có thể khiến cho bạn không xử lý kịp thời được. Những biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ đau đầu gối khi chơi bóng rổ bao gồm:
- Khởi động thật kỹ trước khi tham gia thi đấu hay tập luyện bóng rổ.
- Thường xuyên tập luyện để đảm bảo khả năng kiểm soát, nhận thức, tốc độ, sức mạnh, cũng như sức bền và sự nhanh nhẹn cho người chơi.
- Mang giày chơi bóng rổ phù hợp có đế chống trượt.
- Áp dụng những kỹ thuật tốt.
- Cần chuẩn bị trước khi tiến hành thi đấu như làm sạch sân, kiểm tra các điểm trơn trượt hoặc các mảnh vỡ trên sân.
- Đeo băng nén để bảo vệ và hỗ trợ cơ khớp trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu.
Trên đây là những kiến thức về tình trạng đau đầu gối khi chơi bóng rổ để giúp người chơi tìm được nguyên nhân gây đau và có những biện pháp xử lý và phòng ngừa tình trạng này sớm để tránh những biến chứng nặng hơn.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone