Tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân thường xảy ra đối với những người đang gặp vấn đề về xương khớp hay khớp gối yếu. Bởi vì đây là tư thế ngồi thường xuyên của người Việt Nam thể hiện cách ngồi lịch sự. Do đó, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân để giải đáp.
Xem thêm:
- Co duỗi chân bị đau đầu gối do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục là gì?
- Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi do đâu?
- Nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai và cách khắc phục
- Giải đáp: Đau khớp gối uống canxi được không?
Nội dung bài viết
1. Đau đầu gối khi khoanh chân là gì?
Đau đầu gối khi khoanh chân có thể là cảnh báo tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh vùng khớp gối, từ các mô cơ, gân, sụn, dây chằng và túi bao hoạt dịch. Cơn đau này có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc có thể là triệu chứng của các bệnh lý về xương như thoái hóa khớp gối, viêm khớp, ung thư xương,…
Tình trạng đau đầu gối khi khoanh chân có thể kèm theo các dấu hiệu như:
- Sưng đỏ và cứng khớp gối.
- Ấm nóng khi chạm vào.
- Có tiếng lạo xạo ở khớp gối.

2. Ưu nhược điểm của tư thế ngồi khoanh chân
- Ưu điểm
Tư thế ngồi này mang lại nhiều lợi ích đối với khả năng vận động của bạn và có thể giúp cho các khớp xương gối trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn, miễn sao không ngồi ở tư thế này cả ngày.
- Nhược điểm
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ sự khó chịu hay cơn đau bất thường nào ở đầu gối khi ngồi ở tư thế này thì bạn hãy dừng lại, vì nó sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề có liên quan đến đầu gối.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân
Đau đầu gối khi ngồi khoanh chân có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe như:
3.1. Nguyên nhân sinh lý
- Chấn thương: Các chấn thương ở đầu gối rất dễ xảy ra nếu như bạn không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, vận động mạnh,… Khi đó, hệ thống dây chằng, sụn chêm, gân và xương ở đầu gối sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và khiến cho việc vận động gặp rất nhiều khó khăn.
- Thừa cân: Khi thừa cân béo phì sẽ tăng thêm áp lực cho đầu gối. Nếu bạn đang gặp những vấn đề xương khớp, thừa cân béo phì cũng sẽ làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
- Ít vận động: Việc ít vận động sẽ khiến cho khí huyết bị ứ trệ và dòng máu dinh dưỡng không thể đến được các khớp gối. Do đó, tình trạng này cành lâu khớp gối sẽ càng bị suy yếu. Hơn nữa, nếu bạn đang làm việc văn phòng thì cơ thể cũng sẽ hấp thụ ít vitamin D hơn do không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Các chất như Canxi, Vitamin D, Magie,… là những dưỡng chất rất cần thiết để giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, vì lối sống bận rộn mà nhiều người thường ăn uống không khoa học dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, khiến cho xương khớp bị yếu đi theo thời gian.
- Căng thẳng thần kinh: Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Khi tình trạng căng thẳng lo âu diễn ra thường xuyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ ngày càng suy yếu. Khi đó, cơ thể của bạn sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường và các khớp cũng dễ gặp tình trạng nhiễm khuẩn hơn.
3.2. Do nguyên nhân bệnh lý
- Gout: Đây là bệnh gây ra bởi sự rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi đó, lượng axit uric sẽ tích tụ dưới dạng tinh thể và khiến cho khớp bị viêm. Ngoài viêm khớp gối, gout cũng là nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng viêm ở các khớp bàn chân, khớp ngón tay, bàn tay,…
- Viêm khớp gối: Đây là nguyên nhân gây đau đầu gối khi ngồi khoanh chân khá phổ biến. Ngoài triệu chứng đau đầu gối, người bệnh còn gặp tình trạng đau đầu gối khi thực hiện các hoạt động như chạy, nhảy và quỳ. Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ở đối tượng nào nhưng đặc biệt là các vận động viên thể thao.
- Viêm gân bánh chè: Có thể gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ hoặc nóng rát ở phần đáy xương của bánh chè. Bệnh xảy ra phổ biến hơn ở nam giới.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh xảy ra do các vi khuẩn xâm nhập vào khớp, từ đó khiến cho khớp bị nhiễm trùng. Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, khớp gối của bệnh nhân sẽ bị sưng tấy và đau nhức. Ngoài ra, khớp hông, khớp cổ tay, khớp vai và khuỷu tay, mắt cá chân cũng dễ gặp tình trạng nhiễm khuẩn.
- Hội chứng dải chậu chày: Dải chậu chày là một dải sợi liên kết và có độ dài bắt đầu từ khung chậu đến đầu gối, đồng thời chạy song song với xương đùi. Chức năng của dải sợi này là giúp làm vững khớp gối khi chạy. Hội chứng này xảy ra khi dải chậu chày bị đẩy ra khỏi đầu gối do hoạt động khớp gối quá mức hoặc do chấn thương.
- Thoái hóa khớp gối: Lớp sụn khớp giúp bao phủ và bảo vệ khớp gối. Theo thời gian, lớp sụn này sẽ dần bị bào mòn và khiến cho khớp gối không còn được bảo vệ và xuất hiện các gai xương. Nếu như không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ gặp biến dạng khớp.
- Tiểu đường: Biến chứng có liên quan đến cơ xương khớp là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Theo đó, mật độ xương của người mắc bệnh tiểu đường sẽ thấp hơn người bình thường từ 20% đến 30%, điều này khiến cho việc co hoặc duỗi đầu gối trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy mà khi người bệnh ngồi khoanh chân sẽ gây ra tình trạng đau nhức. Ngoài ra, do dễ bị nhiễm trùng và người bệnh thường bị thừa cân nên họ cũng rất dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp.
4. Các phương pháp điều trị tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân
Đau đầu gối khi ngồi khoanh chân tuy không phải là triệu chứng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra nhiều bất tiện và làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của nhiều người. Do đó, để giúp loại bỏ tình trạng này người bệnh cần phải sử dụng những phương pháp điều trị phù hợp như sau:
4.1. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và sử dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, để điều trị tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân do bệnh lý, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định cho người bệnh sử dụng các thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, đồng thời kết hợp cùng với chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
4.2. Phương pháp châm cứu bấm huyệt
Đầu gối có vấn đề không chỉ có những triệu chứng đau nhức mà còn gây ảnh hưởng đến vận động. Để giải quyết tình trạng này bạn có thể sử dụng các thủ thuật châm cứu, bấm huyệt theo hướng dẫn như sau:
- Bước 1: Duỗi thẳng chân và dùng tay đặt lên xương bánh chè, sau đó dùng tay day tròn theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện thao tác này khoảng 20 lần và tương tự làm theo chiều ngược lại.
- Bước 2: Ngồi trên giường và để cẳng chân vuông góc với đùi sau đó dùng hai tay để ôm lấy 1 bên khớp gối rồi co duỗi nhẹ đều đặn khoảng 20 lần. Bạn có thể thực hiện tương tự với chân còn lại.

4.3. Sử dụng vật lý trị liệu
Tăng cường cơ bắp ở xung quanh đầu gối của bạn sẽ giúp đầu gối ổn định hơn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập luyện vật lý trị liệu hoặc các bài tập để tăng cường sức chịu đựng của đầu gối dựa theo tình trạng cụ thể gây ra các cơn đau của bạn.
4.4. Tiến hành phẫu thuật
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, khi các phương pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả cao, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành làm các phẫu thuật đầu gối.
5. Những lưu ý giúp phòng ngừa đau đầu gối khi ngồi khoanh chân
- Tập thể dục đúng cách: Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cơ thể nói chung mà còn làm giảm chấn thương khi chơi thể thao. Do đó, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập thể dục nào, bạn cũng cần phải thực hiện các động tác khởi động đúng kỹ thuật.
- Giảm cân: Đầu gối là một trong những bộ phận của cơ thể gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó, khi càng thừa cân béo phì, đầu gối của bạn sẽ phải chịu càng nhiều áp lực khiến cho bệnh đau đầu gối gia tăng mạnh ở giới trẻ, đặc biệt khi ngồi khoanh chân.
- Hạn chế ngồi khoanh chân: Ngồi khoanh chân nhiều sẽ khiến các sụn khớp gối bị lão hóa nhanh hơn, từ đó dễ dẫn đến thoái hóa khớp gối. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên thay đổi tư thế ngồi hoặc ngồi trên ghế để có thể ngồi thoải mái và duỗi thẳng chân.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày: Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp bạn hạn chế được sự lão hóa của khớp gối cũng như hỗ trợ cho quá trình chữa lành các thương tổn của xương khớp. Những dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp bao gồm: vitamin C (có trong cam, chanh, bưởi,…), Omega-3 (cá hồi, cá thu, quả óc chó, rau bó xôi,…,), Canxi (sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,…), đậu nành, hạnh nhân,…
Trên đây là bài viết giải đáp nguyên nhân của tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân để giúp người bệnh có kiến thức bao quát nhất về tình trạng này, có những biện pháp xử lý và phòng tránh kịp thời, hơn nữa cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone