Đau đầu gối sau khi ngủ dậy là tình trạng có thể gặp ở nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân và cách khắc phục. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu những thông tin cần biết về tình trạng đau đầu gối sau khi ngủ dậy nhé!
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về các cơn đau đầu gối ở nhiều người
Đau đầu gối hay đau khớp gối là hiện tượng xảy ra rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều người. Khớp gối là vị trí tiếp giáp giữa phần dưới của xương lồi cầu đùi và phần trên của xương chày (mâm chày) cùng với mặt sau của xương bánh chè (phần che chở mặt trước của khớp gối).
Khớp gối là phần có cấu tạo khá phức tạp, có vai trò chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Vì thế, đây là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Chính vì vậy, vùng khớp gối cũng rất dễ bị tổn thương.
Đau khớp gối, đau đầu gối xảy ra rất phổ biến, có thể đến rất đột ngột bất cứ khi nào và với bất kỳ ai. Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu đối với người bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Tuy không phải là tình trạng gây ra nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng nhưng đau đầu gối cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về các căn bệnh xương khớp. Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu gối sau khi ngủ dậy có thể là:

Do nằm ngủ sai tư thế
Nếu như bạn đang có thói quen chập hai đầu gối lại và co chân nằm nghiêng trong khi ngủ thì cần phải thay đổi ngay. Bởi vì đây chính là tư thế ngủ sai có thể gây tổn thương cho khớp gối.
Với tư thế này, phần dây chằng ở khớp gối sẽ bị đè chặt, khiến cho máu khó lưu thông. Điều này sẽ khiến cho phần dây chằng bị tổn thương tạm thời và gây nên những cơn đau ở đầu gối sau khi ngủ dậy. Tình trạng này có thể sẽ kéo dài trong khoảng 30 phút.
Do nệm ngủ không phù hợp
Một chiếc nệm quá mềm sẽ gây ra lún và làm giảm khả năng lưu thông máu. Hoặc một chiếc nệm quá cứng thì sẽ không có khả năng nâng đỡ được cơ thể, tạo ra lực đẩy tác động đến các dây thần kinh bao quanh gối. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu gối. Triệu chứng này có thể đi kèm với các chứng tê tay tê chân sau khi ngủ dậy.
Viêm gân bánh chè
Những cơn đau ở đầu gối kèm theo các biểu hiện nhức mỏi ở phía trước đầu gối có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gân bánh chè. Bệnh này thường xuất hiện ở những người bị thừa cân, có hệ cơ xương khớp yếu, người lớn tuổi và những người bị chấn thương khi vận động,…
Chấn thương ở dây chằng đầu gối
Dây chằng có nhiệm vụ chính đó là liên kết các xương này với các xương khác. Đồng thời cũng có chức năng là ổn định các khớp và ngăn chặn sự chuyển động bất thường của xương bánh chè. Nếu vận động quá mức, dây chằng bao quanh đầu gối có thể sẽ bị giãn, rách hoặc đứt một phần. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho đầu gối bị tổn thương, xuất hiện các cơn đau dữ dội.
Thoái hóa khớp gối
Nếu như sau khi ngủ dậy bị đau đầu gối kèm với các triệu chứng như:
- Cứng khớp khi không vận động gối trong khoảng vài giờ.
- Tần suất bị đau gối sau khi ngủ dậy mỗi ngày một gia tăng.
- Gối bị đau nhiều hơn khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc vận động chân mạnh.
Đây chính là những biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn ra âm thầm nên khi đã có các biểu hiện bệnh cần điều trị ngay để tránh xảy ra biến chứng.
2. Một số dấu hiệu cần chú ý khi bị đau khớp gối sau khi ngủ dậy
Khi cảm thấy cơn đau nhức, khó chịu xuất hiện ở vùng khớp đầu gối, bao gồm cả đau đầu gối sau khi ngủ dậy, kèm theo đó là nhiều dấu hiệu khác như dưới đây thì là các dấu hiệu cảnh báo phải quan tâm đến nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Đau ở vùng khớp gối kéo dài trong nhiều ngày mà không hết.
- Mỗi khi cử động, hay đơn giản là thay đổi tư thế đột ngột, khi đứng hoặc ngồi lâu thì cơn đau lại có dấu hiệu gia tăng.
- Ngoài đau, người bệnh còn bị các tình trạng cứng khớp, co cứng khớp mỗi khi ngồi hoặc đứng lâu.
- Tình trạng đau nhức tiến triển một cách âm thầm, có lúc đau một cách dữ dội đột ngột, có lúc lại đau âm ỉ kéo dài từ ngày này qua ngày khác.
- Ban đầu bị đau khớp gối khi thực hiện hoạt động nhiều ở khu vực đầu gối. Dần dần, khi bệnh trở nên nặng hơn thì cho dù có hoạt động hay không hoạt động, ở bất cứ thời điểm nào trong ngày thì cũng đều có thể cảm thấy bị đau.
- Khi leo cầu thang, dù chỉ bước vài bậc cũng khiến khớp gối bị đau dữ dội.
- Đau khớp gối khiến không thể quỳ, hoặc khi quỳ lại rất khó có thể đứng lại ngay.
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào những ngày trời lạnh, hoặc sinh sống hay làm việc ở các nơi ẩm thấp, dấu hiệu đau sẽ càng rõ ràng hơn.
- Đau khớp gối khiến ngủ không ngon, mất ngủ. Thời điểm về đêm và rạng sáng thì tình trạng đau lại càng xuất hiện nghiêm trọng hơn. Khiến cho tinh thần bị mệt mỏi, suy nhược vì cứ bị các cơn đau ảnh hưởng mỗi ngày.
Ngoài các triệu chứng bên trên, người bệnh còn có thể gặp phải các hiện tượng sưng đau, khớp gối nóng đỏ, phần da ở xung quanh khớp gối có màu hồng, đậm hơn so với các vùng khác, khi ấn vào sẽ có cảm giác rất đau nhức.
Đau đầu gối có thể báo hiệu nguy cơ bị viêm khớp gối hoặc chấn thương ở vùng khớp gối. Lúc này cần tới bác sĩ để khám và có chỉ định điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
3. Một số cách điều trị đau đầu gối sau khi ngủ dậy tại nhà
Khi bị tình trạng đau đầu gối sau khi ngủ dậy, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát tình trạng này:
- Nên đi các loại giày như giày thể thao, giầy bệt, mang dép đế bằng…. Hạn chế tối đa đi đôi giày cao gót, bởi vì mang giày cao gót càng khiến cho các cơn đau thêm trầm trọng.
- Không nên thực hiện các công việc đòi hỏi nhiều sức lực như là bốc vác, khuân vác… Vì đầu gối sẽ rất dễ bị tổn thương, tiến triển nặng và dễ tái phát lại cơn đau khi bị áp lực đè nén lên đầu gối lớn một cách thường xuyên và đều đặn mỗi ngày.
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì là cách tốt nhất để chữa trị, hạn chế các cơn đau đầu gối.
- Duy trì việc tập thể dục các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng và phù hợp với người bệnh (như là yoga, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội…). Không nên nằm một chỗ quá nhiều, hay lười vận động vì như thế sẽ khiến khớp gối bị cứng.
- Massage đầu gối: Đây là phương pháp giúp thư giãn vùng cơ và xương, giúp giảm đau và tăng cường lượng máu lưu thông qua vùng khớp gối. Massage sẽ có hiệu quả hơn nếu như có sử dụng tinh dầu hỗ trợ.
- Có thể giảm thiểu cơn đau bằng cách chườm lạnh.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là giữ ấm vùng đầu gối trong những ngày có thời tiết lạnh giá…

Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cùng với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng sẽ hỗ trợ giảm bớt tình trạng đau đầu gối sau khi ngủ dậy. Các loại thực phẩm được khuyến cáo sử dụng đó là:
- Cà rốt: Có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin A, cùng nhiều hợp chất có tác dụng giảm đau. Có thể dùng 1-2 củ cà rốt để ăn sống, hoặc ép lấy nước mỗi ngày.
- Uống nhiều nước: Nước rất cần thiết cho cơ thể, giúp máu dễ dàng lưu thông, tuần hoàn tốt và giải độc cơ thể nhanh chóng. Người bị đau nhức xương khớp, nhất là bị đau đầu gối sau khi ngủ dậy cần uống nhiều nước để giảm bớt tình trạng này.
- Củ hành: Có chất kháng viêm tự nhiên, củ hành có khả năng giúp giảm viêm nhiễm, tăng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, củ hành còn có chứa chất lưu huỳnh giúp giảm đau quanh khớp gối hiệu quả.
- Dầu dừa: Có công dụng giảm đau an toàn, không tác dụng phụ. Hãy làm ấm một bát dầu dừa rồi dùng để xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng đầu gối và các vùng xung quanh. Tinh chất trong dầu dừa sẽ ngấm qua da, giúp giảm đau, làm mềm các bó cơ, giúp cho gân và dây chằng co giãn tự nhiên, giảm đau đầu gối hiệu quả.
- Lá cúc tần: Đây là dược liệu quý trong tự nhiên, có thể chữa đau đầu gối rất hiệu quả. Giã nát lá cúc tần, sau đó lọc lấy nước và uống khi đói. Dùng lá cúc tần thường xuyên sẽ giúp giảm bớt các tình trạng đau, sưng viêm…
- Sữa và bột nghệ: Trong nghệ có tinh chất curcumin, có khả năng khử khuẩn, kháng viêm giúp cho vết thương mau lành và điều trị xương khớp hiệu quả. Mỗi ngày, nên dùng đều đặn hai muỗng bột nghệ pha cùng với sữa.
- Rượu hạt gấc: Dùng rượu hạt gấc xoa lên đầu gối sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Lấy 20 nhân hạt gấc phơi khô, giã nát rồi ngâm cùng với rượu trắng, sau 10 ngày là có thể dùng được. Lưu ý nên bảo quản rượu hạt gấc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
- Muối Epsom: Hàm lượng magie có trong loại muối này giúp giảm các cơn đau đầu gối, giúp chân hoạt động bình thường lại, nhanh nhẹn và linh hoạt. Pha một lượng muối epsom với nước ấm rồi ngâm chân hàng ngày sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt. Hiệu quả giảm đau có thể cảm nhận thấy rõ rệt nếu duy trì đều đặn.
- Cây liễu trắng: Trong thành phần của cây liễu trắng có salicin, có tác dụng giảm đau. Sử dụng bột liễu trắng pha trà để uống hằng ngày sẽ nhận thấy hiệu quả giảm đau rõ nhất.
Trên đây là những thông tin về cần biết về tình trạng đau đầu gối sau khi ngủ dậy mà bạn đọc nên biết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có được câu trả lời hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone