Đau đầu gối sau khi tập gym là tình trạng rất phổ biến đối với những người yêu thích tập thể hình. Tình trạng này gây ra những cơn đau ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thể thao bao gồm cả tập gym cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu gối sau khi tập gym để giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm:
- Bị đau đầu gối nên khám ở đâu là tốt nhất?
- Cách xử lý đau đầu gối sau khi tập gym kịp thời hiệu quả
- Đau đầu gối sau khi ngủ dậy và những thông tin cần biết
- Giải đáp: Đau khớp gối có nên đi xe đạp hay không?
Nội dung bài viết
1. Tình trạng đau khớp gối sau khi tập gym
Đối với những người thường xuyên tập gym với những bộ môn như chạy bộ, squat nặng, nâng tạ,… sẽ gặp phải một số dấu hiệu đau đầu gối từ nhẹ đến nặng như:
- Ban đầu người bệnh chỉ gặp tình trạng hơi sưng và đau ở vùng đầu gối mỗi khi cử động.
- Nếu như người bệnh vẫn tiếp tục duy trì cường độ luyện tập như trước mà không có sự điều chỉnh của huấn luyện viên thì bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Khi tình trạng đau đầu gối diễn ra nghiêm trọng hơn sẽ khiến cho người bệnh không thể cử động được khớp gối, đầu gối bị đau dữ dội và sưng to rõ rệt.
Nếu những dấu hiệu này xuất hiện mà người tập gym vẫn chủ quan, không chữa trị kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn như đau hoặc đứt dây chằng ở phần trước, sau khớp gối hay phần sụn chẹm …

2. Nguyên nhân gây ra đau đầu gối sau khi tập gym
Luyện tập thể thao giúp lưu thông khí huyết và tăng cường sức khỏe của xương khớp đồng thời phòng chống các bệnh lý về tim mạch,… Vì thế mà phong trào tập gym đang ngày càng lan rộng trong giới trẻ để giúp duy trì một vóc dáng cân đối và khỏe khắn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối sau khi tập gym như:
2.1. Không khởi động trước khi tập
Đây là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối sau khi tập gym mà rất nhiều người mắc phải. Nhiều người thường hay lao vào máy tập ngay và rèn luyện một cách thật chăm chỉ nhưng lại bỏ qua giai đoạn khởi động.
Cụ thể, nếu không được khởi động kỹ càng trước khi tập gym thì những khớp xương sẽ không thể thích nghi kịp với cường độ và động tác tập luyện, khiến cho khớp bị dịch chuyển đột ngột và gây ra một vài tổn thương kể cả phần cứng lẫn phần mềm.
2.2. Do thực hiện sai động tác tập luyện
Đau khớp gối sau khi tập gym thường xuất hiện ở những người mới bắt đầu môn thể thao này, vì họ chưacó kinh nghiệm nhưng lại muốn nhanh có hiệu quả nên dễ dẫn đến tập sai tư thế. Đồng thời, nếu luyện tập mà không có sự chỉ dẫn của huấn luyện viên cũng sẽ khiến các gymer dễ tập luyện sai tư thế, do đó gây ra tình trạng đau đầu gối.
Đối với các động tác squat hay nâng tạ dễ làm hai đầu gối của người tập phải chịu nhiều áp lực, vì vậy nếu tập không đúng tư thế sẽ dễ dẫn đến tổn thương khớp gối gây ra đau đớn sau khi tập.
2.3. Đau khớp gối do tập luyện quá mức
Rất nhiều người mới tập cho rằng nếu chăm chỉ thì sẽ nhanh chóng đạt được vóng dáng như ý muốn. Tuy nhiên, thời gian đầu khi tập luyện, cơ khớp chưa thể làm quen với áp lực, sức ép nên tập luyện quá mức sẽ khiến cho cơ khớp tổn thương, trong đó có khớp gối gây đau nhức.
2.4. Đau khớp gối khi tập gym do thiếu tập trung
Trong khi luyện tập bạn hay phải suy nghĩ, cân nhắc đến nhiều vấn đề khác nhau gây thiếu tập trung nên làm hại đến bạn, đặc biệt là phần khớp gối bởi có thể dẫn đến tập sai động tác hay những sự cố không may. Vì vậy, bạn phải cố gắng tập trung luyện tập cao độ để thực hiện chính xác từng động tác đê đem lại hiệu quả cao.
2.5. Do không giãn cơ bắp, xương khớp sau khi tập gym
Đây cũng là một trong những lỗi sai thường hay gặp ở người mới lần đầu tập gym. Vì họ không biết hoặc chủ quan cho rằng giãn cơ khớp là điều không cần thiết nên đã gặp phải tình trạng đau nhức khớp xương và cả đầu gối. Bởi đây là thời gian giúp các cơ khớp hồi phục sau khi tập luyện.
2.6. Do mắc phải một số bệnh lý
Khi mắc phải các bệnh lý sau sẽ dễ gặp phải tình trạng đau khớp gối sau khi tập gym như nhuyễn sụn bánh chè, bị bong gân, viêm khớp, hội chứng bàn chân dẹt hay hội chứng dải chậu chày,…
3. Khi nào đến gặp bác sĩ khi bị đau đầu gối sau khi tập gym
Đau là một tín hiệu thông báo rằng cơ thể đang bất ổn. Nếu bị đau đầu gối sau khi tập gym bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu:
- Vùng da ở đầu gối đổi màu, có dấu hiệu viêm, sưng tấy hoặc các triệu chứng lạ khác.
- Cơn đau nghiêm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi xuống hay chỉ nằm im.
- Cơn đau đầu gối trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm dù đã được nghỉ ngơi một vài ngày.
Sau khi được thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau và có những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn, để giúp bạn nhanh chóng quay trở lại với việc tập luyện thể thao.
4. Cách khắc phục tình trạng đau đầu gối khi tập gym
4.1. Dành thời gian để nghỉ ngơi
Khi đầu gối đã bắt đầu có những cơn đau, tốt nhất là bạn nên tạm dừng luyện tập một thời gian. Đặc biệt là những bài tập có tác động lớn trực tiếp lên đầu gối. Điều này sẽ giúp cho các cơ khớp gối của người tập được thư giãn, nghỉ ngơi và phục hồi trở lại.
Ngay cả khi bạn cảm thấy những cơn đau vẫn trong ngưỡng chịu đựng của mình thì cũng không nên quá gắng gượng. Áp lực quá đà sẽ khiến cho tình trạng khớp bị sưng viêm, đau nhức trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, để giúp duy trì sự rèn luyện sức khỏe, bạn cần phải tham khảo sự hướng dẫn của các huấn luyện viên và chuyên gia để áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp và giúp giảm đau.
4.2. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Đây thực chất là một biện pháp trị liệu trong y học giúp cho những người bị đau nhức xương khớp. Dưới tác động của nhiệt độ nóng hoặc lạnh, các mạch máu ở đầu gối sẽ bị kích thích và tăng cường lưu thông. Từ đó, sẽ đưa những dưỡng chất cần thiết tới vị trí đau, giúp làm giảm thiểu tình trạng sưng viêm và hạn chế co cứng cơ khớp.
Cách thực hiện phương pháp cực kỳ đơn giản, chỉ cần dùng một túi nhiệt hoặc một ít đá lạnh cho vào túi vải rồi đem chườm lên vùng gối đang bị đau. Chườm trong khoảng 15 – 20 phút sẽ nhanh chóng làm giảm các cơn đau.
Đối với chườm nhiệt, bạn cũng có thể thử sử dụng thêm một số mẹo dân gian, sử dụng những loại cây cỏ hay thảo dược dễ kiếm như: ngải cứu, lá lốt, cây trinh nữ… giúp chống viêm và giảm đau khá tốt, đã được rất nhiều người áp dụng và đánh giá có hiệu quả tốt.
4.3. Dùng thuốc điều trị
Nếu các cơn đau đầu gối có dấu hiệu nghiêm trọng, kéo dài không khỏi, thì có khả năng bạn đã bị viêm đau khớp gối. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen, paracetamol… để giúp đẩy lùi triệu chứng.

Khi sử dụng cần sử dụng theo đúng chỉ định, tránh lạm dụng thuốc sẽ gây nhờn thuốc hoặc có thể gặp phải những tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, suy giảm chức năng của gan, thận…
Nếu nhận thấy đau đớn bất thường kéo dài và không đỡ khi sử dụng các phương pháp trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Những biện pháp phòng tránh đau đầu gối sau khi tập gym
Dưới đây chính là những lưu ý quan trọng, cần thiết cho bạn khi tập gym:
- Khởi động kỹ trước khi tập gym: Nguyên tắc đầu tiên khi bắt đầu thực hiện bất cứ một bài tập thể dục, thể thao nào là phải khởi động để cơ khớp linh hoạt và làm nóng nhẹ cơ thể. Điều này giúp các cơ khớp làm quen dần với những động tác tập luyện sau đó. Hơn nữa, giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ khớp, giảm thiểu tình trạng đau nhức đầu gối sau khi tập luyện.
- Tập luyện đúng tư thế: Trong quá trình luyện tập, điều quan trọng nhất để tránh gặp phải chấn thương là bạn phải tập luyện đúng tư thế theo đúng hướng dẫn của huấn luyện viên. Đặc biệt là với những người bắt đầu tập, thì đây là điều cần phải cực kỳ lưu ý.
- Tập luyện với cường độ vừa phải: Thực hiện những bài tập theo đúng thứ tự với cường độ tăng dần từ nhẹ đến nặng theo quá trình tập luyện. Tránh tập quá nhanh, hoặc cường độ tập tăng đột ngột sẽ khiến cho khớp gối của bạn không kịp thích ứng và dẫn đến tổn thương.
- Nghỉ ngơi sau khi tập luyện: Cần thiết lập thời gian tập luyện và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp cho các cơ bắp, xương khớp được giải phóng áp lực, ngăn ngừa những tổn thương và giúp xương khớp được tái tạo và phục hồi.
- Hạ nhiệt cho cơ thể: Sau khi tập luyện, bạn cần phải dành thời gian để giúp thư giãn các cơ bắp trước khi quay trở lại thực hiện các hoạt động khác thường ngày.
- Thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt: Bạn nên chú ý đến những tư thế đứng, ngồi xấu. Không nên đứng quá lâu, đứng nghiêng người hay ngồi xổm… để tránh làm cho khớp xương bị tổn thương. Đồng thời, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp, khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp.
Giờ đây bạn đã nắm rõ được nguyên nhân gây đau khớp gối khi tập gym, vì thế bạn nên phòng tránh từ sớm bằng chế độ ăn uống hợp lý, cẩn thận và tập trung hơn trong quá trình tập luyện để tránh gây ra những tổn thương đến hệ xương khớp.
Trên đây là bài viết giải đáp tình trạng đau đầu gối sau khi tập gym là do đâu? để giúp người tập có cách luyện tập phù hợp để tránh gây tổn thương xương khớp, đặc biệt là đầu gối và đạt được hiệu quả tốt nhất của việc tập gym.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone