Nhiều mẹ cho rằng cho con bú là biện pháp tránh thai an toàn và không thể mang thai khi đang cho con bú. Nhưng thực tế thì có nhiều mẹ bỉm sữa vẫn mang thai khi đang cho con bú vậy làm thế nào để nhận biết được điều này? Mẹ hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Đau bụng dưới sau sinh và những điều cần lưu ý
- Mẹ sau sinh ăn bánh mì được không
- Giải Đáp: Mẹ sau sinh có uống được nước dừa không?
- Quan hệ sau sinh 1 tháng có thai không?
Nội dung bài viết
Khả năng mang thai khi đang cho con bú.
Theo các chuyên gia sản khoa, cho con bú còn được gọi là một phương pháp tránh thai vô kinh cho bú (LAM) vì nó có khả năng kiểm soát sinh sản tạm thời tương đối tốt. Số liệu thống kê cho thấy, trong số 100 người cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh chỉ có 1-2 người mang thai.
Tuy nhiên, để phương pháp LAM đạt hiệu quả thì chúng ta cần phải thỏa mãn các điều kiện như sau:
Thời gian sinh dưới 6 tháng và chưa có kinh nguyệt trở lại.
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn.
Cho trẻ bú theo nhu cầu.
Cho trẻ bú trực tiếp không sử dụng núm ti giả.

Khi cho trẻ bú sữa trực tiếp, cơ thể của sản phụ sẽ tiết ra hormone oxytocin giúp mang lại cảm giác thư giãn, đồng thời tạo ra các phản xạ tiết sữa. Đặc biệt, nhờ có oxytocin truyền tín hiệu đến não mà mà trứng sẽ không rụng, giúp các chị em tạm thời tránh thai an toàn. Trong khi đó, hành động hút sữa bằng máy sẽ không có tác dụng được như vậy.
Cùng với oxytocin, hormone prolactin trong cơ thể cũng sẽ tăng cao khi núm ti của mẹ bị kích thích bởi hành động mút, bú của trẻ. Loại hormone này này cao đồng nghĩa với việc khả năng mang thai sẽ giảm đi do quá trình rụng trứng và kinh nguyệt không diễn ra.
Tuy nhiên, rất khó để xác định thời điểm rụng trứng vì quá trình này có thể diễn ra trước cả khi chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh xuất hiện. Nếu quan hệ không dùng các biện pháp tránh thai an toàn thì khả năng thụ tinh thành công sẽ rất cao. Khi đó, những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú sẽ bắt đầu xuất hiện.
Vì vậy, để phòng tránh khả năng mang thai ngoài ý muốn khi đang cho con bú, tốt nhất các chị em cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn khác.
Những dấu hiệu có thai khi cho con bú.
Nhìn chung dấu hiệu có thai khi đang cho con bú không khác biệt nhiều so với các dấu hiệu mang thai bình thường, nhưng đôi khi chị em thường chủ quan và nghĩ rằng đó là những dấu hiệu cơ thể mệt mỏi do đang trong thời gian nuôi “con mọn”. Bởi vậy nếu như chị em
đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ mà có các dấu hiệu điển hình sau thì nên lưu ý nhé, bởi vì rất có thể mẹ lại sắp chào đón thiên thần nhỏ tiếp theo đấy.
- Mệt mỏi cực độ
Mẹ cảm thấy năng lượng trong cơ thể mình giảm đi rõ rệt, khiến mẹ không còn đủ sức lực để làm gì cả thì hãy cảnh giác, đây có thể là dấu hiệu mẹ đã mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ sẽ phải làm việc gấp nhiều lần bình thường để đáp ứng cho em bé đang bú mẹ, đồng thời phải gồng lên để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi mới hình thành trong bụng và còn phải đối mặt với các triệu chứng thai nghén khác nữa.
- Ngực đau và nhạy cảm.
Đây là một trong những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Đối với phụ nữ bình thường khi có thai ngực chỉ đau nhẹ, nhưng có thai khi đang cho con bú thì mức độ đau sẽ dữ dội hơn nhiều, có thể đau tới mức mẹ không muốn cho bé bú tiếp. Dấu hiệu này nhiều mẹ thường nhầm lẫn với việc bị viêm tắc tia sữa. Nhưng nếu khi massage bầu ngực, tia sữa thông mà ngực mẹ vẫn chưa hết đau thì hãy nghĩ tới khả năng mình đang mang thai.
- Lượng sữa giảm đột ngột
Với mẹ sau sinh đang có lượng sữa dồi dào đột nhiên xuất hiện tình trạng bé yêu còn đói sau bú thì rất có khả năng lượng sữa cơ thể sản xuất ra đã giảm. Các bác sĩ sản khoa đã chứng thực vấn đề có xuất hiện hiện tượng sữa mẹ giảm nếu mẹ đã mang thai trở lại. Hầu hết các trường hợp giảm sữa rõ rệt sau khoảng 2 tháng đầu mang thai, tuy nhiên không loại trừ trường hợp sữa mẹ giảm mạnh ngay tại tháng đầu tiên.
- Bé không hứng thú với sữa mẹ.
Bé đột nhiên thay đổi không còn thích bú mẹ, bé giảm bú, bỏ bú, hoặc bị tiêu chảy khi bú sữa mẹ thì mẹ nên lưu ý vì đây có thể là một trong những dấu hiệu có thai đấy. Do khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi dẫn đến sự thay đổi mùi vị sữa mẹ, sự thay đổi này bé yêu nhanh chóng cảm nhận được, có bé nhạy cảm thì sẽ bỏ bú nhưng có nhiều bé thì vẫn bú mẹ như bình thường.
- Thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút chính là dấu hiệu có thai có thai khi cho con bú chính xác nhất. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết mẹ bầu, đặc biệt là những bà mẹ đang cho con bú. Khi bị chuột rút, các chị em sẽ cảm thấy đau nhói, khó chịu và ảnh hưởng đến một số hoạt động khác.
Các chị em nên chú ý đi lại, vận động thường xuyên, thể dục nhẹ nhàng để phòng tránh và giảm bớt hiện tượng chuột rút khi mang thai. Việc đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ gia tăng tình trạng chuột rút ở bà bầu.
- Ốm nghén và Nôn
Nếu chị em muốn tìm hiểu dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thì ốm nghén và nôn hẳn là dấu hiệu rõ ràng và đáng tin cậy nhất.
Khi mang thai nội tiết của mẹ bầu có sự thay đổi lớn nên cảm giác ốm nghén như buồn nôn, choáng váng, đau đầu, xây xẩm mặt mày xuất hiện thường xuyên. Cùng với việc cơ thể chúng ta chưa hoàn toàn hồi phục sau sinh, chất dinh dưỡng đang phải đáp ứng cơ chế cung cấp sữa thì triệu chứng ốm nghén sẽ tương đối rõ ràng và khó chịu.

So với các mẹ bầu khác, mẹ bỉm đang cho con bú sẽ sớm nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của việc ốm nghén cũng như vất vả hơn trong quãng thời gian này.
- Tăng cảm giác đói.
Dễ đói là cảm giác xuất hiện dày đặc và rõ rệt hơn hẳn ở chị em mang thai khi cho con bú mặc dù vừa ăn no.
Kinh nghiệm đưa ra là mẹ bỉm nên đối chiếu dấu hiệu này cũng như kiểm tra xem mình còn dấu hiệu báo mang thai nào nữa hay không. Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú không phải là một triệu chứng duy nhất, chúng thường đi cùng nhau thành các dấu hiệu lớn.
- Thường xuyên cảm thấy khát
Nếu cảm giác khát nước của chị em ngày càng rõ rệt và bất thường thì cũng có thể chị em đang mang thai.
Tại thời điểm mang thai, thai nhi cũng yêu cầu một lượng nước lớn để phát triển. Cơ thể chúng ta đang phải đáp ứng hai nhu cầu nước tương đối lớn là cung cấp sữa và nuôi thai nên cảm giác khát sẽ rõ ràng hơn hẳn. Những cơn khát kiểu này khá dễ nhận ra nên chị em hãy lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn để xác định khả năng mang thai của bản thân.
Mẹ có nên tiếp tục cho con bú khi đang mang thai không?
Có rất nhiều mẹ bầu có suy nghĩ rằng nếu có thai trong khi cho con bú thì cần phải cai sữa ngay để tránh cho bé bị ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, nhưng theo các chuyên gia thì điều này không cần thiết. Cơ thể người mẹ sẽ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian mang thai bé tiếp theo, việc tiếp tục cho bé lớn bú hoàn toàn không gây vấn đề nào cho sức khỏe của mẹ, bé lớn hay thai nhi trong bụng. Tuy nhiên, sự thay đổi của các hormone khi mang thai có thể khiến đầu ngực của mẹ bị kích thích, cương đau vì thế làm cho quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn hơn bình thường.
Trong giai đoạn này, người mẹ nên nạp đủ calo cho bản thân, cho em bé bú mẹ và cho cả thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, bé bú mẹ có thể bắt đầu từ chối sữa mẹ trong vài tháng đầu của thai kỳ. Điều này có thể là do khẩu vị của sữa mẹ thay đổi. Mặt khác, nguồn sữa của người mẹ cũng có thể giảm đi khiến trẻ không chịu bú mẹ tiếp tục và quyết định cai sữa cho con sẽ sớm được đặt ra, còn nếu mẹ muốn để tiếp tục cho bé bú sữa mẹ khi mang thai thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, trường hợp các sản phụ có tiền sử sảy thai, sinh non cần cân nhắc thật kỹ về vấn đề tiếp tục cho con bú khi mang thai. Bởi khi trẻ bú sữa mẹ, tử cung có thể bị có thắt do cơ thể tiết ra hormone oxytocin. Cùng với đó là hiện tượng chuột rút xuất hiện khi trẻ bú mẹ sẽ tiềm ẩn nhiều bất lợi cho sự an toàn của thai nhi.
Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai mà đang cho con bú.
Việc xuất hiện các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú khiến cơ thể mẹ bầu bị yếu đi rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé được tốt nhất, các chị em cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt.
- Ăn uống đủ chất.
Chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu đang cho con bú. Nếu mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà vừa cho con bú, vừa mang thai thì bé lớn sẽ còi cọc mà thai nhi cũng phát triển không tốt. Vì thế ngay từ những ngày đầu phát hiện có thai, mẹ hãy tăng cường các thực phẩm giàu đạm, chất đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung sắt, axit folic và canxi để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tùy vào độ tuổi của bé đang bú mẹ mà lượng calorie mẹ cần bổ sung sẽ khác nhau. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi và đang bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần bổ sung khoảng 650 calorie/ngày và thêm khoảng 500 calorie/ngày nếu bé đã ăn được các thức ăn khác. Vào 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần nâng lượng calorie cần bổ sung thêm 350 calorie và 450 calorie trong 3 tháng cuối.
Nếu mẹ bị nghén thì nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn ít nhưng ăn làm nhiều lần, ăn vặt thêm các loại sữa, khoai lang, bánh quy, ngũ cốc, trái cây… để tránh bị thiếu chất làm ảnh hưởng đến bé đang bú mẹ và thai nhi trong bụng.
Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần lưu ý tránh ăn các thực phẩm gây hại cho cả mẹ và bé như:
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng gói, đóng hộp chứa chất bảo quản, phụ phẩm,..
Thực phẩm chưa chế biến chín
Các loại đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn, caffein,…
Các loại sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng…
- Theo dõi chặt chẽ sự phát triển của em bé đang bú mẹ.
Nếu bé đang bú mẹ dưới 6 tháng tuổi và phụ thuộc vào sữa mẹ hoàn toàn thì mẹ hãy chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong việc bú mẹ của bé. Bởi sự thay đổi của các hormone trong thai kỳ có thể làm thay đổi lượng sữa tiết ra và mùi vị của sữa, khiến bé bú ít hoặc bú không đủ, từ đó ảnh hưởng về sự phát triển cũng như cân nặng của bé.
- Giữ tinh thần thoải mái và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Có rất nhiều mẹ rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu vì có thai khi đang cho con bú. Tuy nhiên mẹ nên biết rằng đây là tình trạng khá phổ biến và không gây nguy hiểm gì cho cả 3 mẹ con. Vì thế mẹ hãy luôn lạc quan, vui vẻ, giữ cho mình một trạng thái tinh thần thoải mái và một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho nguồn sữa mẹ luôn được dồi dào và tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
- Khám thai định kỳ.
Việc khám thai định kỳ cho mẹ sau sinh là vô cùng cần thiết, mẹ cần lưu ý khám định kỳ ít nhất mỗi tháng 1 lần trong suốt 7 tháng đầu, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe manh. Đồng thời trong những lần khám thai này, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ chế độ sinh hoạt khoa học để mẹ khỏe và đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cả 2 bé.
Như vậy, Dược Mỹ Phẩm Khang Linh vừa cung cấp cho mẹ về những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú cực chuẩn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ có một hành trình làm mẹ thật vui vẻ và trọn vẹn bên bé yêu nhé.