Đau khớp gối có nên xoa bóp không? là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc bởi tình trạng này rất phổ biến, đặc biệt là những người cao tuổi. Hơn nữa, phương pháp xoa bóp được rất nhiều người sử dụng khi gặp vấn đề về xương khớp. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu đau khớp gối có nên xoa bóp không? để giúp người bệnh giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm:
- Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là bệnh gì?
- Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống nên làm gì?
- Giải đáp: Đau khớp gối có nên đi xe đạp hay không?
- Giải đáp: Đau khớp gối uống canxi được không?
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về tình trạng đau khớp gối
Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây đau nhưng thường có dấu hiệu cho biết tình trạng tổn thương ở sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và làm giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình sụn khớp tái tạo không kịp để bù đắp vào lớp sụn đã mất dần theo thời gian.
Đau khớp gối có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng cao xuất phát từ lối sống vận động ít cùng chế độ dinh dưỡng không lành mạnh.
2. Người bị đau khớp gối có nên xoa bóp hay không?

Khi bị đau khớp gối, thời điểm bắt đầu, người bệnh sẽ cảm thấy khớp bị mỏi, vận động khó khăn hơn. Sau khoảng thời gian này sẽ kéo theo cảm giác đau đớn, đặc biệt là những lúc lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống hay khi thời tiết thay đổi, thỉnh thoảng người bệnh còn nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp gối trong khi vận động.
Ở mức độ bệnh nặng, khớp gối sẽ cứng đột ngột khiến người bệnh không thể thực hiện co duỗi được. Nếu gặp phải các triệu chứng nói trên, bạn có thể thực hiện xoa bóp huyệt giúp làm giảm đau và hồi phục vận động khi khớp gối bị đau bằng những cách như sau:
2.1. Thực hiện xát day khớp gối
Ngồi trên giường cứng và duỗi thẳng hai chân, đồng thời hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối và xát day từ trên xuống rồi làm ngược lại, đều đặn 20 lần. Tiếp sau đó, người bệnh đặt hai bàn tay rồi úp lên hai xương bánh chè và day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần và làm ngược lại .
2.2. Thực hiện miết khớp gối
Chỉnh tư thế ngồi để cẳng chân vuông góc với đùi và hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại thì ấp vào kheo. Sau đó, người bệnh cần dùng hai ngón cái với lực vừa phải để miết hướng vào tâm, rồi lại miết từ tâm ra phía sau của đầu gối dọc theo khe khớp gối, thực hiện 20 lần. Lặp lại y nguyên như vậy với chân còn lại.
2.3. Vận động khớp gối
Người bệnh ngồi trên ghế và cẳng chân vuông góc với đùi. Sau đó, hai tay ôm lấy khớp gối, đồng thời co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần, lặp lại với chân còn lại.
Ngồi thẳng người ở trên ghế, chỉnh tư thế để cẳng chân và đùi vuông góc với nhau, sau đó cùng lúc dùng hai ngón tay cái day ấn vào các huyệt âm lăng tuyền, huyết hải, túc tam lý (làm khoảng 1 – 2 phút cho mỗi huyệt). Đồng thời dùng hai ngón tay giữa đồng thời day ấn vào huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn ở hai bên chân, mỗi huyệt tầm 1 – 2 phút.
Việc tự xoa bóp này cần phải làm đều đặn 2 lần/ngày, kể cả khi khớp không đau hoặc đau nhẹ. Cần lưu ý, khi bị đau cấp thì điều cần thiết là phải hạn chế vận động và kết hợp với dùng thuốc. Khi hết đau, bạn nên vận động khớp gối để tránh cứng khớp.
3. Không nên xoa bóp khớp gối khi nào?
Như đã có đề cập ở trên, khi bạn bị đau cấp, có thể sử dụng cách xoa bóp và bấm huyệt để giúp giảm đau và phục hồi vận động.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải đều đặn xoa bóp khớp gối vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, khi khớp gối không đau hoặc đau nhẹ, hay ở thời điểm khớp bị cứng và nghe thấy có âm thanh lạo xạo.
Như vậy, việc bạn xoa bóp khớp gối sẽ có ích trong một số trường hợp, với tác dụng giúp làm giảm các cơn co cứng. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn không bao giờ được tự ý xoa bóp, đặc biệt là xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang bị viêm cấp như sưng, nóng, đỏ…
Theo y học cổ truyền, khi bị đau có thể dùng châm cứu để giúp làm giảm đau. Việc dùng kim châm vào những huyệt ở vùng khớp gối bị đau và xung quanh khớp này sẽ giúp khơi thông kinh mạch, khí huyết được điều hòa nên cơn đau cũng sẽ thuyên giảm.
Đối với trường hợp cơn đau nhiều, kèm theo triệu chứng sưng đỏ vùng khớp, nếu thực hiện xoa bóp trực tiếp lên vùng đang tổn thương sẽ càng làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn và cơn đau nặng lên. Trường hợp này bạn cần phải giải quyết những triệu chứng sưng đau trước rồi sau đó mới hồi phục lại khớp bằng các biện pháp khác, như sau:
3.1. Phương pháp chườm nóng
Chườm nóng là một trong những biện pháp tốt nhất giúp làm giảm đau khi bạn bị đau khớp gối. Tùy vào tình trạng và mức độ của bệnh, bạn có thể tắm nước nóng toàn thân ( đối với trường hợp viêm nhiều khớp) hay tắm nóng từng phần cơ thể ( đối với người không tắm được toàn thân hay bị đau khớp cục bộ, tay chân…), đắp nóng hay chườm nóng, dùng đèn hồng ngoại.
Người bệnh chỉ nên thực hiện tắm nóng ở nhiệt độ nước khoảng từ 30-40 độ C, trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Nước nóng sẽ giúp làm giảm đau, tăng tuần hoàn máu ngoại vi, giúp thư giãn cơ, giảm các cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện được một số cử động chủ động của khớp ở trong nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đắp nước nóng bằng túi chườm nóng lên vị trí đau ở một hoặc hai khớp, trong thời gian tối đa là 20 phút. Nếu như dùng đèn hồng ngoại, nên đặt cách da khoảng 60cm, thời gian chiều tối đa là 30 phút…
Nghỉ ngơi cũng có tác dụng giảm đau ở người bệnh bị viêm khớp mạn tính và trong nhiều trường hợp có thể giúp đẩy lùi cơn bệnh. Nếu như khớp bị đau do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hay lớp sụn thì bạn nên nghỉ ngơi hoặc bất động khớp.
Lưu ý, nằm lâu quá một chỗ cũng không tốt cho xương khớp vì có thể gây nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như những thương tật thứ cấp. Nếu có thể, bệnh nhân hãy di chuyển nhẹ nhàng để tránh tình trạng co rút khớp.
3.2. Đắp lá ngải cứu
Đây là một phương pháp khá hiệu quả, bạn có thể dùng lá ngải cứu để giảm đau khớp gối. Rửa lá ngải cứu bằng nước sạch rồi nướng lên cùng muối cho nóng, sau đó đắp vào chỗ khớp bị đau. Liệu pháp này sẽ giúp thuyên giảm các cơn đau, giảm sưng cho khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ngâm chân với nước muối ấm và gừng trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút mỗi ngày một lần để giúp làm dịu cơn đau, phòng tránh bệnh đau khớp cổ chân, đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh khác.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, vài ngày sau khi người bệnh áp dụng các biện pháp nói trên mà tình trạng đau khớp gối không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể thì cần đến ngay các cơ sở y tế để chữa bệnh và không nên tự ý dùng thuốc để tránh những rủi ro đáng tiếc.

4. Các lưu ý khi thực hiện xoa bóp để chữa đau khớp gối
Xoa bóp để chữa đau khớp gối không khó nhưng cần phải thực hiện đúng cách và kiên trì. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo một số lưu ý như:
- Xoa bóp khớp gối kết hợp với xoa dầu nóng (dầu quế, dầu tràm, thuốc xoa bóp…) để giúp tăng hiệu quả chữa khớp gối.
- Nên thực hiện xoa bóp chữa đau khớp gối khoảng 20 – 30 phút/lần, ngày 2 lần để khí huyết được lưu thông, giảm đau nhức và loãng xương.
- Sau khi uống rượu, bia thì không nên xoa bóp vì có thể gây ra biến chứng.
- Không xoa bóp đầu gối khi đang đói do dạ dày sẽ bị ảnh hưởng.
- Những người có tiền sử về bệnh tim mạch, huyết áp hoặc xương khớp thì không nên xoa bóp bấm huyệt vì dễ dẫn đến những tổn thương cột sống khi bị tác động mạnh.
- Người đang gặp chấn thương không nên xoa bóp bấm huyệt, đặc biệt là đối với trường hợp vết thương hở.
- Chỉ nên thực hiện xoa bóp tại những cơ sở đảm bảo uy tín hoặc người có dày dặn kinh nghiệm chữa trị về xoa bóp khớp.
Xoa bóp để chữa đau khớp gối là một trong những phương pháp vật lý trị liệu giúp chữa bệnh về cơ xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, các chuyên gia về cơ xương khớp nhấn mạnh rằng, xoa bóp chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị đau khớp gối. Vì vậy, để chữa triệt để và dứt điểm căn bệnh này thì người bệnh nên kết hợp với xoa bóp huyệt đạo, sử dụng thuốc và vận động trị liệu.
5. Phòng tránh đau khớp gối cần lưu ý những gì?
Người nào cũng sẽ phải đối mặt với những cơn đau khớp gối ít nhất là một lần trong đời. Khi đau khớp gối, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ hành hạ bạn ngắn hay dài tùy vào nguyên nhân, mức độ đau khác nhau. Vì vậy, cần phải phòng bệnh thay vì trị bệnh, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây để giúp phòng ngừa và hạn chế tình trạng đau khớp gối:
- Duy trì tập thể dục thể thao thường xuyên ở mức độ vừa phải, tập mỗi lần trong thời gian khoảng 20 – 30 phút, ít nhất thực hiện 3 lần/tuần. Các bộ môn như đi bộ, yoga, bơi, đạp xe đạp,… là những môn vận động nhẹ nhàng có thể ưu tiên lựa chọn.
- Kiểm soát cân nặng ổn định, không để tình trạng thừa cân, béo phì sẽ gây ra sức ép đè nặng lên khớp gối. Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh và bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại tôm tép, rau xanh,…
- Tránh những tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày như tư thế ngồi chồm hổm, khom cúi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp gối. Đặc biệt là tránh đi giày gót cao.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi đau khớp gối có nên xoa bóp không? để giúp người bệnh tìm hiểu và áp dụng những biện pháp hỗ trợ điều trị giúp cải thiện bệnh hiệu quả cũng như hạn chế những rủi ro xảy ra.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone