Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là tình trạng rất hay xảy ra với những người có xương khớp yếu, đặc biệt là những người lớn tuổi. Bởi đây là dấu hiệu của tổn thương về xương khớp. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về hiện tượng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống để biết thêm về tình trạng này.
Xem thêm:
- Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là cảnh báo của bệnh gì?
- Giải đáp: Người bị đau khớp gối có nên đi bộ không?
- Những phương pháp thoái hóa khớp gối vật lý trị liệu hiệu quả
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
Nội dung bài viết
1. Tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là gì?
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là hiện tượng có các cơn đau ở đầu gối khi thực hiện chuyển tư thế từ dáng đứng sang ngồi hoặc ngược lại. Đây là tình trạng do khớp gối bị tổn thương bởi một nguyên nhân nào đó dẫn đến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình vận động.
2. Những dấu hiệu bất thường ở khớp gối
Cơn đau khớp diễn ra rất đột ngột hoặc kéo dài, thường xuất hiện vào buổi sáng, khi leo lên cầu thang hay đứng dậy sau khi ngồi hoặc quỳ và kèm theo một số triệu chứng như:
- Sưng đỏ và nóng vùng khớp.
- Yếu cơ, cứng cơ hoặc dính khớp khiến cho người bệnh không thể gập hay duỗi thẳng được.
- Đầu gối phát ra tiếng kêu lục cục hoặc tiếng nứt.

3. Nguyên nhân gây đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
Hiện tượng đau khớp gối khi đứng hoặc ngồi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
3.1. Do đau khớp chè đùi
Hội chứng đau khớp chè đùi là tình trạng đau khớp gối xảy ra do những cấu trúc khớp gối phía trước bị tác động bởi lực. Nguyên nhân là do trật xương bánh chè, mất cân bằng khối cơ ở đùi hay vận động quá mức.
Trong đó, vận động quá mức làm tăng áp lực lớn cho khớp gối, dẫn đến tình trạng đau nhức khó chịu và các biến chứng nguy hiểm hơn. Ngoài ra, mất cân bằng khối cơ ở đùi cũng sẽ khiến các dây thần kinh, cơ ở đầu gối bị kích thích gây đau nhức khớp gối.
3.2. Do ngồi quá lâu
Khi ngồi khoảng hơn 6 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ khiến các cơ và khớp gối rất dễ bị cứng lại và dẫn đến hiện tượng đau nhức. Do đó, để hạn chế hiện tượng này, bạn nên tập thói quen đứng lên vươn vai hay đi lại sau khoảng 30 – 60 phút ngồi.
3.3. Do ngồi sai tư thế
Tư thế ngồi không đúng sẽ làm tăng áp lực cho đầu gối và khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở gây ra đau nhức. Do đó, thay đổi thói quen ngồi là điều vô cùng quan trọng. Tư thế ngồi đúng là giữ chân trên sàn, lưng thẳng và có thể sử dụng giá gác chân để giữ cho đầu gối luôn cân bằng.
3.4. Đau ở vùng xương chậu
Khi vùng xương chậu bị tổn thương thì người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi ngồi quá lâu ở tư thế cong đầu gối, ngồi xổm hay đi thang bộ. Nguyên nhân là do chấn thương xương bánh chè, khớp gối chịu áp lực khi vận động quá mức,…
3.5. Do thoái hóa khớp gối
Sau 30 tuổi, sẽ xuất hiện tình trạng thoái hóa khớp gối mà triệu chứng điển hình nhất là cảm giác đau nhức, khó chịu khi đứng lên ngồi xuống. Đây là dấu hiệu cho biết sụn khớp và tổ chức xương dưới sụn đang bị tổn thương. Bởi vì mặt khớp không còn trơn láng mà thay vào đó là trở nên thô ráp và xù xì, cọ xát vào nhau gây ra đau mỗi khi vận động.
3.6. Do tràn dịch khớp gối
Khi lượng dịch ở trong ổ khớp tăng lên sẽ xuất hiện tình trạng sưng phù, kèm theo cảm giác nặng nề. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khó chịu mỗi khi thực hiện các động tác đi lại, đứng lên, ngồi xuống hay duỗi thẳng.
3.7. Bệnh gout
Các tinh thể urat lắng đọng ở khớp gối bám vào sụn khớp, sụn chêm và màng bao hoạt dịch kích thích quá trình viêm và tăng tiết dịch bên trong khớp gối gây ra tình trạng gout. Khi đó, người bệnh cảm thấy nặng nề trong khớp, đau khi đi lại hay duỗi thẳng, đứng lên hay ngồi xuống.
4. Cách chẩn đoán đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
Với các bệnh nhân bị đau khớp gối do bệnh lý, trước khi kê đơn và điều trị, người bệnh cần phải thực hiện các chẩn đoán như sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác biểu hiện cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh rồi khoanh vùng được căn bệnh mà bệnh nhân có thể gặp phải.
- Các xét nghiệm hình ảnh: Các phương pháp thường được thực hiện bao gồm chụp X-quang, nội soi, chụp cộng hưởng từ… để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
- Một số kỹ thuật khác: Bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp. Phương pháp này giúp các bác sĩ xác định được bệnh nhân đang mắc dạng tổn thương khớp nào.
5. Những biến chứng của đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
Tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đầu gối có thể bị sưng lên, bó cứng hoặc thậm chí gây ra biến dạng. Về lâu dài thì khả năng vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến bại liệt, tàn phế.
6. Điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
6.1. Sử dụng phương pháp PRICE
Đây là phương pháp thường được sử dụng cho các trường hợp khớp gối bị đau khi ngồi xuống hoặc đứng lên.
- Protect: Bảo vệ, tức là đặt bệnh nhân trong tư thế an toàn.
- Rest: Nghỉ ngơi và hạn chế vận động đầu gối.
- Ice: Chườm lạnh để giúp giảm viêm.
- Compression: Băng ép hay cố định vùng chấn thương.
- Elevation: Kê cao đầu gối khi bị chấn thương.
6.2. Điều trị bằng thuốc
Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen… trong trường hợp bị đau khớp gối do viêm. Trong trường hợp những thuốc này không mang lại hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc kê đơn. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định tiêm Cortisone hoặc một số loại thuốc để tiêm bôi trơn khớp.
6.3. Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp thúc đẩy thời gian phục hồi vết thương sau khi đã bị rách sụn chêm, viêm xương khớp… Phương pháp này gồm những bài tập giúp tăng cường sức mạnh, kéo giãn, xoa bóp nhằm giúp giảm đau và duy trì cho đầu gối khỏe mạnh.
6.4. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật được thực hiện nếu tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống do rách sụn chêm, thoái hóa khớp,… hoặc khi các phương pháp điều trị bảo tồn không đem lại kết quả. Tuy nhiên, người bệnh cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ để tránh những rủi ro xảy ra.
7. Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm hay không?
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây bại liệt.
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người bệnh mà các biến chứng xảy ra sẽ khác nhau. Một số biến chứng thường gặp như:
- Thoái hóa khớp gối dẫn đến teo khớp, biến dạng khớp thậm chí là gây liệt chân.
- Viêm khớp ảnh hưởng nhiều tới vận động và gây ra cứng khớp, dính khớp, teo cơ hoặc biến dạng chân.
8. Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống thường xuất hiện dai dẳng trong thời gian dài kèm theo những triệu chứng dưới đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ:
- Đi lại khó khăn, đứng dậy hay ngồi xuống là đau, phải dừng lại một lúc mới đi được.
- Khớp gối có tiếng lạo xạo, lục khục khi đi lại, vận động.
- Khớp đầu gối bị sưng đau dai dẳng, đau nhiều và cản trở quá trình vận động.
9. Các cách phòng ngừa đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống
Hiện tượng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống gây cản trở trực tiếp đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày, thậm chí, về lâu dài còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết. Một số hướng dẫn hữu ích có thể tham khảo như:
9.1. Duy trì một cân nặng phù hợp
Thừa cân sẽ tạo áp lực lớn cho các khớp, dễ gây căng thẳng, làm tăng nguy cơ bị chấn thương hoặc đau nhức trầm trọng. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý là cách để bảo vệ khớp gối khỏe mạnh và hạn chế tổn thương.
9.2. Mang giày dép vừa chân
Mang giày dép vừa vặn và phù hợp sẽ giữ cho chân luôn ở trong trạng thái cân bằng, từ đó sẽ giúp hạn chế chấn thương khớp gối. Với những người có thói quen chạy bộ hoặc tập thể thao, những đôi giày phù hợp, êm ái, vừa chân…là sự lựa chọn tốt nhất.

9.3. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Đây là giải pháp để giúp duy trì hệ cơ, xương, khớp luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, để hạn chế những tổn thương khớp gối, các bộ môn nhẹ nhàng, ít va chạm như bơi lội, yoga, đi bộ… là sự lựa chọn nên ưu tiên.
9.4. Từ bỏ những thói quen không tốt
Các thói quen không tốt như: mang giày cao gót, quỳ gối, gập đầu gối… đều có thể sẽ gây hại cho khớp gối, dẫn đến tình trạng đau nhức và những vấn đề liên quan khác. Do đó, việc từ bỏ dần những thói quen này là điều cần thiết.
9.5. Mang đồ bảo vệ khớp đầu gối
Khi tham gia những hoạt động thể dục, thể thao có nguy cơ cao bị té ngã như đạp xe, trượt patin, bóng rổ… bạn cần mang đồ bảo vệ đầu gối để tránh các chấn thương không mong muốn.
9.6. Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Chế độ ăn giàu Canxi, Vitamin D… sẽ giúp người bệnh duy trì và tăng cường sức mạnh cho xương, cơ, khớp. Một số nhóm thực phẩm có lợi cho xương khớp như: cá béo, xương ống, hạt óc chó, sườn, nấm, đậu nành, quả mọng…
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống để giúp người bệnh tìm hiểu được nguyên nhân gây tình trạng này cũng như sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có những biện pháp điều trị phù hợp
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone