Đau khớp gối khi mang thai là tình trạng xảy ra rất phổ biến do nhiều nguyên nhân nhưng nó gây ra ảnh hưởng lớn đến thai kỳ của mẹ và bé. Vậy cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về tình trạng đau khớp gối khi mang thai để được giải đáp.
Xem thêm:
- Giải đáp: Đau khớp gối có nên đi xe đạp hay không?
- Giải đáp: Đau khớp gối uống canxi được không?
- Giải đáp: Người bị đau khớp gối có nên đi bộ không?
- Tình trạng khớp gối kêu lạo xạo là dấu hiệu của bệnh gì?
Nội dung bài viết
1. Bà bầu bị đau khớp gối là tình trạng gì?
Đau khớp gối khi đang mang thai là tình trạng đau nhức tại các khớp gối, kèm theo đó là những biểu hiện triệu chứng khác như sưng đỏ, viêm hoặc chảy máu dưới da. Tình trạng này có thể xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài khiến cho mẹ bầu lo lắng.
Ngoài khớp gối, vị trí khớp khác mà bà bầu hay bị đau như khớp háng, khớp mu, cột sống, khớp cùng chậu. Tình trạng đau khớp ở bà bầu thường kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều đến thai kỳ, nhất là tam cá nguyệt cuối của thai kỳ.
2. Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm hay không?
Tình trạng đau khớp khi mang thai thường không có nhiều nguy hiểm. Bởi vì đa số bà bầu bị đau khớp có liên quan đến sự thay đổi tự nhiên trong cơ thể khi mang thai. Thông thường, những cơn đau khớp ở bà bầu có thể tự giảm bớt hoặc kiểm soát dễ dàng bằng những biện pháp điều trị không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số trường hợp đau khớp khi mang thai xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Tùy thuộc vào từng sản phụ mà các dấu hiệu đau khớp có thể sẽ kéo dài, cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói, đa số những cơn đau này thường khó kiểm soát và xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường khác. Do đó, bà bầu nếu bị đau khớp gối thường sẽ gây ảnh hưởng đến cả tâm lý, tâm trạng và khả năng vận động, cũng như sức khỏe tổng thể.
Vì vậy, nếu như nghi ngờ tình trạng đau khớp khi mang thai là do một bệnh lý nào đó hoặc triệu chứng đau khớp gối quá nghiêm trọng và kéo dài, các mẹ bầu cần phải sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé được an toàn tuyệt đối.
3. Nguyên nhân của tình trạng đau khớp gối khi mang thai
3.1. Do thay đổi nội tiết tố
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có nhiều thay đổi đặc biệt là tâm sinh lý. Sự thay đổi này là do các hormon sinh dục nữ, trong đó có estrogen của mẹ bầu bắt đầu giảm dần, thay vào đó là sự tăng sinh của hormone relaxin. Đây là hormon giúp tăng kéo dãn những dây chằng và tác động lên các vùng cơ xương ở khớp gối. Vì vậy, càng về cuối thai kỳ, tình trạng đau khớp gối khi mang thai sẽ càng biểu hiện rõ hơn.
3.2. Do trọng lượng cơ thể
Khi mang thai, trọng lượng của người mẹ sẽ tăng lên rất nhanh và nhiều so với thời điểm trước đó. Bởi vì lúc này mẹ phải ăn uống để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, điều này lại khiến hệ thống xương khớp phải chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là vùng xương khớp gối.
3.3. Do thói quen xấu
Thói quen xấu trong giai đoạn thai kỳ là do những thay đổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày hoặc trong chế độ dinh dưỡng. Giai đoạn này, mẹ bầu rất khó ngủ và thường có tư thế ngủ sai nên ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Hơn nữa, thói quen này còn gây thiếu dưỡng chất và các tình trạng bệnh lý đi kèm, đặc biệt là bệnh về xương khớp.
3.4. Thiếu dưỡng chất
Mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống khi mang thai, bởi đây là giai đoạn cần sử dụng rất nhiều dưỡng chất. Nếu không sẽ gây thiếu dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là nhóm chất Canxi và vitamin D có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp, bao gồm cả khớp gối.
3.5. Một số vấn đề khác
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau khớp gối khi mang thai là: Tính chất công việc, các bệnh lý nền liên quan, các chấn thương do va chạm, tai nạn,…
4. Những triệu chứng điển hình
Đau khớp gối khi mang thai sẽ có những biểu hiện triệu chứng đặc trưng như sau:
- Cảm giác đau nhức với mức độ đau âm ỉ hay đau mạnh tại khớp gối.
- Bề mặt khớp đỏ tấy hoặc sưng viêm.
- Có thể xuất hiện chảy máu dưới da.
- Suy giảm khả năng vận động, thường phải ngồi và ít di chuyển được xa.
5. Các phương pháp chẩn đoán
Thực hiện các chẩn đoán đau khớp gối khi mang thai như sau:
5.1. Thăm khám tại chỗ
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi thăm về các biểu hiện và tiền sử bệnh lý của mẹ bầu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện việc khám tại chỗ qua các kĩ năng như “sờ, nắn, gõ, nghe” để đánh giá sơ bộ về mức độ tổn thương của mẹ bầu.
Có thể chỉ định xét nghiệm hay chụp chiếu tiếp theo nếu cần thiết.
5.2. Tiến hành các xét nghiệm
Bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm về chỉ số máu, đặc biệt lưu tâm đến chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính, acid uric và đường huyết của người bệnh.
5.3. Chụp X – quang
Chụp chiếu hình ảnh tại khớp gối để giúp đánh giá một lần nữa về mức độ tổn thương ở khớp gối. Đặc biệt, nếu có biến chứng bất thường hay va chạm gây đau khớp gối thì sẽ thấy được vị trí có tổn thương khi chụp X – quang.
6. Các biện pháp khắc phục đau khớp khi mang thai
6.1. Phương pháp chườm ấm
Bà bầu bị đau khớp gối có thể sử dụng phương pháp chườm ấm để giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau và các triệu chứng đi kèm. Nhiệt độ cao sẽ giúp các khớp xương được thư giãn và tăng cường khả năng lưu thông máu, đồng thời còn làm giảm áp lực lên các dây thần kinh nên có tác dụng giảm đau các khớp hiệu quả.
6.2. Dành thời gian nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi được coi là biện pháp giúp phòng ngừa và giảm đau khớp gối khi mang thai rất hiệu quả. Khi các bà bầu nghỉ ngơi, những khớp xương và mạch máu sẽ được thư giãn và lưu thông máu đến các khớp xương đang bị đau nhức.

6.3. Phương pháp chườm lạnh
Chườm lạnh là phương pháp giúp giảm đau khớp khi mang thai do chấn thương. Chườm lạnh sẽ có tác dụng co mạch máu, từ đó sẽ giảm lưu thông máu. Tác dụng này giúp cho bà bầu hạn chế và cải thiện các triệu chứng sưng phù khớp. Hơn nữa, nhiệt độ thấp còn có tác dụng giúp gây tê tạm thời và làm tình trạng đau khớp dần thuyên giảm.
6.4. Xoa bóp để giúp giảm đau
Xoa bóp là biện pháp hiệu quả giúp xoa dịu các cơn đau khớp ở bà bầu. Xoa bóp khiến cho các mạch máu thư giãn và tăng lưu thông khí huyết. Qua đó có tác dụng giảm tê bì tay chân, đồng thời cải thiện những tổn thương xương khớp.
Xoa bóp còn giúp đả thông kinh mạch, thư giãn các khớp xương gối và dây chằng, giảm căng cứng cơ, cứng khớp và cải thiện khả năng vận động cho mẹ bầu.
6.5. Điều chỉnh tư thế
Trong quá trình mang thai, bà bầu thường phải đứng lâu, ngồi lâu hay duy trì một tư thế xấu kéo dài, đây chính là nguyên nhân rất quan trọng khiến cho bà bầu bị đau khớp do xảy ra tình trạng giảm lưu lượng máu lưu thông và tăng áp lực lên khớp xương và mô mềm. Do đó, phụ nữ mang thai cần phải tránh duy trì tư thế tĩnh quá lâu, cần thường xuyên vận động đi lại để giúp tăng cường sức cơ và giảm áp lực lên các khớp xương.
6.6. Phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau khớp gối ở bà bầu
Phụ nữ mang thai cần phải duy trì thói quen vận động trong suốt quá trình mang thai để giúp phòng ngừa và hạn chế hiện tượng đau nhức xương khớp gối, ngừa cứng khớp, cũng như tăng độ linh hoạt cho khớp xương và hỗ trợ cho quá trình sinh sản sắp đến gần. Tùy thuộc vào mức độ cũng như nguyên nhân gây đau khớp gối ở mẹ bầu mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định thai phụ cần tập vật lý trị liệu với những bài tập giãn cơ, giúp điều chỉnh tư thế, giãn cột sống thắt lưng và một số bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện phạm vi vận động.
Cần phải lưu ý, không nên tự ý luyện tập hoặc thực hiện những động tác quá gắng sức, tránh gây ra những hậu quả xấu cho thai nhi.
7. Những điều cần lưu ý cho mẹ bầu bị đau khớp gối khi mang thai
Đau khớp gối khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Mẹ bầu hãy kiên trì thực hiện áp dụng các phương pháp trên để giúp điều trị chứng đau khớp gối này. Ngoài ra, để bệnh nhanh chóng được cải thiện và hồi phục, các mẹ cần phải chú ý đến những điều sau:
- Đi giày dép thoải mái, không nên đi giày quá chật hoặc quá rộng, không đi giày cao gót, không được hoạt động quá sức hay đứng quá lâu, ngồi xổm quá lâu để giúp giảm bớt áp lực lên trên đầu gối.
- Luôn giữ vững để tinh thần lạc quan và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, ngủ đủ giấc, tránh xa những chất chất kích thích.
- Thường xuyên rèn luyện, tập các bài tập vận động nhẹ nhàng cho đến lúc sinh nở và sau đó là để tăng cường sức khỏe cũng như giúp bảo vệ phần xương khớp gối khỏe mạnh hơn.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin B12 hằng ngày.
- Không nên tùy ý sử dụng các thuốc trong quá trình mang thai để tránh gây ra ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Khi những cơn đau này vẫn duy trì và nặng hơn sau khi đã dùng thuốc, các mẹ bầu cần phải đến tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng cách.
Trên đây là bài viết về tình trạng đau khớp gối khi mang thai, một trong những hiện tượng rất hay xảy ra đối với bà bầu, để các mẹ tìm ra nguyên nhân đau khớp gối cũng như có những biện pháp để cải thiện tình trạng này.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone