Nhiều người thắc mắc rằng đau khớp gối nên uống thuốc gì cho nhanh khỏi? bởi đây là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là lứa tuổi trung niên. Bệnh gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu xem đau khớp gối nên uống thuốc gì? để được giải đáp.
Xem thêm:
- TOP loại thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất hiện nay?
- Tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co duỗi do đâu?
- Giải đáp: Đau khớp gối có nên đi xe đạp hay không?
- Giải đáp: Đau khớp gối uống canxi được không?
Nội dung bài viết
1. Vai trò của khớp gối
Khớp đầu gối là một trong những khớp xương lớn nhất và phức tạp nhất của cơ thể. Đầu gối là nơi nối xương đùi với xương ống chân. Xương nhỏ hơn và chạy dọc theo xương chày với xương bánh chè là các xương tạo nên khớp gối.
Khớp gối đóng một vai trò quan trọng trong chuyển động liên quan đến việc mang trọng lượng của cơ thể theo hướng ngang hay dọc. Vì vậy, khớp gối cũng là khớp dễ bị tổn thương nhất.
2. Biểu hiện của các cơn đau khớp gối
Thông thường, các cơn đau khớp gối có những biểu hiện như sau:
- Cơn đau thường xuất hiện ở một hoặc cả hai đầu gối, ở mặt trước hoặc trong đầu gối và đau vùng mềm, vùng gân đầu gối bám xung quanh cơ khớp gối.
- Khi vận động nhiều như đi bộ, lên xuống cầu thang, ngồi xổm thì mức độ các cơn đau sẽ tăng lên.
- Các cơn đau sẽ làm cho người bệnh gặp khó khăn trong quá trình vận động, đặc biệt là co duỗi khớp gối, đôi khi người bệnh còn có thể nghe thấy âm thanh lục khục khi cử động khớp gối.
- Đầu gối sưng đỏ do viêm hoặc tràn dịch khớp ở gối.

3. Nguyên nhân gây ra đau khớp gối
Nguyên nhân gây đau khớp gối chủ yếu là do những yếu tố sau đây:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì khớp gối càng dễ bị lão hóa và gây đau.
- Công việc: Do tính chất công việc như lao động quá sức, khuân vác nặng, di chuyển liên tục, hay đứng lâu, ngồi lỳ hoặc thường xuyên gập đầu gối trong thời gian dài…
- Chấn thương: Do tai nạn trong cuộc sống, công việc hay chơi thể thao…
- Thừa cân béo phì: Do trọng lượng của cơ thể vượt quá mức cho phép gây áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống dinh dưỡng thiếu khoa học hoặc không phù hợp có thể gây ra đau nhức xương khớp ở đầu gối.
- Do bệnh lý: Do các bệnh có liên quan đến xương khớp.
4. Những biến chứng của đau khớp gối
Đau khớp gối tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
- Biến dạng khớp ở đầu gối: Các khớp gối sẽ sưng to, biến dạng, hay thậm chí có thể lệch hẳn về một phía. Phần cơ xung quanh sẽ bị căng cứng, gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều tới khả năng đi lại của người bệnh.
- Các bệnh lý về xương khớp: Đau khớp gối có thể dẫn đến một số bệnh lý về xương khớp khác như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối hoặc gai khớp gối. Lúc này việc điều trị bệnh sẽ trở nên phức tạp và kéo dài hơn.
- Bại liệt chân: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, người bệnh sẽ bị mất hoàn toàn khả năng đi lại, mọi sinh hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều bất tiện và khó khăn.
5. Đau khớp gối nên uống thuốc gì? Tổng hợp các thuốc thường dùng để chữa đau khớp gối
Có rất nhiều loại thuốc để chữa đau khớp gối, trong đó bao gồm:
5.1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol (hay còn được gọi là Acetaminophen) có tác dụng hạ sốt và giảm đau, thường được dùng để thay thế cho Aspirin. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau chứ không hỗ trợ điều trị sưng viêm như các loại thuốc khác. Đồng thời, paracetamol thường để giảm đau những cơn đau nhẹ và vừa.
5.2. Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
NSAID là nhóm thuốc giảm đau và chống viêm nhờ tác dụng ức chế một loại enzyme cyclooxygenase (COX). NSAID chia làm 2 loại: nhóm thuốc cần kê đơn và nhóm thuốc không kê đơn. Trong đó, các chế phẩm thuộc nhóm không cần kê đơn có hàm lượng hoạt chất thấp hơn chế phẩm thuốc cần kê đơn.
Cần tìm hiểu kĩ về tác dụng phụ và chống chỉ định của thuốc để sử dụng sao cho phù hợp.
5.3. Các thuốc chống thấp khớp (DMARDs)
DMARDs là một trong những nhóm thuốc căn bản để giúp điều trị viêm khớp dạng thấp. Thuốc có tác dụng giúp làm giảm diễn biến của bệnh, thường bắt đầu có tác dụng sau khi sử dụng 8 – 12 tuần.
5.4. Thuốc Glucocorticoid điều trị đau khớp gối
Thuốc Glucocorticoid (được gọi tắt Corticoid) dạng tiêm thường được chỉ định bởi bác sĩ để tiêm trực tiếp vào khớp gối để làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở khớp gối. Những Glucocorticoid thường dùng để tiêm vào khớp là Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon,…
5.5. Các thuốc chống xốp xương khớp gối
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống xốp xương khớp khác nhau, chẳng hạn như chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) được bác sĩ chỉ định dùng cho phụ nữ sau mãn kinh bị mắc loãng xương, Strontium ranelate (Protelos) giúp tăng cường tạo xương, Calcitonin thuyên giảm tình trạng loãng xương,…
5.6. Các thuốc giảm đau nhóm Opioid
Thuốc giảm đau nhóm Opioid là nhóm thuốc rất quan trọng, được quản lý và kê đơn chặt chẽ. Chính vì thế mà người bệnh cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình sử dụng và điều trị với thuốc.
6. Những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị đau khớp gối
Trường hợp người bệnh có nguy cơ nhờn thuốc hoặc lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây thì có thể dùng các bài thuốc dân gian để sắc uống hoặc uống trực tiếp như sau:
6.1. Bài thuốc dân gian từ củ nghệ
Trong củ nghệ có chứa nhiều curcumin có tác dụng giúp giảm đau nhức và giảm tê cứng xương khớp. Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 thìa tinh bột nghệ nguyên chất.
- Lòng đỏ trứng gà: 1 lòng đỏ.
- Dầu dừa: 2 thìa.
Trộn đều tất cả và cho vào máy xay để xay nhuyễn. Sau đó, đổ ra cốc và uống trực tiếp. Ngày uống 1 lần và duy trì liên tục uống trong vòng 2 tuần.
6.2. Bài thuốc làm từ rễ cây đinh lăng
Rễ cây đinh lăng có chứa nhiều axit amin và vitamin có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai cho xương khớp. Chuẩn bị:
- 30g rễ cây đinh lăng.
- 2 lít nước lọc.
Rễ cây đinh lăng đem rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào chảo sao khô. Đến khi rễ cây chuyển sang màu vàng thì tắt bếp rồi cho vào nồi sắc với 2 lít nước. Sau đó, sắc đến khi còn ½ lượng nước thì tắt bếp, chắt lấy nước uống dần. Uống nước sắc liên tục trong vòng từ 7 – 10 ngày.
6.3. Bài thuốc làm từ lá lốt
Lá lốt có tác dụng tốt trong giảm đau nhức ở khớp gối. Chuẩn bị:
- 30g lá lốt.
- 30g rễ cây bưởi bung.
- 30g rễ cây vòi voi.
Đem rửa sạch, thái nhỏ rồi sao vàng những nguyên liệu trên. Sau đó cho vào ấm sắc với khoảng 3 bát nước. Đun đến khi cạn còn 1 bát thì chắt lấy nước để uống. Sử dụng ngày 3 lần và liên tục trong vòng 7 ngày.
6.4. Bài thuốc làm từ mã tiền chế
Mã tiền chế chứa hoạt tính strychnin và brucin là hai alkaloid có tác dụng mạnh mẽ lên hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, giúp gây tê liệt dây thần kinh cảm giác vùng rễ nên giúp giảm những cơn đau nhức hiệu quả.
Ngoài ra, vị thuốc mã tiền cũng có tác dụng ức chế đáng kể quá trình giải phóng của prostaglandin E2 trong mô viêm, từ đó giúp làm giảm tình trạng sưng viêm ở người mắc bệnh về xương khớp.
Cách thực hiện:
- Hạt mã tiền đem ngâm rượu để xoa bóp vào vùng bị đau.
- Sắc cùng một số dạng bột như bột thương truật, bột hương phụ tử chế, bột mộc hương, bột địa liền, bột quế chi để chữa phong tê thấp, đau nhức sưng khớp.
- Bài thuốc kết hợp mã tiền chế với hy thiêm, ngũ gia bì chữa thấp khớp.

7. Cần cẩn trọng khi sử dụng các thuốc chữa đau khớp gối
Khi cơn đau khớp gối xuất hiện, nhiều người thường tự ý đi mua thuốc giảm đau về sử dụng với mong muốn giúp thoát khỏi cơn đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, những thuốc giảm đau chỉ có thể giảm đau tạm thời, hoàn toàn không mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Hơn nữa, sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài hay lạm dụng thuốc có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Không chỉ riêng với thuốc tây y mà ngay cả những bài thuốc dân gian nếu sử dụng một cách tùy tiện theo các mẹo dân gian truyền miệng đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chính vì vậy, khi bị đau khớp gối, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
8. Những lưu ý đối với người bị đau khớp gối
8.1. Người bị đau khớp gối nên làm gì?
- Bổ sung thêm nhiều canxi, kali, magie, vitamin nhóm B, C, E,…tốt cho xương khớp và sức khỏe toàn diện.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để bảo vệ, giữ gìn và duy trì chức năng của khớp, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, đồng thời cần phải khởi động kỹ trước khi tập.
- Hạn chế những cử động nặng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nếu như cảm thấy đau ở đầu gối.
- Mang loại giày phù hợp với kích cỡ của bàn chân và cấu trúc cơ thể, đối với nữ giới nên hạn chế đi giày cao gót.
- Tránh tăng cân quá nhanh, mất kiểm soát, cũng như thừa cân béo phì.
- Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe để giúp tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.
8.2. Người bị đau khớp gối không nên làm gì?
- Không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc giảm đau khớp gối hoặc các thuốc giúp bổ trợ khớp gối mà không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao và các chất kích thích gây tăng tình trạng đau và viêm nhiễm khớp gối.
Bài viết trên đây đã giúp giải đáp cho thắc mắc đau khớp gối nên uống thuốc gì? để giúp người bệnh có phương pháp điều trị dựa trên sự tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone