Đau khớp gối uống thuốc gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi tình trạng này gây ra ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Phương pháp dùng thuốc là phương pháp đầu tiên được lựa chọn để cải thiện các cơn đau nhức khớp gối. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu đau khớp gối uống thuốc gì? để được giải đáp.
Xem thêm:
- Người bị đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì hiệu quả?
- Top 10 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
- Giải đáp: Thoái hóa khớp gối có nên leo cầu thang không?
- TOP 10 thuốc vitamin D cho người lớn tốt nhất hiện nay
Nội dung bài viết
1. Bị đau khớp gối khi nào cần uống thuốc?
Khớp đầu gối là một trong những khớp xương lớn nhất và phức tạp nhất của cơ thể và đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chuyển động. Nguyên nhân gây đau khớp gối chủ yếu là do: tuổi tác, đặc thù công việc, thói quen sinh hoạt, các chấn thương, mắc bệnh lý xương khớp… Tình trạng này tuy không đe dọa tới tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được khắc phục kịp thời thì rất dẫn tới các biến chứng như biến dạng khớp, tiến triển nặng thành viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối,…
Vì vậy, việc tìm ra phương pháp điều trị bệnh kịp thời là rất quan trọng và một trong số đó là sử dụng thuốc. Thuốc có khả năng làm giảm đau cùng với các triệu chứng đi kèm và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Trong nhiều trường hợp, thuốc còn được sử dụng kết hợp với các biện pháp khác để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
2. Người bị đau khớp gối uống thuốc gì?

Vậy người bị đau khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Các loại thuốc Tây y để điều trị đau khớp chủ yếu là làm giảm đau, chống viêm, giãn cơ, giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, hồi phục chức năng vận động của các khớp. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng hiện tại của bệnh nhân để đưa ra chỉ định loại thuốc phù hợp. Nhiều trường hợp cần phải sử dụng kết hợp một số loại thuốc khác nhau thay vì dùng độc lập chỉ một loại.
Có rất nhiều loại thuốc giúp chữa đau khớp gối, trong đó có thể kể đến như sau:
2.1. Thuốc giúp giảm đau khớp gối Paracetamol
Paracetamol (hay còn được gọi là Acetaminophen) có tác dụng giảm đau và hạ sốt, đây là thuốc thường được dùng để thay thế cho Aspirin. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau chứ không có tác dụng điều trị sưng viêm như các loại thuốc khác.
Cách dùng:
- Đối với người lớn: Liều 500 – 1000 mg/lần. Uống cách nhau 4 – 6 giờ.
- Đối với trẻ em: Liều 10 – 15 mg/kg. Uống cách nhau 4 – 6 giờ và dùng tối đa 5 liều/ngày.
Tác dụng phụ:
- Ở liều khuyến cáo, Paracetamol an toàn khi sử dụng.
- Nếu lạm dụng thuốc hay sử dụng quá liều có thể gây độc tính nặng trên gan, thận với các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, có thể dẫn tới tử vong.
- Tác dụng phụ nghiêm trọng như: phát ban, nổi mẩn da, sưng mặt, môi, lưỡi và họng, khó thở.
Chống chỉ định:
- Trường hợp dị ứng với thành phần acetaminophen hoặc paracetamol.
- Người bị bệnh gan hay có tiền sử nghiện rượu, người bị bệnh thận, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần phải tham khảo theo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Không nên uống rượu trong thời gian đang dùng thuốc.
2.2. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
NSAID là nhóm thuốc giảm đau và chống viêm với khả năng ức chế một loại enzyme cyclooxygenase (COX). Nhóm NSAIDs có 2 loại: nhóm thuốc cần kê đơn và nhóm không kê đơn. Trong đó, những chế phẩm thuộc nhóm không kê đơn thường có hàm lượng hoạt chất thấp hơn so với chế phẩm cần kê đơn.
Cách dùng: Sử dụng thuốc với tác dụng giảm đau khuyến cáo không sử dụng thuốc quá 5 ngày.
Tác dụng phụ:
- Gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn và nôn, xuất huyết dạ dày…
- Làm tăng nguy cơ đau tim ở người có bệnh về tim mạch.
- Làm bệnh hen suyễn trở nặng hơn và gây ra các phản ứng dị ứng.
Chống chỉ định:
- Người có bệnh lý chảy máu không được kiểm soát.
- Tiền sử dị ứng và mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tiền sử suy tế bào gan mức độ vừa đến nặng.
- Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối hoặc đang cho con bú.
Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đối với người mắc bệnh hen phế quản, có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng, người bị bệnh tim mạch,…
2.3. Nhóm thuốc chống thấp khớp (DMARDs)
DMARDs là một trong những nhóm thuốc cơ bản để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Thuốc có tác dụng giúp làm chậm diễn biến của bệnh, thường bắt đầu có tác dụng sau khoảng 8 – 12 tuần.
Liều dùng: 200 mg/ngày.
Tác dụng phụ:
- Phổ biến nhất là: đau đầu, tiêu chảy, làm giảm cảm giác ngon miệng, rụng tóc, viêm loét miệng, mệt mỏi.
- Tác dụng phụ ít gặp: ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận.
Chống chỉ định:
- Chống chỉ định đối với người có suy giảm G6PD (glucose-6 phosphate dehydrogenase) hoặc có các tổn thương gan.
- Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
2.4. Thuốc Glucocorticoid để trị đau khớp gối
Thuốc Glucocorticoid (hay được gọi tắt là Corticoid) dạng tiêm thường được sử dụng để giúp làm giảm phản ứng viêm quá trầm trọng ở các khớp xương. Những Glucocorticoid thường được dùng tiêm vào khớp là Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon,…
Tác dụng phụ kể đến: Tiêm thuốc Glucocorticoid cần phải rất thận trọng, cần vô trùng, đúng thời gian của liệu trình để đảm bảo được hiệu quả và tránh các tác dụng phụ có thể gặp phải như: nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo cơ, teo da,…
Chống chỉ định: Không sử dụng cho những người bệnh bị dị ứng với bất kỳ với thành phần nào của thuốc.
2.5. Các thuốc chống xốp xương khớp gối
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống xốp xương khác nhau, chẳng hạn như các chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) thường được chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh dễ bị mắc loãng xương, Strontium ranelate (Protelos) với tác dụng tăng cường tạo xương và Calcitonin giúp làm giảm tình trạng loãng xương,…
Mỗi loại thuốc đều sẽ có công dụng, đối tượng được chỉ định và chống chỉ định khác nhau. Chính vì thế người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần phải được bác sĩ kê đơn.
2.6. Nhóm thuốc giảm đau nhóm Opioid
Nhóm thuốc giảm đau Opioid là nhóm thuốc quan trọng và được quản lý kê đơn chặt chẽ. Chính vì thế mà người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh với nhóm thuốc này.
Liều dùng: Tùy từng trường hợp bệnh và dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Tác dụng phụ nhẹ thường gặp: buồn ngủ, buồn nôn và nôn, táo bón, gây ra cảm giác hưng phấn, ảo giác…
- Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như: hạ huyết áp, co giật, hôn mê,…
- Lưu ý: Nhóm thuốc này có thể gây nghiện nên người bệnh không được tự ý tăng liều lượng.
Chống chỉ định:
- Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Thuốc chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
2.7. Thuốc tiêm giúp giảm đau khớp gối
Đây là loại thuốc được chỉ định sau cùng khi những loại thuốc khác không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn hoặc khi tình trạng bệnh xương khớp của bệnh nhân đã trở nên nghiêm trọng hơn. Một số loại thuốc tiêm thường được dùng như:
- Tiêm steroid: Những mũi tiêm steroid có thể đem lại tác dụng giúp giảm đau kéo dài lên đến 1 – 2 tuần thậm chí có thể 2 tháng. Một số loại thuốc tiêm steroid thường dùng là: hydrocortisone, triamcinolone, methylprednisolone.
- Tiêm acid hyaluronic: Việc tiêm acid hyaluronic sẽ giúp khớp gối của bệnh nhân được bôi trơn và trở nên linh hoạt hơn. Tuy acid hyaluronic chỉ được lưu lại trong khớp gối khoảng 7 ngày nhưng có thể mang lại tác dụng tới 6 tháng bởi nó có khả năng kích thích sản xuất ra acid hyaluronic nội sinh. Ngoài ra, trong một số thí nghiệm trên động vật, khi tiêm acid hyaluronic còn có tác dụng giúp bảo vệ và hồi phục các tế bào sụn khớp bị tổn thương.

- Tiêm thuốc sinh học: Đây là nhóm thuốc mạnh có tác dụng giúp điều chỉnh các phản ứng sinh học để làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng viêm của khớp gối. Một số loại thuốc sinh học thường dùng được kể đến như: chất ức chế interleukin, chất ức chế tế bào B,…
3. Sử dụng một số bài thuốc Nam để trị đau khớp gối
Nếu người bệnh mới bị đau nhức khớp gối, thì thuốc đông y sẽ có tác dụng không kém so với các thuốc tây y trong việc điều trị và làm giảm đau khớp gối. Có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau đây với các thảo dược dễ kiếm để giúp chữa trị đau nhức khớp gối một cách hiệu quả tại nhà:
3.1. Chữa đau khớp gối bằng cây ngải cứu
Theo Đông y, cây ngải cứu là thảo dược có vị đắng, tính ấm, có tác dụng khu phong tán hàn rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh đau xương khớp và viêm khớp.
Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, đem phơi khô cùng với 2 thìa muối hạt. Rang lá ngải trên chảo cho đến khi lá ngải nóng thì cho thêm muối vào sao cùng rồi đổ hỗn hợp này vào miếng vải sạch, bọc lại và chườm lên chỗ bị đau nhức. Chườm cho đến khi nguội thì bắc lên chảo để sao và chườm tiếp. Thực hiện liên tục bài thuốc với ngải cứu chữa đau khớp gối bạn sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt.
3.2. Bài thuốc chữa đau khớp gối từ lá lốt
Cây lá lốt có tác dụng giúp trừ phong thấp, chống viêm và giảm đau. Vì vậy nên nhiều người đã lựa chọn những bài thuốc từ lá lốt để chữa bệnh đau khớp gối, chữa đau cột sống.
Cách thực hiện bài thuốc từ lá lốt như sau:
- Chuẩn bị khoảng 2 lạng lá lốt tươi và 2 lít nước.
- Đun sôi lá lốt với nước trong khoảng 10 phút.
- Chia nước thành nhiều phần để sử dụng trong ngày.
- Duy trì thực hiện bài thuốc trên trong 1-2 tuần để giúp giảm tình trạng đau viêm và sưng ở khớp gối rõ rệt.
3.3. Sử dụng cây cỏ xước để điều trị cơn đau khớp gối
Cây cỏ xước là một loại thảo dược dân gian và được sử dụng rất phổ biến trong điều trị đau khớp gối. Sử dụng 10 – 20g cây cỏ xước nấu nước uống mỗi ngày sẽ có tác dụng hiệu quả giúp làm giảm cơn đau nhức xương khớp.
4. Những lưu ý trong quá trình dùng thuốc chữa đau khớp gối
Bên cạnh việc tìm hiểu đau khớp gối uống thuốc gì, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây. Chúng bao gồm những lưu ý trong khi sử dụng thuốc cũng như khi bị đau khớp gối nên làm gì và không nên làm gì:
- Chỉ sử dụng thuốc Tây để giảm đau dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng cũng như tiền sử dị ứng thuốc để giúp bác sĩ kê đơn phù hợp.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay xảy ra tác dụng phụ hãy thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
- Bổ sung đầy đủ canxi, kali, magie, vitamin nhóm B, C, E… thông qua các loại thực phẩm. Hạn chế các thực phẩm chứa cholesterol cao và các chất kích thích .
- Thường xuyên luyện tập thể thao để bảo vệ, giữ gìn và duy trì chức năng của khớp gối. Khởi động thật kỹ kỹ trước khi tập.
- Hạn chế cử động, làm việc nặng và dành thời gian nghỉ ngơi nếu như cảm thấy đau ở đầu gối.
- Tránh tình trạng tăng cân quá nhanh, thừa cân, béo phì, mất kiểm soát.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe nhằm tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt cho xương khớp.
Trên đây là bài viết giải đáp cho thắc mắc đau khớp gối uống thuốc gì? để giúp người bệnh có thể sử dụng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị hiệu quả và tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.