Đau khớp háng có nên đi bộ không? là điều mà nhiều người quan tâm vì đây là môn thể thao rất phù hợp với người gặp vấn đề xương khớp. Những cơn đau khớp háng gây ra nhiều ảnh hưởng đến đến sinh hoạt và gây trở ngại trong quá trình vận động của người bệnh. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu đau khớp háng có nên đi bộ không? để được giải đáp.
Xem thêm:
- Đau khớp háng khi tập gym: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Nguyên nhân bị đau khớp háng khi tập yoga và cách khắc phục
- Gợi ý một số bài tập giảm đau khớp háng sau sinh hiệu quả cho chị em
- Bật mí: Đau khớp háng sau khi quan hệ là do đâu?
Nội dung bài viết
1. Tình trạng đau khớp háng là gì?
Đau khớp háng là một dấu hiệu thường gặp của các vấn đề xảy ra ở khớp háng. Cụ thể như bệnh thoái hóa khớp háng, viêm khớp, trật khớp háng, gãy xương,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cơn đau có thể sẽ nghiêm trọng, bị đau nhức khó cử động hoặc cơn đau âm ỉ kéo dài.
Người bệnh có thể gặp những cơn đau sâu bên trong hay bên ngoài khớp háng, đau sẽ lan rộng đến đùi trong, mông và hông. Hơn nữa, cơn đau có thể đi kèm theo những biểu hiện khác như sưng, cứng khớp. Dựa vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây đau mà người bệnh có thể dùng thuốc để kiểm soát. Ngoài ra, bệnh nhân được khuyên nên duy trì vận động để cải thiện tình trạng bệnh và giúp phòng ngừa cơn đau tái phát.
2. Bị đau khớp háng có nên đi bộ hay không?

Khớp háng là một trong những khớp xương quan trọng có kích thước lớn nhất trên cơ thể, vì vậy tình trạng đau nhức khớp háng rất dễ xảy ra. Cơn đau khớp háng thường sẽ kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng những loại thuốc giảm đau hay chống viêm NSAIDs thì người bệnh cũng có thể lựa chọn rèn luyện thể thao đều đặn. Tuy nhiên, việc lựa chọn một bộ môn thể thao phù hợp với người đang bị đau khớp háng cũng là một vấn đề nan giải, đặc biệt việc đau khớp háng có nên đi bộ hay không là điều rất được quan tâm.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn thì đi bộ hoàn toàn là hình thức vận động nhẹ nhàng phù hợp với những người bị đau khớp háng. Đi bộ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đồng thời ít có ảnh hưởng đến khớp háng.
Đi bộ còn có thể giúp cho các cơ khớp trở nên linh hoạt, bền bỉ, dẻo dai hơn không chỉ vậy còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể. Với những người không có nhiều thời gian để đến phòng tập gym thì đi bộ chính là biện pháp an toàn, hiệu quả và tiện ích cho người bệnh.
3. Lợi ích của việc đi bộ đến người bị đau khớp háng
Đối với những người bị đau khớp háng ở mức độ nhẹ và đau do các nguyên nhân không phức tạp thì việc đi bộ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như sau:
- Giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp và ngăn thoái hóa khớp tiến triển, giảm nguy cơ bị loãng xương.
- Cải thiện tình trạng cứng khớp háng, hỗ trợ giúp giảm đau.
- Tăng cường tiết dịch nhờn để bôi trơn khớp, chống khô khớp háng, tăng phạm vi vận động và sự linh hoạt cho các khớp tổn thương.
- Cải thiện tính dẻo dai cho xương khớp háng.
- Tăng cường cơ bắp ở vùng đùi, cẳng chân, bàn chân và các cơ giúp hỗ trợ khớp háng. Điều này sẽ làm tăng cường sức mạnh và tăng sự ổn định của khớp háng.
- Cải thiện các tư thế, tăng cường sự liên kết chặt chẽ của các mô xương khớp, duy trì đường cong tự nhiên của cột sống.
- Giúp lưu thông tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, cung cấp đầy đủ các thành phần nuôi dưỡng sụn khớp. Điều này sẽ giúp các tổn thương xương khớp nhanh lành, phòng chống thoái hóa khớp sớm.
- Giúp làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
- Duy trì cân nặng ổn định, an toàn và giảm áp lực lên khớp háng đang bị tổn thương.
- Cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh, tăng cường hệ miễn dịch.
4. Người bị đau khớp háng nên đi bộ như thế nào cho đúng?
Đi bộ đúng cách sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau nhức cũng như phòng ngừa tổn thương ở khớp háng, đem lại cho người bệnh sức khỏe tổng thể tốt nhất. Các chuyên gia gợi ý các cách giúp người đau khớp háng đi bộ đúng và đem lại hiệu quả như sau:
4.1. Khởi động các khớp xương trước khi đi bộ
Để vận động thể thao an toàn, người bị đau khớp háng cần phải khởi động kỹ trước khi đi bộ. Điều này sẽ giúp cho khớp háng linh hoạt và tăng khả năng vận động. Đồng thời còn giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu, làm nóng cơ thể và kéo giãn các cơ trên cơ thể. Từ đó, giúp giảm nguy cơ chấn thương khớp háng hay tình trạng đau nhức nhiều mỗi khi đi bộ.
Khi khởi động, bạn cần phải lưu ý thực hiện những động tác kéo giãn cơ khớp nhẹ nhàng. Cụ thể như các động tác: Xoay hông, xoay các khớp gối, khớp cổ chân, cánh tay và kéo giãn khớp háng theo những hướng khác nhau, kéo giãn cơ vùng háng và lưng về phía trước… Đồng thời, quá trình khởi động cơ xương trước khi đi bộ nên được thực hiện trong khoảng 15 phút.
4.2. Rút ngắn sải chân đi bộ
Với những người bị đau khớp háng thì bạn nên đi bộ với sải chân ngắn, khoảng cách sải chân bằng hai vai. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ bị trẹo chân, chuột rút mắt cá chân và làm giảm áp lực lên vùng khớp háng.
Việc rút ngắn sải chân khi đi bộ cũng giúp làm tăng số bước chân, giúp tạo điều kiện cho vùng khớp bị đau được hoạt động nhiều hơn và trở nên linh hoạt hơn.
4.3. Đi bộ một cách nhẹ nhàng
Đi bộ nhẹ nhàng hay chính là cách mà bệnh nhân sử dụng lực chân ít hơn. Nhiều người khi thực hiện các động tác nâng chân lên và hạ xuống để di chuyển đi lại hay sử dụng khá nhiều lực, khiến cho các bước chân trở nên nặng nề. Việc sử dụng quá nhiều lực sẽ không tốt đối với bệnh nhân đang bị đau khớp háng, bởi vì khi đặt chân xuống đất quá mạnh sẽ khiến cho phản lực dội lại chân càng tăng theo, gây ảnh hưởng xấu đến khớp háng và đau nhức.
Theo các chuyên gia cho biết người bị đau khớp háng khi đi bộ có thể sử dụng một số kỹ thuật của các vận động viên điền kinh. Kỹ thuật này là đặt gót chân xuống trước ngón chân để làm giảm áp lực cho đôi chân. Khi đó, người tập sẽ đi xa hơn và tăng cường sức bền lên nhiều hơn.
4.4. Thời gian đi bộ phù hợp
Và cuối cùng là bạn hãy chú ý đến thời gian đi bộ. Với những người bệnh khi mới bắt đầu luyện tập thì nên lựa chọn những quãng đường ngắn, thời gian rơi vào khoảng 10 đến 15 phút đi bộ. Cho đến khi cơ thể dần quen thuộc với cường độ tập luyện này thì khớp háng cũng sẽ không xuất hiện tình trạng đau nhức trong lúc đi bộ hay sau khi đã đi bộ xong.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải lưu ý rằng không nên đi bộ với thời gian quá lâu mà nên luyện tập theo từng giai đoạn, khoảng tầm 20 phút, rồi tăng dần lên đến 25, 30 phút.
4.5. Lựa chọn thời điểm tốt nhất để đi bộ
Người bệnh có thể lựa chọn đi bộ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên để tạo cảm giác thoải mái nhất khi luyện tập, bạn nên đi bộ vào buổi sáng khoảng từ 6 giờ đến 7 giờ. Ngoài ra, bạn có thể đi bộ vào buổi chiều khoảng từ 16 giờ đến 18 giờ hoặc vào buổi tối từ 20 giờ đến 22 giờ.
4.6. Chọn địa hình luyện tập
Đi bộ ở những địa điểm có địa hình không tốt có thể làm gia tăng áp lực lên khớp háng, đầu gối và cổ chân. Hơn nữa, điều đó còn làm tăng nguy cơ trật khớp cổ chân và khiến cơn đau ở các khớp háng trở nên trầm trọng hơn.
Để đảm bảo quá trình vận động an toàn, người bệnh nên đi bộ ở những nơi thoáng mát có không khí trong lành, bề mặt bằng phẳng. Tránh đi bộ ở những nơi có những vật cản và gồ ghề để hạn chế những chấn thương xảy ra.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ ở những nơi có nhiều cây xanh và bóng mát, không khí tốt, không có khói bụi hay có nhiều xe cộ. Điều này sẽ mang đến cảm giác thoải mái nhất cho quá trình luyện tập của người bệnh, đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh từ bên trong.
5. Các biện pháp khắc phục đau khớp háng hiệu quả
Khi bị đau khớp háng nhẹ, ngoài việc đi bộ thường xuyên thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách điều trị an toàn tại nhà như sau:
- Chườm đá lạnh: Đá lạnh sẽ có tác dụng làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, tiêu sưng khớp giúp người bệnh bị đau khớp háng cảm thấy thoải mái và dễ chịu tức thời.
- Ngâm mình trong nước ấm: Đây là biện pháp làm giảm các cơn đau háng rất hiệu quả, nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, hỗ trợ giúp làm lành những tổn thương sụn khớp. Khi ngâm nước ấm, bạn cũng có thể bỏ thêm các loại tinh dầu để giúp tạo ra mùi thơm và thư giãn.

- Luyện tập các bài tập yoga tốt cho vùng khớp háng: Một số bài tập hữu ích cho người bị đau nhức xương khớp háng như bài tập tư thế chiến binh 1,2,3, tư thế vũ công, tư thế cái cây, tư thế chó úp mặt,…
Ngoài ra, với trường hợp người bệnh bị sưng viêm nặng thì nên sử dụng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc Tây: Một số loại thuốc Tây thường được kê đơn cho người bệnh bị đau khớp háng như các thuốc xịt ngoài da, cao dán, các thuốc kháng viêm, giảm đau…
- Thuốc Đông y: Trường hợp cần phải điều trị trong một thời gian dài, người bệnh nên cân nhắc đến việc dùng các thuốc Đông y. Các bài thuốc Đông y an toàn và không gây tác dụng phụ đến các cơ quan chức năng khác trong cơ thể.
- Châm cứu, bấm huyệt: Đây là phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền, có tác động vào những huyệt đạo có liên quan đến khớp háng giúp làm giảm đau nhức và đả thông kinh lạc.
6. Những điều cần lưu ý khi đi bộ với người bị đau khớp háng
Mặc dù đi bộ là một môn thể thao được khuyến cáo giúp hỗ trợ cho người bệnh bị đau khớp háng, tuy nhiên người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Nếu tình trạng đau nhức khớp háng nặng hơn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị trước khi luyện tập đi bộ. Các bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích cho người bệnh về quá trình, kỹ thuật cũng như cường độ luyện tập sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Thay vì chọn lựa đường đồi núi hoặc con đường gồ ghề, người bệnh nên đi bộ ở những cung đường bằng phẳng. Điều này không những giúp tránh được nguy cơ gây chấn thương như ngã hay vấp chân mà còn giúp cho khớp háng không bị căng cứng quá mức bởi vì độ dốc của con đường.
- Trong quá trình đi bộ, nếu người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng khớp háng thì cần ngừng lại ngay. Người bệnh có thể nghỉ ngơi khi đi bộ trong vài phút và massage ở vùng hông để giúp cơn đau được dịu bớt. Bạn hãy ghi chép lại tình huống đó và sớm trao đổi với bác sĩ điều trị để tìm ra nguyên nhân và giải quyết một cách triệt để.
- Chọn lựa các loại giày tập thể thao phù hợp, ví dụ như loại giày ôm sát chân, có đế giày thấp và đi vừa chân, không có cảm giác khó chịu. Một đôi giày thể thao tốt sẽ giúp cho quá trình luyện tập hiệu quả hơn và giúp phòng ngừa các nguy cơ chấn thương xảy ra.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn các bài tập yoga để giảm đau khớp háng. Tuy nhiên, nếu gặp phải cơn đau khớp háng khi tập yoga thì bạn cũng cần phải điều chỉnh lại thói quen tập luyện và tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.
Trên đây là bài viết về tình trạng đau khớp háng có nên đi bộ để giúp người bệnh giải đáp thắc mắc này. Hơn nữa, người tập cũng có cách đi bộ sao cho đúng để đạt được hiệu quả tốt nhất và phòng ngừa được tình trạng đau khớp háng.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone