Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? là điều mà rất nhiều người thắc mắc bởi vì tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị đau khớp khuỷu tay nên việc cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp là điều rất cần thiết. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh giải đáp câu hỏi đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?
Xem thêm:
- Top 10 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
- Giải đáp: Thoái hóa khớp gối có nên leo cầu thang không?
- TOP 10 thuốc vitamin D cho người lớn tốt nhất hiện nay
- [Giải đáp] Bị tê bì chân tay uống thuốc gì hiệu quả?
Nội dung bài viết
1. Người bị đau khớp cổ tay có nên uống thuốc không?
Khuỷu tay là bộ phận nằm giữa cánh tay và cẳng tay và chịu nhiều áp lực từ các hoạt động. Do đó, khi bước sang tuổi 30, xương khớp sẽ có sự thoái hóa và nhạy cảm hơn nên dễ gặp phải tình trạng đau nhức khớp khuỷu tay.
Những cơn đau khớp khuỷu tay sẽ tái phát nhiều và sẽ ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu như không được chữa trị kịp thời, những phản ứng viêm sẽ ngày càng nặng và lan rộng hơn, gây tổn thương đến các dây thần kinh và cơ quan ở xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới liệt chi trên.
Trong đó, các loại thuốc Tây được xem là một phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng và được rất nhiều người sử dụng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết được bị đau khớp khuỷu tay thì nên uống thuốc gì và uống ra sao cho đúng cách.

2. Đau khớp khuỷu tay nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Đau khớp khuỷu tay nên uống thuốc gì hay uống như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị tình trạng viêm đau khớp khuỷu tay được rất nhiều người sử dụng.
2.1. Thuốc Acetaminophen
Acetaminophen là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong việc đẩy lùi các triệu chứng đau nhức do bệnh viêm khớp khuỷu tay gây ra.
Công dụng:
- Có tác dụng giúp giảm đau và hạ sốt nhanh chóng, kể cả đau bụng kinh.
- Giúp điều trị các triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng, đau răng hay đau đầu,…
Cách sử dụng: Acetaminophen có hai loại với liều sử dụng khác nhau:
- Thuốc có tác dụng nhanh: Uống 325mg – 1g/ lần. Mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Không nên sử dụng quá 4g trong 1 ngày.
- Thuốc có tác dụng kéo dài: Mỗi lần uống 1300mg và cách nhau ít nhất 8 tiếng. Dùng tối đa 3900mg trong 1 ngày.
Lưu ý tránh sử dụng thức ăn giàu carbohydrate trong quá trình dùng thuốc bởi có thể làm giảm hấp thu Acetaminophen.
Tác dụng phụ:
- Ngứa da, phát ban hay nổi mề đay.
- Tiểu ít, nước tiểu và phân có thể chuyển sang màu đục, đen, hoặc có lẫn máu.
- Họng đau, môi và miệng xuất hiện những đốm trắng.
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng, vàng da hoặc mắt.
Giá bán: Dao động khoảng 32.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp 5 vỉ.
2.2. Ibuprofen điều trị đau khớp khuỷu tay
Ibuprofen cũng là một loại thuốc giúp giảm đau dạng nhẹ, có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp khuỷu tay, hạ sốt,…
Công dụng:
- Có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa và hạ sốt nhanh.
- Điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm khớp dạng thấp thiếu niên cũng như hỗ trợ giảm đau hậu phẫu, đau do ung thư hiệu quả.
Cách dùng: Uống 1,2 – 1,8g/ngày, chia thành các liều nhỏ. Nếu bị đau do viêm khớp dạng thấp có thể tăng liều dùng và dùng tối đa 3,2g/ ngày.
Tác dụng phụ:
- Cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, có thể nôn hoặc buồn nôn, đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, da mẩn ngứa và ngoại ban.
- Ngoài ra, có thể bị dị ứng, viêm mũi, co thắt phế quản ở bệnh nhân hen suyễn, nổi mề đay, thị giác và thính giác giảm, viêm loét và chảy máu dạ dày, mất ngủ và không tỉnh táo.
Giá bán: Dao động khoảng 88.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp có 100 viên.
2.3. Thuốc Codein trị đau khớp khuỷu tay
Codein thuộc nhóm thuốc giảm đau có nguy cơ gây nghiện Opioid được dùng để điều trị viêm đau khớp khuỷu tay.
Công dụng:
- Giúp giảm đau nhanh chóng, đặc biệt là các tình trạng đau nhức sau chấn thương hay phẫu thuật,…
- Phù hợp với những người đang mắc bệnh lý về xương khớp có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn.
Cách dùng: Sử dụng 30 – 60mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ và liều tối đa là 240mg/ ngày.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt, hoa mắt, nôn hoặc buồn nôn, táo bón,…
- Có phản ứng dị ứng, suy hô hấp hay phế quản bị co thắt.
- Có khả năng gây nghiện nếu như sử dụng lâu dài.
Giá bán: Dao động khoảng 600.000 VNĐ/ hộp 500mg.
2.4. Sử dụng Tramadol giảm đau khớp khuỷu tay
Tramadol cũng là một loại thuốc giúp giảm đau thuộc nhóm opioid. Tramadol cần kết hợp dùng với các loại thuốc giảm đau ngoại biên như paracetamol để giúp tăng hiệu quả điều trị.
Công dụng:
- Có hiệu quả giảm đau cao và trong thời gian ngắn để điều trị tình trạng viêm, đau khớp khuỷu tay mức độ từ vừa đến nặng.
- Phù hợp với người bệnh gặp vấn đề xương khớp hay đau do chấn thương.
Cách dùng: Tramadol có thể được dùng với 2 dạng bào chế:
- Đường uống: Sử dụng 100mg với liều tấn công và 50mg – 100mg cách nhau 4 – 6 tiếng với liều duy trì hoặc đẩy lùi các cơn đau mạn. Không được dùng quá 400mg/ngày.
- Đường tiêm: Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc có thể pha với dịch truyền theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Nôn và buồn nôn, buồn ngủ liên tục, chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, miệng khô, ra nhiều mồ hôi,…
- Rối loạn thần kinh gây lẫn lộn, hoang tưởng, co giật từng cơn nếu sử dụng liều cao thường ít gặp.
Giá bán: Dạng viên uống khoảng 2.300 VNĐ/ viên.
2.5. Đau khớp khuỷu tay sử dụng Diclofenac
Đây là loại thuốc chống viêm không steroid được bào chế dưới dạng viên uống có tác dụng giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Công dụng:
- Giảm đau và giảm sốt mạnh.
- Ức chế hoạt tính của cyclooxygenase – một thành phần trong những phản ứng viêm nhiễm nên có tác dụng chống viêm hiệu quả.
- Điều hòa quá trình kết tụ tiểu cầu.
Cách dùng:
- Nên uống thuốc lúc đói để thuốc hấp thu nhanh hơn.
- Viêm khớp: Liều điều trị từ 75 – 450mg/ ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, nôn và buồn nôn, tiêu chảy.
- Gây phù nề, dị ứng, co thắt phế quản hoặc tụt huyết áp.
- Chảy máu đường ruột, viêm loét ổ bụng, nôn ra máu thường ít gặp hơn.
Giá bán trên thị trường: 55.000 VNĐ/hộp có 600 viên.
2.6. Thuốc điều trị đau khớp khuỷu tay Naproxen
Naproxen cũng là thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid với tác dụng giảm đau, ngăn ngừa các phản ứng viêm nhiễm và sưng tấy do viêm khớp tay gây ra.
Công dụng:
- Giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa và chứng đau bụng kinh.
- Giảm đau đầu và đau trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật,…
Cách sử dụng:
- Liều dùng từ 250 – 850mg/ ngày, tùy vào tình trạng bệnh.
- Uống nhiều nước khi dùng thuốc, sau khi uống thuốc 10 phút mới được nằm nghỉ ngơi.
Tác dụng phụ:
- Phổ biến nhất là đầy bụng, ợ hơi, mờ mắt, đau nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, căng thẳng, da ngứa hoặc phát ban.
- Ít gặp hơn có thể gặp như khó thở, môi, mặt lưỡi bị sưng hay phù nề; nói lắp, đau tức ngực và suy nhược cơ thể.
Giá bán: Dao động khoảng 300.000 VNĐ/ lọ gồm 400 viên.
2.7. Sử dụng Corticosteroid để giảm đau khớp khuỷu tay
Corticosteroid là một loại thuốc đặc trị dùng cho các trường hợp bị viêm đau khớp khuỷu tay.
Công dụng:
- Giúp giảm đau hiệu quả và tức thì.
- Giảm các triệu chứng sưng tấy ở các ổ khớp.
Cách dùng:
- Đường uống: đối với người lớn nên sử dụng với liều lượng từ 0,25 – 7,2mg/ngày, tùy theo tình trang bệnh và chỉ định của bác sĩ.
- Đường tiêm: lượng thuốc tiêm là 2 – 6mg/ ngày cho người trưởng thành và thanh thiếu niên
Tác dụng phụ:
- Làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Đau họng, ho, hắt hơi hay lên cơn sốt.
- Tăng cân và sưng phù mặt, tăng huyết áp, gây đông máu và nghẽn mạch máu não.
- Có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng và dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
Giá bán: Mức giá khác nhau tùy thuộc vào nhà thuốc cùng như nơi bạn chọn mua.
2.8. Thuốc Prednisone để điều trị đau khớp khuỷu tay
Đây là loại thuốc thuộc nhóm corticosteroids, được dùng phổ biến đối với các bệnh lý tự miễn cũng như bệnh lý mãn tính với các triệu chứng kéo dài dai dẳng.
Thành phần: Hoạt chất prednisone và các tá dược như lactose khan, natri benzoat, natri docusate,…
Công dụng:
- Giúp giảm nhanh chóng tình trạng đau nhức xương khớp và đau nhức răng lợi ở mức độ trung bình và nặng.
- Giảm sưng tấy, nóng đỏ khớp gây khó chịu ở người bệnh.
Cách dùng: Thông thường, liều lượng dùng Prednisone khoảng 0.25 – 7.2mg/ngày.

Tác dụng phụ có thể xảy ra như ngứa da, nổi mề đay, sưng phù mặt và lưỡi, hoa mắt, chóng mặt, khô miệng, nhức đầu, nôn và buồn nôn,…
Giá bán: Còn phụ thuộc vào địa chỉ phân phối ở từng nơi.
2.9. Seduxen giúp giảm đau khớp khuỷu tay
Thuốc này có tác dụng giãn cơ và là thuốc được sử dụng dưới sự kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
Thành phần: Hoạt chất diazepam cùng một số tá dược khác.
Công dụng:
- Làm giãn các cơ bắp gặp áp lực và căng thẳng, từ đó giảm đau nhức ở khớp xương.
- Hỗ trợ làm mềm khớp, tăng sự linh hoạt và dễ cử động hơn.
Cách dùng: Liều dùng từ 2-10mg/ngày, chia thành 3-4 lần sử dụng trong ngày.
Tác dụng phụ có thể gặp như: Tiểu khó, tiểu không kiểm soát, co giật, dễ rùng mình và mẩn ngứa,…
Giá bán: Khoảng 100.000 VNĐ/hộp có 10 vỉ x 10 viên.
2.10. Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? – Methotrexate
Methotrexate là thuốc thấp khớp tác dụng chậm DMARDs, thường được dùng với các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Thành phần gồm: Methotrexate sodium và các tá dược khác.
Công dụng:
- Ngăn chặn và làm giảm tình trạng viêm sưng và giảm đau nhức khớp.
- Điều trị vảy nến và các bệnh lý liên quan đến tự miễn ở mức độ nghiêm trong.
- Dùng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, tinh hoàn, buồng trứng,…
Cách dùng: Liều lượng 7,5 – 20mg Methotrexate/lần/tuần. Liều lượng có thể thay đổi tùy theo ý kiến của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, phân lỏng, rụng tóc hay ngứa ngoài da,…
Giá bán: Giá bán lẻ Methotrexate 2.5mg dao động khoảng 3.000 – 5.000 VNĐ/viên.
3. Những lưu ý trong quá trình điều trị đau khớp khuỷu tay
Sử dụng các loại thuốc Tây ở trên có thể khiến cơn đau thuyên giảm nhanh chóng, tuy nhiên muốn duy trì hiệu quả lâu dài, người bệnh cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Những loại thuốc Tây Y đều có khả năng gây ra các tác dụng phụ và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc tự ý tăng giảm liều dùng thuốc.
- Trong quá trình điều trị bệnh cần tránh các hoạt động gây tổn thương đến khuỷu tay, đặc biệt là động tác tỳ đè lên vùng khớp bị đau.
- Đối với những người bệnh làm việc văn phòng, phải thường xuyên ngồi lâu, bạn cần điều chỉnh lại độ cao của ghế sao cho phù hợp, để cánh tay và cổ tay tạo thành hình chữ L.
- Không nên mang vác những vật nặng, cồng kềnh hay cần dồn nhiều lực lên cánh tay.
- Khi ngủ, người bệnh nên đặt khuỷu tay lên ngang ngực để giúp xoa dịu các cơn đau và giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
- Với những trường hợp cơn đau nhẹ, người bệnh vẫn có thể tiếp tục thực hiện các bài tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, bạn cần phải khởi động kĩ và làm nóng cơ thể thật tốt trước khi bắt đầu tập luyện bài tập. Đặc biệt, nếu như bạn thường xuyên chơi những môn thể thao cần dùng tay nhiều như cầu lông, bóng bàn,… thì bạn cần phải cân nhắc mức độ để không làm các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các loại thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh,… và các loại rau xanh như cải kate, cải bó xôi,…
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nội tạng động vật và các chất kích thích như rượu bia,… gây cản trở đến tác dụng của thuốc.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? để giúp người bệnh có thể lựa chọn được loại thuốc phù hợp để làm giảm cơn đau nhức nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời có biện pháp để phòng ngừa tình trạng này.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone