Đau khớp ngón tay gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như những hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về bệnh đau khớp ngón tay để giúp cải thiện tình trạng này.
Xem thêm:
- Thoái hóa khớp ngón tay bàn tay: Nguyên nhân và cách điều trị
- Đau khớp háng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh
- Đau đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Đau khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị
Nội dung bài viết
1. Đau khớp ngón tay là gì?
Khớp ngón tay chính là nơi nối ở giữa 2 đốt xương ngón tay và nằm giữa xương ngón tay với xương bàn tay. Hầu hết tất cả mọi người đều có 14 khớp ở ngón tay trên mỗi bàn tay, ngón cái có 2 khớp và các ngón còn lại có 3 khớp.
Các hệ thống phức tạp của dây thần kinh, cơ, gân cơ và các dây chằng cho phép các khớp ở ngón tay có thể cử động và giúp các ngón tay có thể có được những cử động chính xác. Một vài người chỉ cảm thấy đau nhức ở các khớp ngón tay khi cử động hoặc khi chạm vào chúng. Trong khi đó, những trường hợp khác thì lại cảm thấy đau kể cả khi các ngón tay không có bất cứ cử động nào.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón tay
2.1. Nguyên nhân bệnh lý gây bệnh
Khớp ngón tay bị đau và sưng có thể là một dấu hiệu của bệnh lý. Có rất nhiều bệnh lý khiến cho khớp ngón tay bị sưng đau và cảm thấy vô cùng khó chịu. Các bệnh lý là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay có thể là:
- Hội chứng ống cổ tay: Đây là tình trạng bệnh mà dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua vùng ống cổ tay. Hậu quả là khiến cho người bệnh bị viêm, đau, tê, làm giảm hoặc mất cảm giác ở cả bàn tay và các ngón tay. Trong đó, người làm việc văn phòng là đối tượng rất dễ gặp tình trạng này nhất bởi vì họ thường xuyên sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài khiến cho ống cổ tay chịu áp lực lớn.
- Viêm xương khớp bàn tay: Nếu như cảm thấy cơn đau ngón tay kèm theo sưng các khớp ngón tay thì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm xương khớp. Đây là căn bệnh có liên quan đến sự lão hóa, gây mất sụn và sự thay đổi ở xương các ngón tay. Lúc này, bởi vì không còn lớp sụn bao ở giữa các khớp nữa nên các đốt xương sẽ bị chà xát với nhau dẫn đến tình trạng tổn thương, sưng và đau nhức.
- Hội chứng De Quervain: Hội chứng này là hội chứng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ. Theo đó, tình trạng đau khớp ngón tay sẽ khiến cho gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái bị viêm, theo đó gây ra đau nhức ở bên ngón cái của cổ tay. Hơn nữa, cơn đau này sẽ càng tồi tệ hơn khi người bệnh xoay cổ tay hay nắm bắt bất cứ thứ gì.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Triệu chứng đau khớp ngón tay là một trong những triệu do viêm đa khớp gây ra. Hơn nữa, bệnh thường kèm theo tình trạng cong các ngón tay hoặc sưng phồng. Thời gian dài, sự biến dạng của các khớp ngón tay sẽ ngày càng trầm trọng hơn khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng tự ti.
- Nang bao hoạt dịch: Đây là cấu trúc có hình tròn chứa đầy dịch, bệnh làm cho các ngón tay có cảm giác đau và nhạy cảm hơn khi chạm vào. Nang bao hoạt dịch chỉ gây ra đau ở các khớp ngón tay khi chúng xuất hiện.
- Do bệnh thoái hóa khớp ngón tay: Đây là nguyên nhân chính phổ biến dẫn đến tình trạng bị đau nhức ở vùng khớp ngón tay. Nguyên nhân một phần là do tuổi tác tạo lên, còn một phần do đặc thù của công việc khiến cho ngón tay bị thoái hóa, đồng thời hình thành các gai xương khiến chúng mọc lên và gây chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến hiện tượng bị đau nhức.
- Do bao khớp ở các ngón tay bị bong tróc: Gây ra những cơn đau đớn và sưng viêm khiến ngón tay bị đau nhức.
- Do xương bị thiếu hụt canxi: Có thể là do thiếu cơ thể bị thiếu canxi bẩm sinh hoặc do chế độ ăn uống hoặc do không thể hấp thụ được canxi khiến cho hàm lượng canxi bị thiếu hụt hình thành lên các cơn đau nhức ở ngón tay, gây ra tình trạng các cơ bị co cắp, dẫn đến loãng xương, xương dễ bị bào mòn, khô ráp.
- Do cơ thể bị mắc bệnh loạn dưỡng cơ bắp: Đây là căn bệnh có tính di truyền bởi vì các sợi cơ trong cơ thể của người bệnh rất dễ bị tổn thương, lâu dần sinh ra hiện tượng đau nhức và khó chịu.
Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức các khớp ngón tay còn có thể là biểu hiệu của nhiều bệnh lý khác như: Gout, Hội chứng Raynaud, Lupus ban đỏ,…
2.2. Một số nguyên nhân khác gây đau khớp ngón tay
Đôi khi, nguyên nhân gây đau khớp ngón tay không đến từ những bệnh lý nêu trên mà xuất phát từ một vài lý do khác như sau:
- Bẩm sinh hoặc do chế độ ăn uống không khoa học khiến cho cơ thể bị thiếu hụt canxi, từ đó gây tăng nguy cơ loãng xương và xương cũng dễ bị hao mòn dẫn đến đau nhức.
- Do chấn thương khi chơi thể thao, bị tai nạn giao thông hoặc do sinh hoạt hàng ngày có thể sẽ làm tổn thương hoặc trật các khớp ngón tay, khiến cho các khớp này bị đau nhức dữ dội.
- Do tính chất công việc: Các khớp ngón tay thường bị đau nhức tạm thời do người bệnh dùng máy tính hoặc nhắn tin điện thoại quá nhiều. Bởi vậy mà dân văn phòng rất dễ bị đau các khớp ngón tay do phải thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại
3. Những triệu chứng của đau khớp ngón tay
Các triệu chứng của chấn thương khớp ngón tay rất đa dạng, tùy thuộc vào loại và độ nặng của chấn thương.
- Cảm giác đau xuất hiện có thể từ nhẹ cho đến nặng tại các khớp hay các khớp ngón tay đã bị chấn thương từ trước. Cơn đau có thể nhẹ nhàng hay cũng có thể đau thấu lên như bị đâm.
- Đau có thể tăng lên khi cử động, sử dụng các khớp ngón tay.
Các triệu chứng kèm theo khi căng cơ hay bong gân tại các khớp ngón tay bao gồm:
- Đau và sưng tấy.
- Giảm tính linh hoạt, dẻo dai của các khớp.
- Cứng khớp hay giới hạn cử động của khớp ngón tay.

Các triệu chứng của nứt hay gãy khớp ngón tay kèm theo, bao gồm:
- Bầm và giới hạn những cử động bàn tay hoặc hoàn toàn bất động.
- Cảm giác tê ngứa hay như bị kim châm ở ngón tay bị ảnh hưởng.
- Những thay đổi ở ngón tay có thể nhìn thấy được, ví dụ như sưng hay trật khớp.
- Ngón tay bị gập góc bất thường.
4. Biến chứng của tình trạng đau khớp ngón tay
Nếu như không được điều trị kịp thời, tình trạng đau khớp ngón tay có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:
- Mất đi khả năng vận động thông thường: Thời gian đầu khi mắc bệnh, nếu không thể phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với những biến chứng trong đó có thể mất khả năng vận động cơ bản, tay khó cầm nắm, cứng khớp, cũng như không xoay trái, xoay phải cổ tay được.
- Teo cơ, biến dạng khớp ngón tay: Các khớp bàn tay lâu ngày nếu không hoạt động có thể gặp phải tình trạng cơ bị teo và biến dạng các khớp, có trường hợp thậm chí còn bị liệt khớp ngón tay.
- Các bệnh lý về tim mạch: Viêm đau khớp bàn tay có thể dẫn đến những biến chứng tại các cơ quan khác như bị thấp khớp cấp. Biến chứng này cũng có nguy cơ gây tổn thương tới tim, đặc biệt là van tim, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
5. Những đối tượng có nguy cơ bị đau khớp ngón tay
Đau khớp ngón tay là bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, với những trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
- Béo phì là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.
- Người đã từng gặp chấn thương như bị gãy xương, bong gân.
- Những người hơn 40 tuổi.
- Dân văn phòng hay người thường lao động tay chân.
6. Chẩn đoán bệnh
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng đau khớp ngón tay dựa vào nguyên nhân nền của bệnh này. Bác sĩ thường bắt đầu thăm khám bằng việc tìm kiếm các biểu hiệu của sự viêm, đau, sưng tấy. Gãy khớp hay trật khớp ngón tay cũng có thể được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu được nhìn thấy bằng mắt thường.
Bác sĩ cũng có thể xác định các chẩn đoán bằng cách loại trừ những nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay khác dựa vào các kỹ thuật, xét nghiệm như:
- X-Quang
- CT-Scan
- MRI
- Chọc hút dịch khớp
Chọc hút dịch khớp là một thủ thuật do các bác sĩ thực hiện, sử dụng một đầu kim cho vào khoảng không gian nằm giữa các khớp. Họ dùng đầu kim này để lấy được dịch khớp ở bên trong rồi gửi mẫu dịch lấy được đến các phòng xét nghiệm và phân tích dịch. Hơn nữa, chọc hút dịch khớp cũng có thể giúp chẩn đoán được chính xác viêm khớp dạng thấp và gout.
7. Khi nào đau khớp ngón tay nên đến gặp bác sĩ?
Dù là do nguyên nhân nào thì đau nhức khớp ngón tay đều không thể xem thường được, tuyệt đối không nên chủ quan. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám nếu như có các biểu hiện:
- Tê bì, ngứa ran ở các ngón tay hoặc cả bàn tay.
- Khó cử động hay duỗi thẳng các ngón tay.
- Ngón tay có thể đỏ và dần sưng to lên.
- Tình trạng sưng, đau khớp ngón tay vẫn không thuyên giảm dù cơ thể đã được nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.
8. Cách điều trị đau khớp ngón
Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân dẫn đến khớp ngón tay bị sưng, đau và nhức, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp như sau:
8.1. Sử dụng biện pháp RICE
Các bước thực hiện như sau:
- Rest (Nghỉ ngơi): Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế cử động hay sử dụng các khớp ngón tay bị chấn thương, có thể dùng nẹp để cố định lại khớp.
- Ice (Chườm đá): Chườm các túi đá hoặc khăn lạnh lên trên khớp bị chấn thương để giúp làm giảm tình trạng sưng và đau.
- Compression (Đè ép): Bọc lại khớp bằng băng cá nhân hoặc băng buddy tape để giúp giảm sưng.
- Elevation (Nâng): Giữ tay nâng cao hơn so với tim để làm giảm tình trạng sưng.
Phương pháp điều trị đau khớp ngón tay bằng RICE vô cùng đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ có tác dụng đối với những cơn đau tạm thời. Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, dịu bớt thì người bệnh vẫn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
8.2. Sử dụng các thuốc tây
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các nhóm thuốc sau:
- Paracetamol: Sử dụng trong thời gian khởi phát các triệu chứng đau nhức do các biểu hiện viêm khớp ngón tay gây ra.
- Các thuốc kháng viêm không steroid: Các loại thuốc này được chỉ định sử dụng phổ biến nhất là Ibuprofen, Naproxen… có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm ở các vị trí xương khớp bị tổn thương.
- Sử dụng các thuốc bôi giảm đau: Người bị viêm đau khớp có thể dùng Capsaicin với hàm lượng thấp, có thể thoa trực tiếp lên vị trí ở ngón tay bị sưng đau. Trong trường hợp, người bệnh không thể dung nạp được Capsaicin thì có thể chuyển sang sử dụng Salicylate.
- Tiêm Corticosteroid: Với những người bệnh sử dụng các loại thuốc trên nhưng không có hiệu quả giảm đau hoặc có thể xuất hiện trường hợp dịch tích tụ ở các khớp, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid cho bệnh nhân.
Người bệnh cần đặc biệt lưu ý, các thuốc tây chỉ có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ gây hại cho gan, thận cũng như ít có khả năng hồi phục sụn khớp nên tình trạng đau khớp ngón tay rất dễ tái phát. Do đó, cần phải cẩn thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều lượng khi sử dụng thuốc.
8.3. Các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc này có ưu điểm là có nguồn gốc từ thảo dược, rất an toàn, lành tính, dễ thực hiện vì vậy các bài thuốc dân gian này là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn.
- Ngải cứu rang muối
Các nghiên cứu Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong ngải cứu có chứa thành phần tinh dầu như các chất gây tê tự nhiên, điều này giúp làm giảm tình trạng đau nhức tại các khớp ngón tay bị viêm. Ngoài ra, trong ngải cứu có chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt. Vì vậy, ngải cứu được sử dụng rất phổ biến trong quá trình điều trị đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện bài thuốc dân gian này như sau: Lấy 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, rang nóng với muối hạt. Sau đó, dùng 1 miếng vải sạch, mỏng rồi cho ngải cứu và muối vào, chờ nguội bớt rồi đắp lên vùng khớp ngón tay bị đau nhức. Kiên trì áp dụng bài thuốc này thường xuyên sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng đau khớp ngón tay.
- Nước sắc của rễ cây trinh nữ
Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ là vị thuốc có vị ngọt, hơi se, tính hàn, có công dụng trấn tĩnh an thần, giúp chống viêm và giảm đau. Vì vậy mà cây thuốc này được sử dụng rất phổ biến trong quá trình điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.
Cách thực hiện: Dùng khoảng 20 – 30g rễ cây trinh nữ đem rửa sạch, thái mỏng và tẩm rượu rồi mang đi sao thơm. Sau đó, cho nguyên liệu vào trong ấm sắc thuốc rồi thêm 600ml nước vào và đem đun trên lửa nhỏ. Chờ cho đến khi thuốc sắc chỉ còn lại khoảng 100ml thì chắt lấy nước, chia uống ngày 2 lần và sử dụng hết trong ngày.
- Nước sắc lá lốt
Lấy khoảng 250g lá lốt đem rửa sạch và phơi cho tới khi héo. Sau đó, sắc lên cùng với nước trong vòng khoảng 30 phút, lọc lấy phần nước rồi sử dụng sau bữa ăn tối. Uống đều trong khoảng 20 ngày để thấy được rõ rệt tác dụng trị bệnh.
8.4. Sử dụng nẹp cố định
Sử dụng các thanh nẹp giúp cố định khớp ngón tay và hạn chế chuyển động của ngón tay cũng như khuỷu tay. Đồng thời, nẹp còn có tác dụng giảm đau, giúp các khớp ngón tay được nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc đeo cả ngày nếu như không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày.
8.5. Các bài tập chữa đau khớp ngón tay
Người bệnh cũng có thể tự giác tập tại nhà các bài tập đơn giản bổ ích cho khớp ngón tay. Tập thể dục sẽ giúp giảm sưng, đau nhức đầu ngón tay, hơn nữa còn giúp cải thiện khả năng vận động của các khớp.
- Bài tập nắm đấm: Bàn tay nắm lại tạo thành 1 nắm đấm rồi từ từ duỗi ra.

- Bài tập chạm ngón tay: Sử dụng ngón tay cái rồi lần lượt chạm vào những đầu ngón tay còn lại. Kiên trì thực hiện bài tập, tuy nhiên trong trường hợp duỗi ngón tay ra mà cảm thấy đau thì nên dừng lại, không nên cố tập.
- Bài tập gập căng ngón tay: Mở rộng bàn tay ra, lòng bàn tay hướng về phía mặt. Gập 5 ngón tay sao cho các đầu ngón tay đó chạm vào phần gốc của ngón. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 60 giây. Thực hiện liên tục từ 4-5 lần.
- Bóp bóng: Cầm một quả bóng mềm và bóp thật chặt nhất có thể. Giữ nguyên trong vài giây rồi sau đó thả ra. Nên thực hiện động tác này liên tục khoảng 10-15 lần mỗi tay, trong vòng 2-3 lần/tuần.
8.6. Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này thường là phương pháp được lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không thể đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác hay bệnh tiến biến nghiêm trọng hơn.
- Thủ thuật cố định khớp: Giúp xương trong khớp bị ảnh hưởng được hợp nhất vĩnh viễn. Khi đó, sẽ giúp khớp hợp nhất và có thể chịu trọng lượng mà không bị đau đớn. Tuy nhiên, khớp này sẽ kém linh hoạt hơn so với khớp thường.
- Thủ thuật mở xương: Khi này xương trong khớp được định vị lại để giúp điều chỉnh các biến dạng.
- Thay khớp: Tất cả hay một phần của khớp ngón tay bị viêm sẽ được loại bỏ và thay thế bằng bằng mảnh ghép từ một trong các gân hay khớp nhân tạo.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Phẫu thuật loại bỏ một trong những xương trong khớp bị viêm.
9. Làm thế nào để giúp phòng ngừa đau khớp ngón tay?
Để phòng ngừa tình trạng đau nhức, sưng khớp ngón tay, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Thường xuyên nghỉ ngơi giải lao khi thực hiện những chuyển động tay lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đánh máy tính, sử dụng chuột hay bấm điện thoại,…
- Điều trị dứt điểm những bệnh lý mãn tính có ảnh hưởng đến khớp như bệnh gout, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp,…
- Có chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, khỏe mạnh, tránh thừa cân béo phì.
- Thực hiện các động tác xoa bóp và ngâm tay vào trong nước ấm thường ngày trong khoảng 10 – 15 phút để giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các cơ khớp ngón tay, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức và viêm.
Tóm lại, đau khớp ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nên người bệnh cần phải chú ý để giúp phát hiện sớm bệnh và có những biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả để cải thiện cuộc sống của người bệnh.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone