Hiện tượng đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy rất thường xuyên xảy ra đặc biệt là ở những người lớn tuổi, có tiền sử bệnh xương khớp. Tình trạng này gây ra những cơn đau âm ỉ, khó chịu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu vấn đề đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.
Xem thêm:
- Khớp háng kêu lục cục do đâu? Có nguy hiểm hay không? Điều trị và phòng ngừa
- khớp háng kêu khi tập gym: Cách khắc phục và bão dưỡng khớp háng
- Tình trạng đau khớp háng khi mang thai do đâu?
- Đau khớp háng ở người già: Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị
Nội dung bài viết
1. Tình trạng đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy là bệnh gì?
Tình trạng cứng và đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy xảy ra khi các khớp ngón tay co cứng và khó cử động vào buổi sáng kèm theo đó là cảm giác đau nhức. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 15 – 30 phút và người bệnh có thể cử động lại bình thường sau khi xoa bóp, massage vận động nhẹ nhàng.
Tùy theo nguyên nhân mà cơn đau khớp ngón tay xảy ra ở một hoặc nhiều ngón tay và mức độ nhẹ hay nặng, ngắn hay dài hạn khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng đến các chuyển động cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đồng thời, cơn đau khớp ngón tay có thể đi kèm với cứng khớp gối, khớp khuỷu tay, cổ tay,…

2. Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy, chẳng hạn như:
- Viêm đa khớp dạng thấp: Đây là nguyên nhân chính đầu tiên gây đau khớp, đặc biệt là khớp ngón tay. Bệnh lý này có biểu hiện đau nhức, sưng nóng, đỏ đau các khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nếu như không điều trị sớm có thể bị biến dạng khớp, ngón tay sưng phồng hay cong quặp.
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau khớp ngón tay. Những người lớn tuổi, phụ nữ và người thừa cân béo phì là đối tượng rất dễ mắc thoái hóa khớp. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, giảm vận động để giúp làm giảm tình trạng đau nhức khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.
- Bệnh Lupus ban đỏ: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gây đau, viêm sưng các khớp ngón tay. Nguy hiểm nhất là tình trạng co thắt mạch máu ở ngón tay do Lupus gây ra, khiến cho ngón tay bị tím.
- Bệnh Gout: Người bệnh thường gặp triệu chứng sưng đau khớp ngón tay, bàn tay…khi bị gout. Khi lượng axit uric dư thừa trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài sẽ khiến cho các khớp đau sưng vì bị viêm.
- Hội chứng ống cổ tay: Thường xuất hiện ở nhân viên văn phòng hoặc bà nội trợ. Bởi vì họ phải sử dụng nhiều và thường xuyên bàn tay, ngón tay khiến cho các khớp ở ngón tay bị đau nhức.
- Hội chứng De Quervain: Nguyên nhân do viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái, gây ảnh hưởng và chi phối đến gân ngón tay, dẫn đến tình trạng đau cứng khớp ngón tay.
- Ung thư xương: Người bệnh mắc phải căn bệnh này sẽ gặp những cơn đau, sưng và cứng khớp rất nghiêm trọng.
- Do thiếu hụt canxi: Những người có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sau sinh rất dễ bị thiếu hụt canxi hoặc gây giảm hấp thụ canxi. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến xương khớp, gây tình trạng đau nhức xương khớp tay.
3. Nguyên nhân gây đau nhức khớp ngón tay vào thời điểm buổi sáng
Có rất nhiều nguyên nhân gây cứng khớp vào buổi sáng như:
- Do lười luyện tập thể dục thể thao.
- Thừa cân béo phì làm tăng lực đè ép lên các khớp, cơ, gân và dây chằng ngón tay gây đau và cứng khớp.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng làm yếu cơ khớp xương.
- Ngủ nghỉ không đúng tư thế, duy trì một tư thế trong thời gian dài.
- Thường xuyên sống và làm việc lâu trong môi trường lạnh và ẩm ướt, đặc biệt là ngồi trong phòng có điều hòa.
4. Đối tượng có nguy cơ đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy
- Những người cao tuổi và phụ nữ đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Người thường xuyên làm công việc chân tay nhiều như rửa bát chén, giặt giũ, bê vác những vật nặng…
- Người thường xuyên chơi các môn thể thao cần cử động tay như cầu lông, quần vợt, golf,… trong một thời gian dài
5. Các triệu chứng thường gặp
Ngoài triệu chứng đau nhức khớp ngón tay, người bệnh còn gặp phải một số biểu hiện khác như:
- Tê cứng, sưng đau các khớp ngón tay hơn vào mỗi sáng.
- Gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật và lực bám của bàn tay cũng dần yếu hơn.
- Đau nhức tăng lên khi thời tiết chuyển mùa.
- Có thể bị biến dạng khớp ngón tay đối với trường hợp bị viêm khớp nặng.
6. Đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy có nguy hiểm không?
Đa số tình trạng đau nhức khớp ngón tay không quá nghiêm trọng và có thể tự giảm sau 30 phút. Người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng.
Nếu bệnh nghiêm trọng hơn, sưng đau khớp ngón tay do bệnh tự miễn hay viêm nặng, người bệnh cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ức chế miễn dịch, giúp kiểm soát viêm và giảm nhẹ triệu chứng bệnh.
Bệnh nhân cần phải điều trị kịp thời để chấm dứt tình trạng đau nhức khớp ngón tay bởi nếu không điều trị có thể làm cho tình trạng viêm đau khớp phát triển, tái diễn nhiều lần và kèm theo đau nhức, sưng đỏ. Bệnh nặng có thể làm hạn chế phạm vi và khả năng vận động, thậm chí là bị biến dạng.
7. Đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy khi nào cần thăm khám?
Người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi có những biểu hiện sau:
- Thường xuyên bị đau cứng khớp vào buổi sáng.
- Thời gian bị đau khớp kéo dài.
- Đau nhức nghiêm trọng kèm theo cứng khớp, mức độ đau tăng dần theo thời gian.
- Sốt và người mệt mỏi.
- Gây hạn chế vận động và sinh hoạt hàng ngày.
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra sơ bộ sức khỏe như tiền sử, triệu chứng bệnh và khả năng vận động của khớp ngón tay. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT, siêu âm hoặc xét nghiệm máu để giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
8. Phương pháp điều trị đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy
Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể được chỉ định một số biện pháp chăm sóc tại nhà và điều trị y tế như:
8.1. Thư giãn và hoạt động nhẹ nhàng
Sau khi ngủ dậy, không nên rời khỏi giường ngay, người bệnh cần phải vận động từ từ và nhẹ nhàng, không nên duỗi hoặc kéo các khớp ngón tay đang bị cứng. Tốt nhất nên chuyển động các khớp theo chuyển động tròn, mở rộng hoặc uốn cong để các khớp ngón tay được thư giãn, tăng lưu thông máu và làm nóng khớp. Điều này giúp làm giảm nhẹ tình trạng đau và cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy rất hiệu quả.
Sau một vài phút khởi động và thư giãn khớp ngón tay, người bệnh có thể thực hiện thêm một số động tác kéo giãn để tăng cường phạm vi chuyển động: Kéo căng từng khớp bị ảnh hưởng và giữ trong vòng 30 giây. Thực hiện động tác này từ 2 – 3 lần.
8.2. Sử dụng liệu pháp nhiệt
Người bệnh có thể ngâm hay tắm nước ấm vào buổi sáng hoặc đắp một chiếc khăn ấm lên các ngón tay để giúp dịu bớt tình trạng đau nhức sau khi ngủ dậy. Liệu pháp nhiệt này có thể giúp thư giãn các khớp xương và mô mềm, tăng lưu thông tuần hoàn máu tại chỗ. Đồng thời, còn giúp xoa dịu cơn đau, giảm tình trạng cứng và lỏng khớp, tăng phạm vi hoạt động.
Ngoài ra, có thể sử dụng túi chườm nóng đều đặn 2 lần/ngày (vào sáng và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần thực hiện trong khoảng từ 10 – 20 phút sẽ dễ làm dịu cơn đau.

8.3. Massage nhẹ nhàng
Xoa bóp cũng là một biện pháp giúp làm giảm đau khớp ngón tay có hiệu quả tốt. Các khớp ngón tay bị ảnh hưởng sẽ được thư giãn và tăng lưu thông máu, giúp nới lỏng, giảm co thắt và cải thiện độ linh hoạt cho các khớp ngón tay.
Người bệnh thực hiện các động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, không nên nôn nóng hay dùng với lực quá mạnh sẽ tăng cơn đau.
8.4. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Dinh dưỡng là điều rất cần thiết giúp cơ thể và hệ xương khớp của bạn được khỏe mạnh. Với những bệnh nhân bị đau khớp ngón tay thì một bữa ăn sáng nhẹ nhàng và bổ dưỡng mang lại hiệu quả giúp chống viêm và giảm đau, đồng thời cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cũng nên đa dạng, lành mạnh và giàu dưỡng chất và các khoáng chất như canxi, omega-3, vitamin C, dầu ô liu, tỏi, gừng…
8.5. Sử dụng thuốc
Dựa vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau để điều trị đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy:
- Kem bôi khớp: Một số loại kem bôi khớp chẳng hạn như gel Diclofenac có tác dụng giúp hạn chế và giảm nhẹ tình trạng đau nhức khớp ngón tay khi ngủ dậy. Trong quá trình điều trị, Diclofenac sẽ giúp giảm viêm, thư giãn và hỗ trợ khớp ngón tay cử động.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Một số loại thuốc không kê đơn như Ibuprofen, Aspirin… có thể giúp làm giảm đau. Những loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, đau nhức và kiểm soát tốt tình trạng đau khớp sau khi ngủ dậy.
- Corticoid: Một số thuốc kê đơn được dùng trong những trường hợp viêm nặng dẫn đến tình trạng sưng, đau và cứng khớp vào buổi sáng. Thuốc giúp ức chế hệ miễn dịch, làm giảm viêm, chống dị ứng; đồng thời kiểm soát tốt triệu chứng đau cứng khớp ngón tay.
8.6. Dùng nẹp cố định
Nếu người bệnh có thói quen nắm chặt các ngón tay mỗi khi ngủ, các khớp có thể chịu nhiều áp lực và căng gây ra đau nhức vào buổi sáng. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng một thanh nẹp giúp giữ các ngón tay ở tư thế được nghỉ trong khi ngủ để giúp giảm đau và giảm nguy cơ bị đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.
8.7. Thực hiện vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là biện pháp rất phù hợp với những bệnh nhân bị đau và cứng khớp ngón tay do bị viêm hoặc tổn thương khớp nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hoặc người có chuyên môn hướng dẫn thực hiện các bài tập kéo giãn cơ khớp nhẹ nhàng để cải thiện sức cơ, khả năng cử động cũng như tính linh hoạt cho khớp. Do đó, tình trạng đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy sẽ được cải thiện.
9. Cách phòng ngừa đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy
Để phòng ngừa tình trạng đau nhức khớp sau khi ngủ dậy, mỗi người nên:
- Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức mạnh của cơ xương khớp.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tránh căng thẳng quá mức.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung canxi, vitamin D, collagen.
- Chú ý đến các tư thế khi ngủ.
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế gây áp lực lớn lên các khớp ngón tay như mang vác vật nặng, bẻ ngón tay.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Nhìn chung, tình trạng đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy gây ra khá nhiều trở ngại trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu như tình trạng này diễn ra liên tục, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương hướng điều trị phù hợp, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone