Đau nhức đầu gối và bắp chân là một tình trạng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng đau nhức đầu gối và bắp chân là gì, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- Giải đáp: Người bị đau đầu gối có tập yoga được không?
- Giải đáp: Đau đầu gối sau khi quan hệ tình dục do đâu?
- Tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân do đâu?
- Tình trạng ngồi xuống đứng lên đau đầu gối là bệnh gì?
Nội dung bài viết
1. Một số triệu chứng xuất hiện khi bị đau đầu gối và bắp chân
Tình trạng đau nhức ở đầu gối và bắp chân xuất hiện khi có các tổn thương xảy ra ở vùng khớp gối. Từ đó khiến cho xương khớp mất đi tính linh hoạt, các dây thần kinh xung quanh bị kích thích gây ra cảm giác đau.
Khi bị tình trạng này sẽ có một số triệu chứng lâm sàng điển hình như sau:
- Xuất hiện những cơn đau khi đứng lâu một chỗ hoặc đi lại, vận động nhiều.
- Đau mỏi từ phần đầu gối chạy dài xuống ống chân, lan ra cả bắp chân rồi đến bàn chân và các ngón chân.
- Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột, và thường kéo dài âm ỉ trong một khoảng thời gian.
- Cảm giác đau và tê bì xuất hiện nhiều ở phần ống xương hoặc đầu của các khớp.
- Khi người bệnh thực hiện di chuyển hoặc thay đổi tư thế, đầu gối thường phát ra các tiếng kêu lạo xạo, đau châm chích và khi trở về tư thế ban đầu thì có thể đỡ hơn nhưng sau đó cơn đau lại tái diễn và khớp cứng gây khó cử động.
- Những cơn đau nhức ở đầu gối và bắp chân thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm khiến cho người bệnh xoay trở mình khó khăn, gây ra tình trạng ngủ không ngon, mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Vậy tình trạng đau nhức đầu gối và bắp chân xảy ra là do các nguyên nhân nào, hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp sau đây để phòng tránh nhé!

2. Những nguyên nhân gây đau nhức đầu gối và bắp chân là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng đau nhức từ đầu gối và bắp chân.
2.1. Do thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp ở đầu gối bị bào mòn, giảm tiết dịch theo thời gian và tuổi tác. Điều này sẽ khiến cho đầu khớp gối mất đi lớp đệm, các đầu xương bị cọ xát vào nhau và gây ra tình trạng đau nhức khó chịu. Trường hợp đau nhức ở đầu gối và bắp chân do bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó còn có cảm giác nhức mỏi, tê bì, thậm chí là còn kèm theo tiếng kêu lục cục do xương không có sụn đệm và va chạm vào nhau khi di chuyển.
Cảm giác đau do thoái hóa khớp gối thường xuất hiện vào ban đêm, đặc biệt là khi vào lúc thời tiết giao mùa. Lâu dần theo thời gian khớp sẽ trở nên cứng, sưng đau và trở nên kém linh hoạt.
Trong trường hợp bị thoái hóa nặng, khớp gối sẽ bị biến dạng, cong vẹo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh có thể sẽ phải tiến hành thay khớp, thậm chí là mất khả năng đi lại.
2.2. Do thừa cân, béo phì
Trọng lượng của cơ thể là một trong những vấn đề có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của con người. Bởi vì khi áp lực đè xuống phần xương đầu gối càng lớn thì càng dễ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp.
Người bị thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực lớn đến sức khỏe của xương khớp, đặc biệt là đôi chân. Vậy nên, với những người bị thừa cân béo phì cảm thấy đau nhức ở đầu gối và bắp chân là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Bên cạnh đó, những người bị béo phì thường có xu hướng ít vận động. Từ đó khiến cho các khớp xương trở nên thiếu linh hoạt, xơ cứng và thoái hóa.
2.3. Loãng xương gây đau nhức đầu gối
Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm đi, gây hủy hoại cấu trúc xương dẫn đến tình trạng xương bị suy yếu và tăng nguy cơ gây gãy xương.
Khi bị loãng xương, cấu trúc xương bị xốp và mỏng hơn so với bình thường. Do đó sẽ làm giảm khả năng chịu áp lực và chống đỡ của cơ thể. Chính bởi vậy khiến cho người bệnh cảm thấy đau âm ỉ ngay cả khi không làm việc hay vận động nặng nhọc quá nhiều.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, còn có rất nhiều yếu tố khác có thể dẫn đến tình trạng đau nhức đầu gối và bắp chân như là do tuổi tác, do có cục máu đông ở chân, hẹp cột sống thắt lưng, chấn thương ở đầu gối, bệnh tiểu đường,… Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ chẩn đoán xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy những phương pháp có thể áp dụng tại nhà để giảm tình trạng đau nhức đầu gối và bắp chân là gì?
3. Một số phương pháp giúp giảm tình trạng đau nhức đầu gối và bắp chân tại nhà hiệu quả
Đa số các trường hợp bị đau nhức đầu gối và bắp chân có mức độ nhẹ và phát triển từ những nguyên nhân không quá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Bởi vì thế, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát và giảm bớt cơn đau. Một số biện pháp có thể giúp giảm các cơn đau tại nhà có thể kể đến như là:

- Nghỉ ngơi hợp lý: Khi nghỉ ngơi, các khớp xương và cơ dây chằng sẽ được thư giãn, giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể lên xương. Mặt khác, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý cũng giúp điều chỉnh được tâm trạng, giúp cho người bệnh thư giãn và giảm bớt cảm giác đau nhức. Bởi vì căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kê cao chân: Điều này sẽ giúp lưu lượng máu đưa về tim tốt hơn, tránh tình trạng ứ trệ tuần hoàn gây ra đau nhức âm ỉ ở hai chân. Người bệnh nên dùng một chiếc gối mềm để kê cao chân lên khoảng 10cm vào buổi tối, trước khi đi ngủ để giảm bớt các cơn đau.
- Chườm lạnh hoặc chườm ấm: Người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm các tình trạng đau, viêm và sưng. Sau đó, khi các triệu chứng này đã giảm đi thì chuyển sang chườm nóng, bởi vì nhiệt độ cao sẽ giúp làm giãn các mạch máu, tăng cường lưu thông máu, thư giãn khớp xương và các dây thần kinh.
- Xoa bóp nhẹ nhàng: Massage chân là biện pháp giúp xoa dịu các cơn đau, giảm đi cảm giác tê buốt lan dọc từ đầu gối xuống bắp chân một cách rõ rệt. Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, tiếp sau đó nhẹ nhàng xoa bóp từ 2 đầu gối rồi xuống bắp chân trong khoảng 20 phút mỗi ngày. Nên thực hiện massage trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Nếu như áp dụng các phương pháp này mà tình trạng đau nhức đầu gối và bắp chân không giảm bớt, hay thậm chí là nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ và điều trị theo phác đồ.
Như vậy, tình trạng đau nhức đầu gối và bắp chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp cho bạn đọc một số biện pháp khắc phục tại nhà.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone