Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là tình trạng xảy ra rất phổ biến đối với những người cao tuổi hay đang gặp vấn đề về xương khớp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là do đâu? để cùng giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm:
- Giải đáp: Người bị đau đầu gối có tập yoga được không?
- Giải đáp: Đau đầu gối sau khi quan hệ tình dục do đâu?
- Tình trạng đau đầu gối khi ngồi khoanh chân do đâu?
- Tình trạng ngồi xuống đứng lên đau đầu gối là bệnh gì?
Nội dung bài viết
1. Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là bệnh gì?
Tình trạng đau nhức chân từ đầu gối xuống bàn chân là hiện tượng đầu gối, bắp chân, bàn chân và các ngón chân đều bị đau gây ra cảm giác nhức nhối, rã rời, khó chịu, khiến người bệnh cảm giác bước chân đi không thật. Có thể chỉ đau nhức ở một bên chân bất kỳ, cũng có thể đau ở cả hai bên chân, gây ảnh hưởng lớn đến vận động sinh hoạt hằng ngày.
2. Biểu hiện của đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân
Đau nhức chân từ đầu gối xuống là triệu chứng phổ biến của những bệnh lý liên quan đến bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương… Người bệnh thường gặp phải một số biểu hiện như:
- Xuất hiện các cơn đau khi đứng lâu hay đi lại nhiều, cơn đau cũng có thể tới đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm.
- Người bệnh cảm thấy bị đau nhức chân từ đầu gối xuống bàn chân. Cảm giác đau này từ đầu gối chạy dài xuống ống chân và lan tới bắp chân đến bàn chân và các ngón chân.
- Những cơn đau âm ỉ từ trong ra ngoài, đau nhiều hơn ở phần ống xương hoặc các đầu khớp.
- Khi đi lại hoặc thay đổi tư thế, đầu gối có thể phát ra tiếng kêu lạo xạo, đau như bị châm chích và khi trở về tư thế ban đầu thì cảm giác đau sẽ đỡ hơn, có hiện tượng khớp cứng và khó cử động.
- Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, đặc biệt là lúc đầu hôm đến giữa khuya, khiến cho người bệnh khó chịu, khó khăn khi trở mình, gây mất ngủ, khó ngủ và dễ bị đánh thức.

3. Nguyên nhân gây tình trạng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân
3.1. Do thừa cân béo phì
Khớp gối giúp đáp ứng nhu cầu vận động, di chuyển và giúp nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể nên phải chịu áp lực đè nén lớn. Vì vậy, khi thừa cân béo phì, áp lực đè xuống xương đầu gối càng lớn hơn dẫn đến tình trạng đau nhức từ đầu gối xuống đến bàn chân.
3.2. Do bị loãng xương
Đây là tình trạng giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc của xương dẫn đến xương bị suy yếu, giảm chức năng và tăng nguy cơ gây gãy xương. Khi đó, cấu trúc xương bị xốp và mỏng hơn sẽ làm giảm khả năng chịu lực cũng như chống đỡ của xương.
3.3. Do bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng các sụn khớp bị bào mòn, giảm tiết dịch nhờn, nguyên nhân gây bệnh có thể do tuổi tác hoặc tổn thương sụn khớp, khiến cho đầu khớp mất đi lớp đệm sụn và các đầu xương cọ xát với nhau gây đau nhức. Vì vậy, khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế, cơn đau sẽ bắt đầu từ chỗ tiếp nối của hai khớp gối lan dần xuống dưới bàn chân.
3.4. Do có cục máu đông
Cục máu đông thường nằm sâu trong các tĩnh mạch xa tim nhất, đó là ở các chi dưới, nằm ở vị trí từ đầu gối trở xuống. Điều này khiến việc lưu thông và dẫn máu về tim không hiệu quả nên gây ứ đọng máu ở phần thấp nhất của chân rồi lan lên dần, khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ.
3.5. Do tình trạng hẹp cột sống thắt lưng
Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh cột sống bị chèn ép và đè nén gây ra đau dây thần kinh tọa. Cơn đau này có khuynh hướng phát triển và lan rộng xuống dưới từ thắt lưng hông đến đùi và gây đau đầu gối lan xuống bàn chân, đặc biệt khi người bệnh ngồi lâu
3.6. Do tuổi tác
Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân. Khi tuổi càng cao thì mật độ của xương sẽ càng giảm gây loãng xương và các sụn khớp trở nên lão hóa. Vì vậy, việc đi lại trở nên khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội và đau lan tỏa từ 2 đầu gối xuống đến bàn chân.
3.7. Do các chấn thương đầu gối
Chấn thương trong khi chơi thể thao hoặc lao động quá sức, tai nạn, vận động mạnh có thể gây ra tổn thương và các cơn đau ở đầu gối. Đối với những trường hợp nặng, cơn đau có thể lan dần xuống hai bàn chân và làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động cảu người bệnh.
3.8. Do mắc bệnh tiểu đường
Đây là bệnh có biến chứng về mạch máu ngoại vi, gây hẹp các mao mạch máu ở vùng chân, tăng tạo cục máu đông. Vì vậy, thiếu nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng từ máu nên gây hiện tượng đau nhức từ đầu gối lan xuống bàn chân.
4. Khi nào bị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp bị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân có mức độ nhẹ và thường phát triển từ những nguyên nhân không quá nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp kiểm soát cơn đau.
Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm và nghiêm trọng hơn người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám để được điều trị sớm. Đồng thời, khi cơn đau xuất hiện kèm theo những biểu hiện sau cần phải đến gặp bác sĩ:
- Các cơn đau tê bì, ngứa ran xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ ngày càng lớn.
- Xuất hiện tình trạng yếu cơ và việc vận động hoặc di chuyển tốn sức.
- Khớp gối sưng đỏ, sờ vào thấy nóng.
- Đau nhức nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
- Những cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm.
5. Các phương pháp điều trị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân
Hiện nay, đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là tình trạng khá phổ biến nên những phương pháp điều trị sẽ ngày càng đa dạng, tiến bộ, hiện đại và mang lại kết quả cao. Một số phương pháp điều trị như sau:
5.1. Điều trị theo phương pháp Tây y
Đối với các bệnh lý nói chung và đau nhức khớp gối lan xuống bàn chân nói riêng, nguyên tắc chung để điều trị nội khoa là giúp giảm triệu chứng. Ở đây là giảm đau nhức kết hợp với hồi phục chức năng. Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây của từng người mà việc điều trị bệnh bằng nội khoa sẽ có những phác đồ khác nhau.
Đầu tiên, phần lớn người bệnh sẽ được chỉ định kê đơn bởi bác sĩ dùng các loại thuốc, gồm thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm trực tiếp giảm đau. Nếu như tình trạng bệnh nặng hơn và đau nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc bổ sung dịch khớp gối.
Ngoài ra, nếu như các phương pháp nội khoa trên không có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ thay khớp nhân tạo.
5.2. Điều trị theo phương pháp Đông y
Chữa đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân bằng phương pháp Đông y thường có tác dụng chậm hơn thuốc tây nhưng lại không gây ra tác dụng phụ như tây y nên được khá nhiều người bệnh lựa chọn.
Người bệnh có thể được sử dụng những phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp khớp, bấm huyệt, massage,… hoặc sử dụng các bài thuốc sử dụng những loại dược liệu tốt cho xương khớp, giúp lưu thông mạch máu như: địa liền, kinh giới, tục đoạn, hà thủ ô, huyết đằng,… Tuy nhiên, để giúp việc sử dụng những bài thuốc có hiệu quả, bạn cần phải có sự thăm khám và tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa.

6. Các biện pháp hỗ trợ làm giảm các cơn đau tại nhà
Để làm giảm bớt tình trạng đau nhức, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi: Giúp hạn chế các tổn thương tiến triển, xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu của người bệnh.
- Kê cao chân: Việc này giúp máu được đưa về tim tốt hơn, tránh ứ trệ tuần hoàn gây đau nhức hai chân bằng cách dùng gối mềm kê cao chân lên khoảng 10cm.
- Chườm lạnh hoặc chườm ấm: Phương pháp này có thể giúp giảm đau, viêm và sưng. Người bệnh nên được thực hiện từ 2-3 lần/ngày, tối đa mỗi lần 20 phút/lần.
- Xoa bóp nhẹ nhàng: Giúp thư giãn dây chằng, cơ và khớp xương, hơn nữa xoa bóp giúp tăng lưu thông máu nên làm xoa dịu các cơn đau, cảm giác tê buốt.
- Tập yoga: Các bài tập yoga giúp kéo giãn dây chằng và khớp xương nên giảm đau nhức, tăng sự vận động và sự linh hoạt cho đầu gối.
7. Một số lưu ý đối với người bị đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân
Để dự phòng tình trạng đau nhức xảy ra và giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì để tránh áp lực tăng lên trên các khớp gối khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: Sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi, axit béo omega-3 như cá béo, sữa, rau xanh, các loại đậu,…tốt cho xương khớp. Đồng thời hạn chế các thực phẩm không tốt cho xương khớp như đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…Hơn nữa, nên xây dựng thói quen ăn nhạt, uống nhiều nước lọc để tăng hấp thu các dưỡng chất và đào các chất độc ra khỏi cơ thể.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Trong khi tập luyện, các cơ, dây chằng sẽ được căng giãn tối đa, giúp tăng tính linh hoạt và độ dẻo dai cho các khớp xương, đồng thời các mạch máu trong cơ thể cũng được lưu thông tốt hơn nên hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Đi khám sức khỏe định kỳ: Ở những người có tuổi và nhất là phụ nữ khi đã bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, xương khớp sẽ có dấu hiệu thoái hóa nên bạn cần để ý hơn bằng việc đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.
Trên đây là bài viết về tình trạng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân để giúp người bệnh tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, có những phương pháp giảm đau và điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng này.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone