Điều trị thoái hóa cột sống bằng đông y có hiệu quả không? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm và thắc mắc bởi đây là tình trạng bệnh đang ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh để được giải đáp cho câu hỏi điều trị thoái hóa cột sống bằng đông y có hiệu quả không?
Xem thêm:
- [Gợi ý] 10 bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng đông y
- Tìm hiểu về chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt
- [Giải đáp] Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
- 7 Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng thường gặp nhất của thoái hóa cột sống:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Là một bệnh lý mãn tính, tiến triển chậm và có triệu chứng đau nhức, hạn chế vận động và có thể gây biến dạng cột sống thắt lưng. Bệnh nhân khi bị thoái hóa cột sống lưng thì sụn khớp và đĩa đệm cột sống, phần xương dưới sụn sẽ bị bào mòn và màng bao hoạt dịch sẽ có một số thay đổi.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Là tình trạng viêm dày và lắng đọng canxi ở các dây chằng nằm ở dọc ống sống, gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ dây thần kinh. Điều này gây đau mỏi, tê cứng và thậm chí dẫn tới yếu liệt ở vị trí mà rễ thần kinh chi phối. Điều này có thể do các nhân đĩa đệm bị thoát vị gây chèn vào tủy sống và nếu nặng có thể dẫn đến yếu và liệt chi.
2. Các bài thuốc Đông y trị thoái hóa cột sống có hiệu quả không?
Hiện nay, thoái hóa cột sống đã và đang trở thành một bệnh lý về xương khớp rất phổ biến. Tình trạng thoái hóa xảy ra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố tuổi tác, do chấn thương, loãng xương hay vận động và sinh hoạt sai cách…
Thoái hóa cột sống tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng có thể gây ra những tổn thương và tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các cơn đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra thường kéo dài dai dẳng, đồng thời người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm kèm theo như: viêm nhiễm xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thậm chí là bại liệt…

Việc điều trị thoái hóa cột sống như thế nào cho hiệu quả luôn là điều băn khoăn của nhiều người bệnh. Ngày nay, xu hướng điều trị bệnh xương khớp bằng các thuốc Đông y đang ngày càng được ưa chuộng. Biện pháp chữa trị này có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác.
Thuốc Đông y là những bài thuốc đã được nghiên cứu và lưu truyền từ nhiều đời, được thông qua quá trình kiểm nghiệm của rất nhiều người bệnh trong suốt thời gian dài. Đông y mang đến tác dụng chữa trị từ sâu bên trong, không chỉ có tác dụng giúp kháng viêm, giảm đau tức thời, khi sử dụng các bài thuốc này còn giúp nâng cao sức khỏe một cách lâu dài và hiệu quả. Hầu hết những vị thuốc của bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên chúng có tính an toàn cao, ít gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh.
Chính vì vậy mà phương pháp Đông y chữa thoái hóa cột sống là phương pháp nên được áp dụng. Người mắc bệnh nên tham khảo những bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu, chứng minh và ứng dụng bài bản để giúp cải thiện tình trạng bệnh của mình.
3. Các bài thuốc đông y điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả
3.1. Chữa thoái hóa cột sống bằng các bài thuốc dân gian
3.1.1. Bài thuốc kết hợp ngải cứu và mật ong
Ngải cứu kết hợp với mật ong là một bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà rất đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được.
Công dụng: Giúp giảm đau tại vùng cột sống bị thoái hóa và giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 400 gam lá ngải cứu tươi.
- 3 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước và xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
- Thêm 3 thìa mật ong vào phần nước cốt ngải cứu, chia thành 2 phần.
- Uống vào buổi sáng và trưa.
3.1.2. Chữa thoái hóa cột sống tại nhà với bột quế và mật ong
Công dụng: Bột quế và mật ong có tác dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn và chứa chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ xương khớp khỏi những tác nhân gây hại.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 thìa mật ong và 1 thìa bột quế.
- 250ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Cho mật ong và bột quế vào cốc, thêm nước ấm và khuấy đều.
- Uống ngay khi còn ấm, ngày uống 2 lần.
3.1.3. Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y: Lá lốt ngâm rượu trắng
Công dụng: Lá lốt không chỉ là một loại nguyên liệu chế biến món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, lá lốt giúp giảm đau nhức và chống viêm rất tốt.
Nguyên liệu:
- 300 gam cây lá lốt (bao gồm cả thân, rễ, lá).
- 2 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Lá lốt lấy cả cây rồi đem rửa sạch và để ráo nước.
- Cắt cây lá lốt ra thành từng khúc ngắn rồi cho vào bình thủy tinh sạch.
- Đổ rượu đã chuẩn bị vào bình và đậy kín nắp, ngâm rượu trong khoảng 1 tháng.
- Mỗi lần sử dụng lấy ra một lượng rượu vừa đủ để xoa bóp nhẹ nhàng vùng đốt sống bị đau trong khoảng 15 phút.
3.1.4. Bài thuốc kết hợp lá lốt, ngải cứu, cây trinh nữ và cỏ xước
Công dụng: Bài thuốc có sự kết hợp các loại dược liệu trên sẽ giúp giảm đau, giảm viêm do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa…
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá lốt và ngải cứu (lấy cả phần rễ, lá và thân): 1 nắm nhỏ
- Trinh nữ (lấy thân): 300g
- Cỏ xước (lấy cả phần rễ và thân): 200g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các vị thuốc ở trên, phơi khô rồi sao vàng.
- Mỗi lần dùng 150 gam nguyên liệu cho vào nồi nước để đun sôi và uống thay nước lọc hàng ngày.
- Người bệnh có thể thêm cam thảo cho dễ uống.
3.1.5. Chữa thoái hóa cột sống bằng cách kết hợp trinh nữ, đinh lăng và lá lốt
Công dụng: Bài thuốc này giúp khỏe gân cốt, cải thiện triệu chứng đau âm ỉ ở người bệnh có tổn thương hệ xương khớp.
Nguyên liệu:
- Cây lá lốt (cả phần lá, thân, rễ): 500g
- Thân cây đinh lăng: 300g
- Cây trinh nữ: 200g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên, dùng dao chặt nhỏ rồi đem phơi khô.
- Tiếp theo sao vàng dược liệu, đợi nguội rồi đổ vào bình thủy tinh sạch để bảo quản và dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 30 gam hỗn hợp trên đem sắc uống thay nước lọc.
- Áp dụng bài thuốc này 7 ngày liên tục sau đó nghỉ 5 ngày rồi dùng tiếp.
3.1.6. Chữa thoái hóa cột sống bằng đu đủ và mễ nhân
Công dụng: Mễ nhân kết hợp cùng với đu đủ xanh có tác dụng giúp giảm đau nhức, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở đốt sống và rất tốt cho người thoái hóa cột sống.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30 gam đu đủ xanh
- 30 gam mễ nhân sống
- 2 bát nước sạch
Cách thực hiện:
- Đu đủ xanh đem gọt vỏ và rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ.
- Cho đu đủ và mễ nhân vào nồi cùng với 2 bát nước sạch.
- Tiếp theo, sắc trên lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm là được.
- Múc ra bát và thêm một ít đường trắng vào khuấy đều rồi ăn ngay khi còn nóng.
3.1.7. Bài thuốc từ cá lóc và cây xương rồng ba chia
Công dụng: Bài thuốc này giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường vận chuyển oxy và các dưỡng chất đến vùng cột sống bị tổn thương, đồng thời giúp bổ sung canxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cá lóc: 1 con khoảng 250 gam.
- 2 – 3 nhánh xương rồng ba chia.
- Các gia vị: muối, tiêu, củ gừng…

Cách thực hiện:
- Làm sạch cá và cắt thành từng khúc vừa ăn rồi ướp với một ít gia vị.
- Xương rồng gọt bỏ phần gai xung quanh và rửa sạch với nước rồi thái lát mỏng.
- Bóp đều xương rồng với khoảng 3 thìa muối rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện như vậy 2 – 3 lần.
- Cho cá và xương rồng vào nồi cùng với 1 bát nước. Tiếp theo, bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ cho tới khi cá chín thì tắt bếp.
- Sử dụng bài thuốc này hết trong ngày.
3.1.8. Bài thuốc kết hợp cây chìa vôi, tầm gửi, dền gai, trinh nữ và cỏ xước
Công dụng: Chìa vôi có tác dụng giúp giảm đau nhức, đả thông kinh mạch và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Vì vậy, đây được coi là một dược liệu tốt hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống.
Nguyên liệu:
- 30 gam cây chìa vôi.
- 20 gam cây tầm gửi.
- 20 gam rau dền gai và 20 gam trinh nữ
- 20 gam cỏ xước.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên và phơi khô nguyên liệu.
- Cho tất cả vào ấm cùng với 4 bát nước và đem sắc trên lửa nhỏ tới khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp.
- Chắt nước cốt và chia thành 3 phần rồi uống trong ngày.
3.2. Chữa thoái hóa cột sống bằng các bài thuốc đông y
Theo Đông y, thoái hóa cột sống cổ được chia thành nhiều thể khác nhau. Với mỗi thể, người bệnh sẽ áp dụng những bài thuốc riêng biệt sao cho phù hợp.
3.2.1. Thể hàn thấp
Nguyên nhân: Do phong hàn ứ trệ khiến cho vùng lưng bị đau đột ngột khiến người bệnh hay bị đau lưng, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường như mưa, lạnh và ẩm. Người bệnh thường bị đau nhức 1 bên, kèm theo co cứng cơ. Triệu chứng bệnh sẽ gia tăng khi người bệnh vận động mạnh hoặc cúi gập người.
Bài thuốc: Các bài thuốc ở thể hàn thấp có tác dụng khu phong, tán hàn và trừ thấp.
Cụ thể: Thiên niên kiện, can khương, quế chi, thương truật, ý dĩ, xuyên khung, kê huyết đằng, tang ký sinh, tỳ giải và trần bì.
3.2.2. Thể dương hư
Nguyên nhân: Thể dương hư là do âm thịnh dương suy khiến cho xương khớp đau nhức, khí huyết vận hành không thông, mỏi mệt và tay chân lạnh.
Các bài thuốc thể dương hư như sau: Thục địa, nhục quế, ngưu tất, cam thảo, lộc giác xương, hoàng kỳ chích, quy đầu, thục phụ tử, bổ cốt chỉ, hán phòng kỷ, tang ký sinh, chế nhũ hương, quy bản chích.
Bài thuốc trên người bệnh đem sắc uống hằng ngày.
3.2.3. Thể huyết ứ
Nguyên nhân: Thể huyết ứ là thể bệnh do việc thực hiện sai tư thế khi mang vác nặng thường xuyên hoặc do những ngoại thương gây ra khiến cho khí huyết bị ứ trệ không vận hành được. Vì vậy, bệnh nhân thường cảm thấy cơ thể đau nhức cục bộ, khó vận động, đau thắt cột sống và kèm theo chóng mặt.
Các bài thuốc thể huyết ứ có công dụng giúp hành khí, hoạt huyết và thư cân hoạt lạc, bao gồm: Huyền hồ, ngưu tất, nhũ hương, đương quy, mộc dược, đào nhân và nhục quế.
Tất cả các vị thuốc trên tùy theo trọng lượng bác sĩ yêu cầu mà mang rửa sạch rồi sắc với lượng nước vừa đủ, ngày uống đều đặn 1 thang kéo dài đến 2-3 tháng.
3.2.4. Thể can thận hư
Nguyên nhân: Thể can thận hư sinh bệnh là do thận và gan suy yếu khiến cho cơ thể bị suy nhược, đau nhức và thường xuyên mỏi mệt.
Bài thuốc: Thục địa, bạch linh, bạch thược, ngưu tất, ngũ gia bì và tục đoạn.
Với các nguyên liệu trên, người bệnh đem sắc và uống mỗi ngày một lần.
4. Những lưu ý khi điều trị thoái hóa cột sống bằng đông y
Mặc dù đã được đánh giá là khá an toàn và lành tính nhưng khi sử dụng những bài thuốc đông y để điều trị thoái hóa cột sống, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị bằng các bài thuốc đông y, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao,…
- Có thể áp dụng thêm một số biện pháp khác như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau và co cứng.
- Hàm lượng dược tính có trong các vị thuốc đông y thường rất ít nên chúng thường chỉ có tác dụng giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc thì mới thấy được cải thiện.
- Thận trọng khi chọn lựa dược liệu vì trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dược liệu có chất lượng kém.
- Tác dụng của các bài thuốc đông y còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ triệu chứng bệnh, khả năng dung nạp của người bệnh,…
- Không được tự ý sử dụng kết hợp thuốc Đông y và thuốc Tây y.
- Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học bằng việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu axit béo Omega-3, vitamin D, canxi và vitamin,…
- Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học và giữ trọng lượng cơ thể phù hợp.
- Hạn chế rượu bia, những loại thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, gan động vật, thịt lợn muối,.. và các món ăn có thể làm tăng mỡ trong máu như thịt mỡ, bơ, xúc xích,…
Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi điều trị thoái hóa cột sống bằng đông y có hiệu quả không? để giúp người bệnh có thể áp dụng phương pháp này vào quá trình điều trị bệnh giúp giảm đau hiệu quả và giúp người bệnh hồi phục tốt cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển.