Điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu là phương pháp nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thoái hóa cột sống là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu.
Xem thêm:
- Giải đáp: Thoái hóa khớp háng có nên đạp xe hay không?
- Các loại cây thảo dược chữa thoái hóa cột sống tại nhà?
- Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt có tốt không?
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Nội dung bài viết
1. Các tác dụng của phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Cột sống bị thoái hóa là tình trạng do phải chịu áp lực quá tải lên phần sụn khớp và đĩa đệm. Tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương các sụn và xương dưới sụn, dẫn đến mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp.
Quá trình này lâu ngày dẫn đến sự bào mòn bề mặt khớp và sụn, hình thành các xương mới dọc theo xương hiện tại (hay còn được gọi là gai xương).
Vì vậy, như ở người bị thoái hóa cột sống cổ thì các triệu chứng điển hình là đau cổ vai gáy dai dẳng không đỡ, các khớp ở vùng cột sống kêu lục cục khi thực hiện những động tác nhanh hoặc đột ngột, nặng hơn là có thể xuất hiện tình trạng gai xương, chèn ép các thần kinh gây tê bì tay, cơn đau có thể lan lên vùng chẩm gáy.
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị phổ biến thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và đau cột sống nói chung. Đa số các bài tập luyện đều bao gồm những phương pháp giảm đau, kéo giãn cột sống nhằm cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.
Các phương pháp vật lý trị liệu có thể mang lại nhiều tác dụng cho người bệnh, cụ thể như là:
Hạn chế việc sử dụng và lạm dụng các loại thuốc giảm đau, đồng thời tránh được các nguy cơ rủi ro từ tác dụng phụ không mong muốn.
Một số bài tập và phương pháp trị liệu có thể được thực hiện ngay tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người bệnh.
- Đem lại hiệu quả lâu dài và hạn chế được các nguy cơ tái phát bệnh.
- Hỗ trợ và thúc đẩy tính linh hoạt của các vùng như vai, gáy, cổ, hạn chế nguy cơ tái phát hoặc làm nặng hơn tình trạng thoái hóa khớp và các bệnh về xương khớp tác động lên vùng vai, gáy.
- Hạn chế nguy cơ phải can thiệp bằng phẫu thuật cho người bệnh.

2. Một số phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống
2.1. Phương pháp chườm nóng chữa thoát vị đĩa đệm
Nhiệt độ nóng khi chườm làm giãn các mạch tại chỗ, tăng ngưỡng kích thích thần kinh, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa sợi cơ cũng như bề mặt khớp, tăng cường sản sinh collagen trong tổ chức liên kết và tính đàn hồi của các phần mềm xung quanh cột sống như các cơ, dây chằng, đĩa đệm. Từ đó giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình tái tạo đối với người bị thoái hóa cột sống.
Phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng cách chườm nóng được thực hiện theo các bước như sau:
- Dùng túi chườm hoặc là parafin y tế có nhiệt độ khoảng 40-50 độ C áp lên các vùng bị đau do thoái hóa như vùng cổ và vai gáy sao cho có cảm giác dễ chịu, không quá nóng hay quá nguội.
- Chườm nóng trong khoảng 15-30 phút, tùy vào thể trạng của từng người.
- Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại sản phẩm túi chườm thảo dược tự nhiên của Y Học Cổ Truyền để giúp ôn ấm kinh lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong tán hàn, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
2.2. Phương pháp siêu âm trị liệu
Phương pháp siêu âm điều trị thoái hóa cột sống là sử dụng sóng âm có tần số trong khoảng 0,7-3 MHz để trị liệu. Sóng âm lan truyền theo chiều dọc gây ra những thay đổi về áp lực (có thể là dãn nở hoặc nén ép) trong môi trường vật chất, gây ra hiện tượng “xoa bóp vi thể” làm mềm các vùng cơ co cứng, tăng cường quá trình tuần hoàn. Các kích thích nhiệt sâu lên các đầu mút thần kinh cũng giúp xoa dịu những cơn đau ở khu vực điều trị.
2.3. Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ bằng điện xung
Điện xung là một trong những phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp sử dụng dòng điện xung có tần số ở mức thấp hoặc trung bình kích thích thần kinh bằng điện qua da. Vật lý trị liệu bệnh thoái hóa cột sống cổ điện xung có tác dụng giảm đau ở cả những người bị bệnh lâu ngày, đã sử dụng nhiều cách khác nhau nhưng không có hiệu quả.
Điện xung kích thích theo các tần số nhất định sẽ giúp giảm đau dựa trên cơ chế ngăn đường dẫn truyền thần kinh đau lên não tại tủy sống. Một số dòng xung như là TENS còn có thể kích thích cơ thể tiết ra các opioid nội sinh (Endorphin và Enkephalin), các chất này có khả năng kéo dài tác dụng giảm đau so với những cách thông thường khác.
2.4. Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống chủ động
Các phương pháp vật lý trị liệu đã đề cập ở trên là những cách cần được thực hiện bởi các chuyên gia. Bên cạnh đó, người bệnh đốt sống cổ có thể thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu chủ động. Đây là phương pháp điều trị thông qua các bài tập, vận động cơ thể để cải thiện được sự linh hoạt và sức mạnh ở vùng đốt sống. Các bài tập này cũng có tác dụng hỗ trợ kéo giãn cơ và các đốt cột sống, giúp giảm đau và giảm căng thẳng lên cột sống. Một số phương pháp vật lý trị liệu chủ động có thể dùng để điều trị thoái hóa cột sống cổ như là:
Tư thế ngã đầu trước
Người bệnh bắt đầu thực hiện ngồi, giữ cho cột sống và cổ thẳng, đưa vị trí cằm ra song song với sàn nhà. Từ từ ngả đầu ra phía sau và giữ nguyên ở tư thế này trong khoảng 15 giây, thực hiện lặp lại động tác này 3 lần.
Bài tập vận động cổ
Chuẩn bị ở tư thế ngồi, giữ lưng và cổ thẳng, đầu hơi nghiêng sang bên phải và cúi cằm về phía ngực. Người bệnh giữ yên vị trí này trong khoảng 15 giây, sau đó từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại các động tác sang phía bên trái và thực hiện đủ 3 lần mỗi bên.
Bài tập điều chỉnh tư thế
Người bệnh đứng ở tư thế thẳng người, hai tay thả lỏng dọc theo thân người. Sau đó co dần vai lại, đồng thời siết chặt bả vai về phía sau kết hợp nén vai xuống sàn. Giữ yên ở tư thế này trong khoảng 10 giây, thực hiện động tác này khoảng 3 lần.
Bài tập nhún vai
Người bệnh giữ ở tư thế ngồi trên sàn nhà, từ từ nâng vai lên và xoay theo vòng tròn hướng xuống sàn nhà. Tiếp tục quay về vị trí ban đầu, thực hiện khoảng 10 lần tại mỗi bên.
3. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa vùng
Trong quá trình thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, để tăng cường hiệu quả điều trị và giảm thiểu những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Điều trị đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra dành cho người bệnh.
- Thực hiện bài tập theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc những người có chuyên môn về vật lý trị liệu.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay ngưng các thuốc điều trị nếu như không nhận được chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như sinh hoạt và luyện tập hợp lý, lành mạnh.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như là thuốc lá, rượu bia,…
- Tái khám sức khỏe định kỳ hoặc khi sức khỏe có các dấu hiệu bất thường.
- Ngoài ra, các trường hợp bệnh nhân gặp phải các tổn thương ở cột sống người bị nhiễm trùng hoặc xuất huyết các khối u ở cổ thì thường không được chỉ định sử dụng các bài tập vật lý trị liệu mà áp dụng các biện pháp can thiệp khác và cần có sự tư vấn của bác sĩ.
4. Dinh dưỡng dành cho người bị thoái hóa cột sống
4.1. Những loại thực phẩm người bị thoái hóa cột sống nên ăn
Để hỗ trợ cho người bệnh được hồi phục tốt nhất và xương khớp được bổ sung, duy trì các chức năng vốn có thì cần phải bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi, magie, photpho… như là:

- Cá: Các món ăn từ cá có chứa hàm lượng canxi cao hơn nhiều so với thịt của các loại động vật khác, đặc biệt là cá hồi, cá thu là rất tốt cho sức khỏe của người mắc các bệnh xương khớp.
- Xương ống: Nước hầm từ xương ống là món ăn rất giàu canxi và magie, có khả năng hỗ trợ phục hồi đĩa đệm và sản sinh ra chất nhầy giúp cho cột sống phục hồi tốt hơn.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Nguồn canxi dồi dào có trong sữa và các chế phẩm từ sữa chính là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giúp cho xương khớp tái tạo và hoạt động hiệu quả hơn.
- Đậu nành và một số chế phẩm từ đậu nành: Sữa đậu nành, đậu phụ, mầm đậu nành… đều có nguồn gốc từ đậu nành mặc dù không quá dồi dào canxi nhưng lại chứa hợp chất genistein – là chất quyết định độ chắc khỏe của xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.
- Các loại nấm: Nấm có khả năng hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, ung thư, tăng cường sức đề kháng… Trong số các loại nấm, nấm hương rất tốt cho người bị bệnh xương khớp nhờ khả năng chống viêm, tê bại chân tay, chống suy nhược cơ thể..
- Các loại rau củ tươi: Vitamin và khoáng chất trong rau củ quả là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cần thiết cho cơ thể ngay cả khi khỏe mạnh. Hãy bổ sung thêm cà rốt, cà chua, bông cải xanh… vào trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để cung cấp thêm vitamin A, C, E, K, sắt, kali, photpho, magie.. để giúp chống viêm, giảm đau khớp và giúp cho xương khớp khỏe mạnh.
- Các loại trái cây giàu vitamin như là cam, chanh, bưởi, ổi, dứa, đu đủ, chuối… vừa giúp chống viêm lại vừa giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa của xương khớp, hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi nuôi dưỡng cho xương khớp chắc khỏe.
4.2. Bị thoái hóa đốt sống nên kiêng ăn gì?
- Những loại thực phẩm trong thành phần có chứa nhiều chất béo và có lượng đường cao không tốt cho người bị bệnh xương khớp. Đặc biệt là đối với người thoái hóa đốt sống vì sẽ kích thích phản ứng viêm trong bao khớp khiến cho bệnh nhân bị đau nhức.
- Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như là bia, rượu, cà phê, đồ uống có chứa cồn, nước ngọt có ga, các loại nước uống nhiều đường… Có thể gây phá hủy các ổ khớp và gây ra những cơn viêm khớp cấp tính.
- Hút thuốc lá sẽ làm phá vỡ cấu trúc của các xương khớp, làm suy giảm chất nhầy và ảnh hưởng đến các rễ dây thần kinh cột sống, tăng nguy cơ bị loãng xương, thoái hóa xương khớp và các bệnh như là viêm cột sống dính khớp…
Như vậy, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà có thể áp dụng những phương pháp cho phù hợp. Tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị hiệu quả.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone