Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu ngày càng được áp dụng rộng rãi trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp. Tình trạng thoái hóa cột sống sẽ gây ra những cơn đau nhức và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động cũng như cuộc sống sinh hoạt bình thường của người bệnh. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về cách điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu.
Xem thêm:
- TOP 8 thuốc bổ sung chất nhờn cho khớp gối tốt nhất hiện nay
- [GẢI ĐÁP] Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe hay không?
- TOP 10 thuốc tây trị đau nhức xương khớp cho người già tốt nhất
- TOP 7 thuốc giảm đau xương khớp phổ biến tốt nhất hiện nay
Nội dung bài viết
1. Khái quát về tình trạng thoái hóa cột sống
Tình trạng cột sống bị thoái hóa do phải chịu áp lực quá tải lên phần sụn khớp và đĩa đệm. Nếu như tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều năm sẽ dẫn đến sự tổn thương sụn và xương dưới sụn nên dần mất tính đàn hồi của đĩa đệm, gây xơ cứng dây chằng bao khớp. Quá trình này diễn ra lâu ngày dẫn đến sự bào mòn bề mặt khớp và sụn, dẫn đến hình thành các xương mới dọc theo phần xương hiện tại (hay còn được gọi là gai xương). Vì vậy, những triệu chứng thường gặp ở người bệnh bị thoái hóa cột sống là tình trạng đau cổ vai gáy và đau lưng dai dẳng không đỡ, các khớp ở vùng cột sống kêu lục cục mỗi khi thực hiện động tác nhanh hoặc đột ngột, nếu nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng gai xương chèn ép lên thần kinh gây tê bì tay chân, cơn đau sẽ lan lên vùng chẩm gáy.
2. Những tác dụng của biện pháp vật lý trị liệu trong điều trị thoái hóa cột sống

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến thường dùng cho những trường hợp bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống nói chung. Hầu hết những bài tập luyện đều sẽ bao gồm các phương pháp giúp giảm đau, kéo giãn cột sống để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.
Những phương pháp vật lý trị liệu sẽ mang lại nhiều tác dụng đối với người bệnh, cụ thể như sau:
- Hạn chế được việc sử dụng và lạm dụng các loại thuốc tây giảm đau, đồng thời phòng tránh được các nguy cơ rủi ro đến từ tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
- Một số bài tập và các phương pháp trị liệu có thể được áp dụng và thực hiện ngay tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức cho người bệnh.
- Đem lại hiệu quả điều trị lâu dài và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
- Giúp hỗ trợ và thúc đẩy sự linh hoạt của phần vai, gáy, cổ, lưng và hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng thoái hóa khớp, các bệnh lý về xương khớp có tác động đến vùng vai gáy và lưng.
- Hạn chế được nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật cho người bệnh.
3. Một số phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu cho người bị thoái hóa cột sống thường được sử dụng trong việc điều trị nội khoa, bao gồm những phương pháp chủ động luyện tập và cách trị liệu bị động thông qua nhiều tác nhân cơ học và vật lý khác nhau. Các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị thoái hóa cột sống được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
3.1. Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu bị động
Mục tiêu chính của những phương pháp vật lý trị liệu bị động này chính là giảm đau, sưng, viêm và giúp hạn chế các triệu chứng dần trở nên nghiêm trọng hơn. Có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu bị động được áp dụng trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống như sau:
- Liệu hóa sử dụng tác động của băng hoặc nhiệt
Người bệnh có thể thực hiện biện pháp này bằng cách sử dụng một túi đá chườm vào phần cột sống trong khoảng 10 – 15 phút để giúp cải thiện tình trạng viêm sưng. Bên cạnh đó, việc chườm bằng nước nóng cũng giúp làm tăng lưu lượng máu lưu thông và cải thiện đáng kể các cơn đau nhức cổ vai gáy và lưng.
- Massage
Thực hiện massage hay xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng cổ, vai, gáy và lưng là phương pháp có thể thực hiện ngay tại nhà để giúp cải thiện nhanh chóng các cơn đau nhức xương khớp. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể dùng dầu thảo dược để thoa trực tiếp lên khu vực bị đau để giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
- Sử dụng sự hỗ trợ của các thiết bị y tế
Các thiết bị hỗ trợ y tế chuyên khoa có thể là các máy trị liệu vận động, quang trị liệu bằng tia Laser, máy tạo sóng xung kích, phương pháp châm cứu, điện chẩn…có tác dụng giúp làm giảm áp lực lên các đốt sống và cải thiện tốt tình trạng hệ thống thần kinh đang bị chèn ép. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị y tế còn giúp hạn chế tình trạng dính khớp, làm đốt sống trở nên dẻo dai linh hoạt hơn và cải thiện đường cong sinh lý ở phần cổ, vai, gáy và lưng tốt hơn.
3.2. Phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống chủ động
Vật lý trị liệu chủ động là một phương pháp điều trị thông qua các bài tập hay vận động cơ thể để cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai và sức mạnh ở vùng cổ, lưng. Các bài tập này cũng có thể hỗ trợ kéo giãn cơ và đốt sống cổ, giúp làm giảm đau, giảm căng thẳng lên phần cột sống. Một số phương pháp vật lý trị liệu chủ động trong điều trị thoái hóa cột sống như sau:
- Tư thế ngã đầu trước
Người bệnh thực hiện bắt đầu với tư thế ngồi, giữ cột sống và cổ thẳng, sau đó đưa vị trí cằm song song với sàn nhà. Tiếp theo, từ từ ngả đầu ra phía sau và giữ yên trong khoảng 15 giây, thực hiện lặp lại động tác 3 lần.
- Bài tập vận động cổ

Chuẩn bị với tư thế ngồi, giữ thẳng lưng và cổ, đầu hơi nghiêng về bên phải và cúi cằm về phía trước ngực. Người bệnh cần giữ yên vị trí này trong khoảng 15 giây, sau đó đưa người từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại các động tác cổ sang phía bên trái và thực hiện đủ 3 lần ở mỗi bên.
- Bài tập điều chỉnh tư thế
Đầu tiên, người bệnh đứng thẳng người và hai tay thả lỏng dọc theo thân người. Sau đó từ từ rút vai lại, đồng thời siết chặt bả vai về phía sau kết hợp với nén vai xuống sàn và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây và thực hiện lặp lại trong 3 lần.
- Bài tập nhún vai
Người bệnh giữ tư thế ngồi ở trên sàn nhà rồi từ từ nâng vai lên và xoay theo đường tròn hướng xuống phía sàn nhà. Tiếp tục quay về lại vị trí ban đầu và thực hiện 10 lần tại mỗi bên.
- Tư thế rắn hổ mang
Người bệnh bắt đầu với tư thế nằm úp, chống 2 tay xuống sàn và đặt sát ngực. Hít vào rồi từ từ dùng lực tay để nâng người lên. Mắt nhìn về phía trước đồng thời duỗi thẳng cánh tay và đẩy bả vai ra sau để mở ngực. Duy trì tư thế trên khoảng 15 – 20 giây và lặp lại động 2 – 3 lần.
- Tư thế cây cầu
Bắt đầu với tư thế nằm ngửa ở trên sàn với 2 tay đặt ở dưới mông, co đầu gối sao cho lòng bàn chân chạm đất. Tiếp theo, từ từ siết chặt cơ mông và cơ bụng trước khi thực hiện nâng người lên. Nhấc phần hông cao sao cho tạo thành đường thẳng từ đầu gối tới phần vai. Siết chặt cơ bụng và hít thở sâu. Duy trì tư thế trên trong 20 – 30 giây rồi từ từ hạ người để về lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác này 2- 3 lần.
- Tư thế em bé
Người bệnh bắt đầu với tư thế ngồi quỳ gối lên thảm và 2 đầu gối vào nhau. Nâng cao 2 tay lên rồi gập người, đồng thời vươn 2 tay về phía trước càng xa càng tốt. Nhắm mắt lại và thả lỏng đầu, cổ, vai, lưng, cánh tay trong khoảng 30 giây. Sau đó, nhẹ nhàng nâng người lên và lặp lại động tác 2 – 3 lần.
4. Một số lưu ý khi tiến hành điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu
Trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu, để tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hay ngưng các thuốc điều trị nếu như không nhận được chỉ định của bác sĩ.
- Trong quá trình vật lý trị liệu, xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh hoạt và luyện tập hợp lý, khoa học, lành mạnh. Hạn chế sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… có hại cho sức khỏe tổng thể cúng như những người mắc bệnh xương khớp.
- Chỉ tập luyện và thực hiện theo liệu trình vật lý trị liệu đã được bác sĩ thiết kế dành riêng cho tình trạng sức khỏe của từng người bệnh.
- Đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để giúp giảm đau hiệu quả và cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa chấn thương.
- Khi thực hiện những bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm trên, người bệnh cần phải mặc quần áo thoải mái và mang giày phù hợp.
- Sau thời gian điều trị bệnh, người bệnh nếu như cảm thấy cơn đau không thuyên giảm hoặc đau nhiều hơn, cần phải nhanh chóng thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh lại phương pháp điều trị sao cho phù hợp.
- Thường xuyên tái khám hoặc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Ngoài ra, các trường hợp người bệnh nhân gặp các tổn thương ở đốt sống cổ, lưng, người bị nhiễm trùng hoặc xuất hiện các khối u bất thường ở cột sống thì thường không được chỉ định để áp dụng thực hiện các bài tập vật lý trị liệu mà cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là bài viết về phương pháp điều trị thoái hóa cột sống bằng vật lý trị liệu giúp người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này để áp dụng vào trong quá trình điều trị bệnh sao cho hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng kết hợp với những phương pháp điều trị khác để bệnh được cải thiện tốt nhất.