Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc đang được áp dụng rất phổ biến cho những người đang gặp vấn đề về xương khớp. Thoái hóa khớp gối là tình trạng xảy ra khi có sự thoái hóa tự nhiên của xương khớp gây ra những cơn đau nhức và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh giải đáp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
Xem thêm:
- Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y có hiệu quả không?
- Gợi ý: Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây mật gấu tại nhà
- Hướng dẫn điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lí trị liệu hiệu quả tại nhà
- [Gợi ý] Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y?
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa tự nhiên của tổ chức sụn, các tế bào và các mô ở khớp và xung quanh khớp gối. Các dấu hiệu đầu tiên khi bị thoái hóa khớp sẽ xuất hiện ở sụn khớp rồi đến xương dưới sụn, dây chằng, các cơ ở cạnh khớp và màng hoạt dịch khớp.
Do đó, khi cơ thể chuyển động, phần đầu xương khớp cọ xát với nhau gây ra đau, sưng, cứng và hạn chế vận động. Bệnh sẽ diễn ra một cách âm thầm và phát triển trong thời gian dài.
2. Khái niệm tế bào gốc
Cơ thể của con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết và đảm nhận một nhiệm vụ nhất định, chức năng nào đó của cơ thể. Các tế bào này sẽ giúp cho cơ thể duy trì những hoạt động chức năng bình thường như nhịp đập của tim, hoạt động của não bộ, làm sạch máu của thận hay thay đổi tế bào mới cho da…
Chức năng đặc biệt của những tế bào gốc được biết đến là giúp tái tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác ở trong cơ thể.
Tế bào gốc được hiểu là những tế bào sinh học có khả năng phân chia và giải mã để tạo thành những tế bào chuyên biệt khác nhau và tiếp tục được phân chia thông qua sự phân bào để có thể tạo ra nhiều tế bào gốc hơn nữa.
Ta có thể hiểu rằng tế bào gốc chính là một nhà cung cấp những tế bào mới cho cơ thể. Khi tế bào gốc được phân chia, chúng có thể tạo ra thêm nhiều tế bào gốc mới, hoặc tạo nên những loại tế bào khác.
Nếu cơ thể bị thương hoặc bị bệnh, các tế bào trong cơ thể cũng sẽ bị chết. Khi đó, các tế bào gốc sẽ bắt đầu hoạt động, giúp sửa chữa những tế bào đang bị thương và thiết lập những tế bào mới để thay thế vào chỗ những tế bào đã chết. Đây chính là cơ chế hoạt động của tế bào gốc để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Có rất nhiều loại tế bào gốc chuyên biệt khác nhau. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi một bộ phận trong cơ thể sẽ có một loại tế bào gốc riêng biệt. Ví dụ, máu sẽ có các tế bào gốc của máu là những tế bào tạo tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu…
Bởi vì bản chất cũng như nguyên lý hoạt động của tế bào gốc là thay thế những tế bào đã bị tổn thương hoặc chết, những nhà khoa học đã tìm ra cách sử dụng tế bào gốc trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Bệnh nhân khi được cấy tế bào gốc, hoặc các tế bào làm từ tế bào gốc sẽ giúp cho việc sửa chữa những khiếm khuyết để giúp người bệnh hồi phục và khỏe mạnh trở lại.

Ví dụ, nếu bệnh nhân bị đau khớp gối sẽ được điều trị với các tế bào gốc để giúp sửa chữa những thiệt hại và hư tổn xảy ra tại khớp gối. Khi những tế bào gốc này trong cơ thể chỉ có khả năng sửa chữa một cách hạn chế, nhưng nếu khớp gối được cấy vào hàng triệu tế bào gốc thì sẽ tạo nên hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Chính vì thế, khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thì phương pháp tế bào gốc được cấy ghép sẽ giúp nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi chức năng vận động bình thường cho người bệnh.
3. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là gì?
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối chiếm khoảng 20% so với dân số trung bình ở mỗi quốc gia. Đặc biệt, tại Việt Nam, tỷ lệ này đã lên đến gần 30% dân số.
Việc điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc đang được đánh giá là phương pháp hiệu quả hàng đầu để giúp loại bỏ cơn đau một cách nhanh chóng. Phương pháp này được nhận định rằng có tính an toàn, ít xâm lấn và đem lại hiệu quả lâu dài.
Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ lấy tế bào gốc từ chính cơ thể của người bệnh hoặc những tế bào gốc đã được nuôi cấy nhân tạo để tiến hành tiêm trực tiếp vào khớp gối cho bệnh nhân. Từ đó mà các tế bào sụn khớp sẽ được tái tạo và giúp quá trình phục hồi chức năng của khớp gối được diễn ra nhanh chóng.
Có hai kỹ thuật phổ biến được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc như sau:
- Cấy tế bào gốc ngoại sinh: Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần sụn khớp bị thoái hóa và tiêm trực tiếp mô mỡ tế bào nhân tạo đã được nuôi cấy trong môi trường phòng thí nghiệm vào khớp gối. Ở đây, những mô mỡ này sẽ giúp chuyển hóa thành tế bào sụn để có thể đảm nhiệm được chức năng của khớp gối.
- Cấy tế bào gốc nội sinh: Biện pháp này được thực hiện bằng cách kích thích các tủy xương giải phóng tế bào gốc vào máu. Đây chính là cách giúp cho các tế bào máu tăng lên một cách nhanh chóng, giúp kích thích sản sinh các tế bào ở sụn khớp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể tốt hơn.
4. Đối tượng nào nên điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc là phương pháp có nhiều tính ưu việt so với những phương pháp điều trị khác và có thể áp dụng với đa số các đối tượng.
Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ thuật này đem lại hiệu quả rõ rệt nhất với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối nhẹ, người có sức khỏe tốt hoặc những người trẻ tuổi bị thoái hóa sụn khớp gối.
Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phương pháp này cho những đối tượng sau đây:
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thể nhẹ. Đặc biệt, khi người bệnh đang ở giai đoạn nặng (mức độ cao nhất) thì không thể áp dụng biện pháp cấy tế bào gốc ngoại sinh.
- Thoái hóa khớp gối thứ phát ở những người bệnh có hệ miễn dịch tốt và khả năng hồi phục cao.
- Người cao tuổi nên cân nhắc nếu như áp dụng bởi khả năng bình phục chỉ khoảng 50%, các cơ quan của cơ thể đã bị lão hóa, các tế bào có chu kỳ tái tạo dài hơn và thường sẽ bị đào thải khỏi cơ thể.
5. Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị bằng tế bào gốc
Là một phương pháp hiện đại, cách điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc đã giúp khắc phục được hầu hết những nhược điểm của các phác đồ điều trị thông thường như sau:
- Ít gây ra đau đớn hơn cho người bệnh, đặc biệt là sau khi thực hiện liệu pháp này, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú ngay sau phẫu thuật xong.
- Khả năng phục hồi cũng như các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận rằng tỷ lệ bệnh nhân thành công là 83% mà không cần phải thực hiện thủ thuật thay khớp gối nhân tạo.
- Biện pháp này không gây áp lực lên chức năng gan, thận và dạ dày. Không xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, xuất huyết hay các tổn thương cấu trúc ở vị trí xung quanh khu vực phẫu thuật.
- Không để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ, đồng thời hiệu quả điều trị có thể kéo dài từ 4 -5 năm.
Tuy nhiên, bất kỳ một phương pháp điều trị nào cũng có thể xảy ra những rủi ro nhất định. Điều trị bằng tế bào gốc sẽ có một số nhược điểm sau:
- Chi phí phẫu thuật cao, thường dao động trong khoảng 70.000.000 – 100.000.000 vnđ và chưa có trong danh sách phẫu thuật được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
- Không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng điều trị bằng tế bào gốc.
- Chất lượng cũng như số lượng tế bào gốc sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi nhất định.
- Đáp ứng ở mỗi người bệnh là khác nhau, bởi có những trường hợp không thích ứng được với tế bào gốc được tiêm vào cơ thể nên dẫn đến phản xạ đào thải, khiến cho tình trạng thoái hóa khớp gối tiến triển nặng hơn.
6. Quy trình của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Thực hiện điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc, thường bác sĩ sẽ tiến hành theo quy trình như sau:
- Tiến hành lấy tế bào gốc và xử lý: Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tế bào gốc ngay tại các mô mỡ bụng của bệnh nhân, thường dùng là 100cc mỡ bụng và 25cc máu để đảm bảo cả về số lượng lớn, các tế bào trưởng thành cũng như khả năng đào thải ngoài ý muốn.
- Chiết xuất tế bào gốc: Với những loại máy chiết xuất hiện đại, xử lý đơn giản thì các tế bào gốc sẽ được lấy ngay từ mỡ bụng khoảng 3cc và 3cc tiểu cầu từ máu, rồi đem trộn đều 2 hỗn hợp với nhau để dùng tiêm vào vùng khớp gối bị thoái hóa.
- Xử lý vùng khớp bị thoái hóa: Trước khi thực hiện tiêm hỗn hợp dung dịch tế bào gốc, người bệnh cần phải trải qua giai đoạn mổ nội soi để giúp làm sạch ổ khớp gối bị thoái hóa, lấy ra sạch các mảnh vụn, dịch viêm hay sụn vôi hóa… Sau đó, kích thích làm rớm máu để kích thích quá trình liền sẹo. Đây cũng là một bước khảo sát để biết được vùng sụn cần tiêm tế bào gốc.

- Thực hiện tiêm tế bào gốc: Sau khi trộn, hỗn hợp tế bào gốc sẽ được tiêm vào vị trí mô sụn cần phải can thiệp. Quá trình can thiệp để chữa thoái hóa khớp gối này sẽ diễn ra trong khoảng 12 – 18 tháng với những tần suất khác nhau. Các mô sụn sau khi được tiêm tế bào gốc cần phải được theo dõi liên tục để giúp kiểm soát quá trình điều trị..
7. Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc có hiệu quả hay không?
Hiệu quả của phương pháp điều trị bằng tế bào gốc là cho thấy rõ rệt quá trình hình thành các sụn mới, điều mà những phương pháp trước đó chưa thể làm được. Phương pháp này không những cần can thiệp phẫu thuật phức tạp, xâm lấn quá sâu và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng…
Phương pháp này lại được tiến hành một cách cực kì đơn giản, chỉ cần phẫu thuật nội soi ở phần khớp gối bị thoái hóa để tẩy rửa cho sạch rồi sau đó tiêm tế bào gốc và huyết tương vào là xong.
⇒ Cơ chế hình thành sụn mới của tế bào gốc là sự chuyển biến biệt hóa của các tế bào gốc tạo tế bào sụn, từ đó hình thành và phát triển thành những mô sụn mới, còn huyết tương và tiểu cầu sẽ giúp kích thích tái tạo sụn mới đồng thời giúp chống viêm nhiễm.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc còn được đánh giá khá cao, bởi nhiều bệnh nhân sau quá trình điều trị không còn cảm thấy đau đớn, đi lại bình thường và hầu như không có trường hợp bị tái phát hay biến chứng.
8. Những lưu ý trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.
- Vận động nhẹ nhàng phù hợp, tránh việc mang vác vật nặng hay sinh hoạt sai tư thế gây ra áp lực lên khớp gối.
- Kết hợp cùng với luyện tập các vật lý trị liệu, chẳng hạn như kéo dãn, căng cơ, massage, châm cứu,… dưới sự giám sát và hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ xương khớp.
- Xây dựng một chế độ ăn uống, dinh dưỡng khi bị thoái hóa khớp hợp lý nhất: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Canxi, Omega-3, vitamin D và các khoáng chất cần thiết giúp tái tạo sụn khớp. Hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích có hại cho sức khỏe xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp, đối với các trường hợp thừa cân béo phì nên có những biện pháp để giảm cân nặng, tránh gây thêm áp lực cho phần khớp gối.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và ngủ đủ 8 tiếng/ngày để hỗ trợ tối đa thời gian cho những tế bào sụn mới được hình thành và phát triển.
Trên đây là bài viết về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc để giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát nhất về liệu pháp này và áp dụng vào trong quá trình điều trị bệnh cũng như đảm bảo sức khỏe xương khớp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.