Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng đông y là một trong những phương pháp chữa bệnh được nhiều người lựa chọn. Với ưu điểm lành tính, chi phí hợp lý và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về các cách điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm bằng đông y đơn giản và hiệu quả trong bài viết này nhé!
Xem thêm:
- [Giải đáp] Niềng răng có hết viêm khớp thái dương hàm không?
- Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không?
- Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là xét nghiệm gì?
- Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp trà xanh
Nội dung bài viết
1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp hàm thái dương
Khớp hàm thái dương là khớp động duy nhất ở trên khuôn mặt. Khi khớp này bị viêm hay nói cách khác là bị rối loạn khớp thái dương hàm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu, khiến cho các hoạt động phát âm, nhai, nuốt bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, stress và giảm chất lượng cuộc sống.
Các triệu chứng điển hình của bệnh đó là:
- Đau nhức ở vùng xương hàm, có thể là đau ở một bên hoặc cả hai bên khớp thái dương hàm.
- Kéo theo cơn đau ở trong và toàn bộ ở vùng xung quanh tai.
- Ăn uống khó khăn, khi nhai thấy tiếng lục khục ở khớp thái dương. Càng cố nhai thì cơn đau sẽ càng tăng lên.
- Cảm giác khớp thái dương bị co cứng, mở hay đóng miệng đều vô cùng khó khăn.
- Người bệnh thấy đau đớn ở khắp mặt.
Vậy điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng đông y được không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

2. Gợi ý các cách điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng đông y
Lo ngại về việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh sẽ gây ra các tác dụng phụ, rất nhiều người bệnh đã tìm hiểu và áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm.
Tuy hiệu quả giảm đau không nhanh như dùng thuốc Tây y nhưng phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng. Một số bài thuốc đông y dân gian có thể được áp dụng như là:
2.1. Uống nước lá ngải cứu
Lá ngải cứu có công dụng khai thông, điều hòa khí huyết, giảm sưng và tiêu viêm hiệu quả, được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa viêm đau khớp.
Chuẩn bị:
- Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi và mật ong.
- Sơ chế sạch lá ngải cứu, ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
- Giã hoặc xay nát ngải cứu với một ít nước.
- Lọc bã, lấy phần nước cốt đem pha với mật ong cho dễ uống.
- Mỗi ngày uống 2 lần.
2.2. Uống nước lá lốt
Lá lốt có tính kháng khuẩn tốt và có tính ấm giúp giảm bớt các cơn đau ở ổ khớp. Trong lá lốt có benzyl axetat, beta caryophylen, ancaloit rất tốt cho bệnh khớp.
- Chuẩn bị lá lốt tươi và muối trắng.
- Sơ chế sạch lá lốt, cho vào đun cùng với một chút muối.
- Đun khoảng 30 phút đến khi lượng nước còn lại ⅓ là được.
- Bỏ bã, lấy phần nước uống 2 lần mỗi ngày
2.3. Sử dụng rượu gừng
Các thành phần của gừng giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giảm sưng, kháng khuẩn tại các vị trí khớp bị viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm.
- Chuẩn bị: Gừng tươi và rượu trắng.
- Gừng sơ chế sạch, bỏ vỏ và để ráo nước.
- Giã nhỏ gừng rồi ngâm với rượu từ 3-5 ngày.
- Dùng rượu ngâm gừng thoa lên trên vùng khớp bị viêm, mỗi ngày 2 lần
2.4. Uống nước cà tím
Cà tím có tính ngọt, có công dụng lợi tiểu, tán huyết, tiêu viêm, cải thiện đau nhức.
- Chuẩn bị cà tím tươi.
- Sơ chế sạch, thái thành khúc rồi cho vào trong nồi đun cùng nước lọc.
- Khi nước sôi thì tắt bếp rồi dùng nắp đậy kín ủ đến khi nước nguội hoàn toàn.
- Bỏ bã và chắt lấy phần nước uống. Có thể bảo quản nước từ 2-3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
2.5. Rễ cây đinh lăng sắc thuốc
- Rễ cây đinh lăng tươi rửa sạch, thái lát rồi đem đi ngâm trong nước muối loãng trong khoảng 15 – 20 phút.
- Đem rễ đinh lăng đi sao vàng, sau đó sắc cùng với nước.
- Đun đến khi lượng nước còn khoảng ⅓ thì dừng.
- Chắt lấy phần nước dùng để uống trong ngày.
Bên cạnh việc dùng các bài thuốc uống, trong Đông y còn điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu. Các phương pháp này tạo ra tác dụng trực tiếp lên các huyệt đạo của cơ thể nhằm đả thông khí huyết, hỗ trợ giảm đau.
Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng Đông y cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của các thầy thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những phản có hại không mong muốn.
3. Một số biện pháp điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm tại nhà
Bên cạnh điều trị bằng đông y thì người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm khác như là:
3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Đầu tiên, cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đảm bảo cơ thể được nạp đủ dưỡng chất cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm đang bị đau. Theo đó, người bệnh nên ăn các món mềm, dễ nhai để giảm bớt áp lực lên cơ hàm.
Đồng thời, nên tránh ăn các món quá cứng, dai khó nhai để giúp giảm tác động lên các khớp hàm đang bị đau nhức. Các thực phẩm giàu vitamin, canxi, magie… sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh. Một số loại được ưu tiên như là thịt, hàu, tôm, cua, trứng, khoai lang,…
Các món nên hạn chế đó là các món chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, quá mặn hoặc cay nóng, tránh dùng thức uống chứa chất kích thích, chứa cồn vì chúng có thể làm cơn đau trở nặng hơn. Bên cạnh đó hãy tránh sử dụng thuốc lá để cải thiện và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
3.2. Massage
Massage hay còn gọi là xoa bóp là phương pháp điều trị được áp dụng rộng rãi. Với lực tác động vừa phải lên vùng cần điều trị, kiên trì thực hiện sẽ giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng ứ tắc mạch.
Phương pháp này thích hợp cho các đối tượng bị rối loạn cơ năng do ảnh hưởng từ các thói quen nghiến răng, thường xuyên há miệng lớn đột ngột,… Thực hiện massage đều đặn, kiên trì hàng ngày để kiểm soát được các triệu chứng đau nhức, tăng cường hiệu quả phục hồi các tổn thương ở khớp thái dương hàm. Người bệnh có thể tham khảo cách massage:
- Khởi động cơ hàm, đầu tiên người bệnh há miệng từ từ, tránh há to miệng một cách đột ngột.
- Đóng mở miệng chậm rãi thực hiện một vài lần sẽ giúp làm quen với các chuyển động.
- Sau đó dùng hai tay nhẹ nhàng massage ở vùng khớp thái dương hàm, thực hiện cho đến khi khớp nóng dần lên.
- Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để tăng quá trình lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau nhức khó chịu.
Massage là cách chữa đau nhức khớp có thể được áp dụng cho nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể không chỉ riêng khớp thái dương hàm. Để biết được cách thực hiện hiệu quả và chuyên sâu, tác động đến khớp nhiều hơn thì người có thể đến gặp bác sĩ trị liệu để được hướng dẫn cách thực hiện chi tiết.
3.3. Chườm nóng, chườm lạnh
Phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh cũng là cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng. Nhờ vào sự thay đổi nhiệt độ, cơn đau sẽ được kiểm soát do dây thần kinh bị làm tê tạm thời. Chườm lạnh vào vị trí đau nhức khi cơn đau mới khởi phát, chườm nóng sẽ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu huyết để giảm đau lâu dài.
Ngoài ra, phương án này còn hỗ trợ khắc phục một số triệu chứng khác do bệnh gây ra như sưng phù một hoặc ở hai bên má, viêm đỏ,… Vùng cơ khớp hàm sẽ được thư giãn, xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu. Mỗi cách chườm sẽ đem lại hiệu quả tương ứng cho từng giai đoạn bệnh khác nhau.
Theo đó, khi người bệnh cảm nhận thấy cơn đau nhức khởi phát, đau nhức nhiều khó chịu đi kèm với sưng đỏ, phù bên ngoài má thì nên dùng túi chườm lạnh hoặc khăn sạch bọc đá lạnh để chườm lên vùng sưng đau.
Nhiệt độ thấp sẽ giúp co mạch máu, tê dây thần kinh tạm thời để giảm bớt cơn đau trong thời gian ngắn. Trường hợp người bệnh bị đau âm ỉ, kéo dài nhưng khớp không có hiện tượng sưng phù thì có thể áp dụng chườm nóng để giảm đau và tăng cường quá trình lưu thông máu.
Lưu ý chườm nóng lạnh trong khoảng 15 – 20 phút, không nên chườm quá lâu. Áp dụng cách này kiên trì, lặp lại khi cơn đau nhức khó chịu xuất hiện. Kết hợp các phương pháp chườm nóng lạnh và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát được tình trạng bệnh viêm khớp thái dương hàm hiệu quả hơn.

3.4. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Bên cạnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống để giúp giảm áp lực lên hàm, cung cấp các chất dinh dưỡng thì để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh thì bệnh nhân nên lưu ý đến cả chế độ sinh hoạt hàng ngày. Trong đó có thể kể đến như là tư thế ngồi làm việc, thói quen nhai kẹo cao su, tư thế nằm ngủ và vận động,…
Điều chỉnh tư thế cho phù hợp, loại bỏ các thói quen có hại và gây tăng áp lực cho cơ hàm là cách tốt nhất để giúp người bệnh kiểm soát cơn đau khớp thái dương hàm hiệu quả. Do đó, bên cạnh thực hiện các cách điều trị tại nhà đã đề cập ở trên, người bệnh nên kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt để năng cao được hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, nên giữ tinh thần thoải mái, tránh stress và căng thẳng trong thời gian dài. Bởi vì đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, bên cạnh chế độ sinh hoạt thì việc giữ trạng thái tinh thần thoải mái, lạc quan và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhiều hơn cũng là cách tốt nhất để giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả như mong đợi.
Như vậy, bài viết đã gợi ý một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng đông y mà người bệnh có thể tham khảo. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.