Chu kì kinh nguyệt chính là một trong những yếu tố phản ánh sức khỏe phụ khoa của người phụ nữ. Và mất ngủ là 1 trong số những nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ này. Vậy hãy cùng Dược Mỹ phẩm Khang Linh tìm hiểu Mất ngủ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là một hiện tượng đặc biệt và chỉ có ở riêng nữ giới. Tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới rất dễ bị tác động. Một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chính là sự thay đổi bất thường trong chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Thông thường với người phụ nữ khỏe mạnh chu kỳ kinh nguyệt sẽ có đặc điểm như sau:
- Chu kì kinh nguyệt thường kéo dài từ 21-35 ngày và lượng máu kinh bị mất trung bình sẽ giao động từ 50 đến 100ml.
- Máu kinh có màu đỏ sẫm và số ngày hành kinh sẽ kéo dài từ 3-5 ngày.
- Một số người có chu kì kinh nguyệt thường không đều đặn. Nếu trước đây chu kỳ kinh vẫn diễn ra bình thường nhưng gần đây lại trở nên bất thường thì có thể bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt.
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi quá nhiều hay quá ít. Từ đó gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

2. Mất ngủ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Theo các chuyên gia, nếu nữ giới có thói quen sống sinh hoạt không hợp lý, không khoa học thì nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt rất cao.
Việc thường xuyên mất ngỷ sẽ làm cho cơ thể không có đủ thời gian để tái tạo lại sức lao động cần thiết. Từ đó dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí có thể bị kiệt sức. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Việc thần kinh của chúng ta bị căng thẳng cũng sẽ làm gián đoạn quá trình tiết hormone Leptin – một loại hormone quan trọng đối với chu kỳ rụng trứng của phụ nữ, do đó sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay rối loạn có liên quan trực tiếp đến việc duy trì nội tiết tố, ngủ không ngon giấc dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, suy giảm nội tiết tố nên rối loạn chu kỳ kinh là điều khó tránh.
Phụ nữ khi gặp tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể, khiến cơ thể gặp nhiều rối loạn.
Rối loạn này sẽ dẫn đến một loạt các rối loạn chức năng nội tiết, do đó ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ.
Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, thì tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra, dẫn đến sự mất cân bằng hormone progesterone.
Việc tình trạng mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, để điều chỉnh lại sẽ rất khó, bao gồm cả việc nữ giới đã cố gắng điều chỉnh lại giấc ngủ.
Vì kinh nguyệt không đều diễn ra trong thời gian dài đã gây hệ lụy đến hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, nên bên cạnh việc điều chỉnh giấc ngủ thì khám chữa bệnh phụ khoa tại cơ sở y tế là rất cần thiết.

3. Giải pháp phòng ngừa mất ngủ ở phụ nữ
Đối với người trưởng thành, mỗi ngày cần phải ngủ từ 7-8 tiếng để duy trì được sức khỏe lâu dài.
Để ngăn ngừa bệnh mất ngủ phụ nữ cần chú ý đến những vấn đề sau:
3.1. Tránh để căng thẳng, stress kéo dài
Áp lực từ công việc, gánh nặng tài chính có thể khiến bạn bị stress.
Hãy tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh, làm những việc mình yêu thích hay tâm sự với người thân để loại bỏ tâm trạng này ngay.
3.2. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ
Việc đi ngủ vào một giờ cố định vào buổi tối cũng tạo thói quen sinh lý tốt giúp bạn tránh được bệnh mất ngủ.
3.3. Không ngủ quá nhiều vào ban ngày
Mỗi ngày chỉ nên dành ra 20-30 phút cho giấc ngủ trưa để giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
3.4. Không làm các điều sau trước khi đi ngủ
Tập thể dục, ăn khuya. Không uống các thức uống chứa caffein như trà, cà phê.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, những người phải ngồi lâu khi làm việc nên đứng dậy đi lại để máu được lưu thông.
- Một số bệnh lý nội khoa như xương khớp, trầm cảm…cũng là nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Cần điều trị triệt để các bệnh lý này tình trạng mất ngủ mới được cải thiện.
Bài viết trên đã giúp giải đáp thắc mắc Mất ngủ có ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào? Có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Vì vậy cần hết sức lưu ý chế độ sinh hoạt và giấc ngủ.