Thường xuyên mất ngủ phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn đang suy yếu nghiêm trọng. Mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng để hoạt động vào ban ngày. Vậy “Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?”, tác hại ra sao? Hãy cùng Dược Mỹ phẩm Khang Linh tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này.
Xem thêm:
- Chuyên gia giải đáp: Rối loạn tiền đình có mất ngủ không?
- Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng bạn nên áp dụng sớm
- Cảnh giác: Thuốc chữa mất ngủ có tác dụng phụ gì?
Nội dung bài viết
1. Triệu chứng của bệnh mất ngủ
Các triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ thường bao gồm:
- Khó ngủ vào ban đêm
- Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm
- Mệt mỏi, uể oải, không thấy thư giãn sau khi ngủ
- Lo lắng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
- Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày
- Cáu gắt, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường
- Khó tập trung, mau quên

2. Các đối tượng dễ bị mất ngủ
Có thể thấy, tình trạng mất ngủ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có khả năng dễ bị mất ngủ hơn bao gồm:
- Người cao tuổi: Những người có độ tuổi từ 60-65 rất dễ bị mất ngủ hơn do những thay đổi của cơ thể liên quan đến lão hóa. Cùng với đó, người cao tuổi còn thường mắc các bệnh lý, sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Người đang mắc các bệnh lý: Các bệnh mạn tính và các cơn đau liên quan bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ. Một số bệnh dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa,…
- Phụ nữ: Các thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới do các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,…
- Người đang gặp các yếu tố tâm lý: Người bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng có xu hướng khó ngủ, mất ngủ.
- Người làm ca đêm/thay đổi múi giờ: Những người phải thường xuyên làm ca đêm, giờ ngủ không cố định hoặc những người đi du lịch, du học ở một quốc gia khác trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ hơn.
- Người có lối sống thiếu khoa học: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ.
3. Thường xuyên mất ngủ là triệu chứng của bệnh gì?
Thường xuyên mất ngủ hiện tượng lặp đi lặp lại tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn hay dễ tỉnh ngủ và không thể nào ngủ lại được. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó, thường xuyên mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:
3.1. Trầm cảm
Trầm cảm làm cho người bệnh không có thói quen về giờ giấc ăn uống, năng lượng suy giảm, trí nhớ kém, dễ tiêu cực, khó tập trung,… Theo thời gian, nó khiến cho người bệnh bị mất ngủ thường xuyên và nếu không được điều trị thì tình trạng mất ngủ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
3.2. Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể là một trong những lý do bạn nên suy nghĩ khi băn khoăn: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì. Trong không khí vốn có rất nhiều chất có thể gây dị ứng nên dễ dàng gây viêm mũi và kích hoạt sản xuất ra chất gây nghẹt mũi. Những người bị viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc với các chất ấy thì dễ bị mất ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra, do nghẹt mũi làm cản trở lưu thông không khí nên bệnh nhân cũng dễ xuất hiện các cơn ngừng thở khi ngủ, khiến bệnh nhân phải thay đổi tư thế hoặc choàng tỉnh dậy để điều khiển nhịp thở.

3.3. Viêm khớp dạng thấp
Thường xuyên mất ngủ cũng là hiện tượng dễ xảy ra với những người bị viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý xảy ra khi hệ miễn dịch tự chống lại chính mình và tấn công luôn cả khớp khỏe mạnh, thậm chí nó còn làm cho sụn và xương không thể phục hồi. Các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thèm ngủ, ăn không ngon miệng, thiếu năng lượng,…
Giấc ngủ và viêm khớp tác động lẫn nhau tạo ra một vòng luẩn quẩn không dứt. Viêm khớp dạng thấp gây đau đớn, lo lắng nên người bệnh thường xuyên mất ngủ. Do thiếu ngủ mà các triệu chứng viêm khớp cũng tăng lên. Cứ như vậy, người bệnh gặp phải rất nhiều vấn đề về giấc ngủ trong suốt một thời gian dài.
3.4. Bệnh tuyến giáp
Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp khiến cho các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể phải tăng tốc, người bệnh hay thấy tràn đầy năng lượng và bồn chồn từ đó ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và đi vào giấc ngủ.
3.5. Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dàycũng là nguyên nhân nên đặt lên hàng đầu khi băn khoăn thường xuyên mất ngủ cảnh báo bệnh gì. Trào ngược dạ dày có thể gặp ở tất cả mọi độ tuổi, ngay cả trẻ em, tình trạng trẻ hóa bệnh càng ngày càng nhiều vì cuộc sống căng thẳng. Khi mắc bệnh lý này người bệnh sẽ có triệu chứng ợ nóng, nằm xuống bị nghẹt thở và ho, đau họng, hôi miệng,… Tất cả những triệu chứng này trở thành tác nhân khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên.
3.6. Nội tiết tố thay đổi
Sau 50 tuổi, phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh. Đây cũng là lúc cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố và nó trở thành nguyên nhân khiến họ thường xuyên mất ngủ. Tuy nhiên, tình trạng này không phải là bệnh lý đáng lo ngại.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết được Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?. Trên thực tế, nguyên nhân gây mất ngủ rất đa dạng và cần sự thăm khám chuyên sâu từ các bác sĩ. Vì thế, ngay khi có các triệu chứng bất thường, bạn hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.