Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp đối với các mẹ bầu trong thai kỳ. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về các thông tin cần biết về chủ đề hội chứng ống cổ tay khi mang thai nhé!
Xem thêm:
- Tình trạng đau khớp háng khi mang thai do đâu?
- Nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai và cách khắc phục
- Quan hệ sau sinh 1 tháng có thai không?
- Rụng tóc sau sinh cần bổ sung vitamin gì?
Nội dung bài viết
1. Hội chứng ống cổ tay là tình trạng gì gì?
Trước khi đến với những thông tin về hội chứng ống cổ tay khi mang thai, hãy cùng tìm hiểu qua một số điều về tình trạng này.
Hội chứng ống cổ tay là một trong những vấn đề sức khỏe quen thuộc có tên tiếng anh là Carpal Tunnel Syndrome. Các trường hợp bị bệnh hội chứng cổ
tay thường có các dấu hiệu rõ rệt như là ngón tay bị đau và tê rần rần
sau khi xuất hiện các chấn thương tại vùng cổ tay hoặc là các cơn đau thấp
khớp.
Hội chứng ống cổ tay thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là là trong những tháng cuối thai kỳ. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tình trạng này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay khi mang thai là gì?
Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học cho thấy, nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ cao gần gấp 3 lần so với nam giới.
Nguyên nhân gây ra hội chứng này tương đối đa dạng. Có thể là nguyên nhân đến từ bên trong như là do tăng áp lực cổ tay lâu ngày. Hoặc cũng có thể là các nguyên nhân bên ngoài như là do chấn thương gây gãy xương cổ tay hoặc có khối u cục vùng cổ tay gây ra sự chèn ép…
Bên cạnh đó, ở phụ nữ thường có cổ tay nhỏ hơn so với cổ tay của nam giới nên cũng dễ gặp phải tình trạng bị chèn ép các dây thần kinh và cơ bắp ở cổ tay. Khi mang thai, phụ nữ thường cảm thấy bị tê, ngứa và đau ở lòng bàn tay thì có khả năng nguyên nhân là do hội chứng ống cổ tay. Đối với các bà bầu thì đây là một tình trạng thường gặp.
Hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc là tam cá nguyệt thứ ba. Nếu như các mẹ đã bị hội chứng ống cổ tay khi mang thai lần đầu thì khả năng lần có em bé tiếp theo cũng có thể bị. Sau khi sinh con, hội chứng ống cổ tay này không hết mà có thể sẽ tiếp tục hoặc thậm chí là phát triển hơn.
Nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai thường mắc phải hội chứng ống cổ tay là do sự tích trữ nước trong cơ thể xuyên suốt thai kỳ. Chính vì điều này dẫn tới vùng cổ tay cũng bị tích trữ nước. Từ đó gia tăng áp lực lên cổ tay và gây ra sự chèn ép thần kinh giữa. Căn bệnh này khiến cho bà bầu khó chịu khi thức dậy vì có thể là do thói quen đặt tay dưới má, khum tay lại hoặc có thể là dùng tay gối đầu trong lúc ngủ nên lưu thông máu diễn ra không được tốt.
Một số yếu tố có thể khiến cho bà bầu gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay thai kỳ đó là:
- Mang song thai, đa thai.
- Trước khi mang thai đã bị thừa cân, béo phì.
Khi mang thai, bà bầu có nguy cơ cao mắc phải hội chứng ống cổ tay nếu như gia đình bạn hoặc chính bản thân người mẹ gặp phải các vấn đề về lưng, cổ hoặc là vai. Các vấn đề này có thể là bị lồi đĩa đệm, bị chèn ép rễ thần kinh từ đốt sống cổ hoặc là chấn thương ở vùng cổ.
Tình trạng bị phù và viêm do bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc gãy các xương cổ tay có thể làm hẹp ống cổ tay và kích thích dây giữa cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai mắc hội chứng ống cổ tay.
Bên cạnh đó, việc tăng cân quá nhanh trong khi mang thai cũng là một trong những yếu tố khiến cho hội chứng ống cổ tay phát triển.
Cũng có một số trường hợp phụ nữ mang thai mắc hội chứng ống cổ tay mà không xác định được nguyên nhân cụ thể.
3. Một số dấu hiệu giúp nhận biết hội chứng ống cổ tay khi mang thai
Khi bị hội chứng ống cổ tay, các mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến như là:
- Cảm thấy bứt rứt, ngứa ran và nóng như có lửa thiêu đốt ở các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út mặt gần ngón cái nhất hoặc có thể là ở cả bàn tay.
- Đau nhức ở ngón tay và ngón cái.
- Có cảm giác nhức ở tay, cẳng tay và cả cánh tay trên.
- Ngón tay trở nên yếu, đặc biệt là ngón cái. Các ngón tay trở nên vụng về, thiếu lực hơn.
- Vùng da ở ngón tay bị đau nhức, khô hoặc sưng tấy lên.
- Khi hội chứng ống cổ tay trở nên nghiêm trọng hơn, bà bầu có thể sẽ thấy tê ở cả ngón tay và lòng bàn tay.
4. Hội chứng ống cổ tay khi mang thai có gây nguy hiểm không?
Ở giai đoạn mang thai, xảy ra rất nhiều sự thay đổi từ hình dáng cho đến tâm sinh lý của người phụ nữ. Vậy nên, nếu như chị em còn bị hội chứng ống cổ tay thì sẽ gây ra các ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Cảm giác đau nhức ở các ngón tay, bàn tay.. có thể làm cho mẹ bầu mất ngủ vào buổi đêm. Bởi vì đây là thời điểm các triệu chứng của hội chứng này ngày càng rõ ràng nhất. Đau nhức tay cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của tay và từ đó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ bầu.
Hội chứng ống cổ tay tuy không gây ra nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu. Nhưng nếu như tình trạng đau nhức kéo dài và phát triển nặng hơn thì có thể là nguyên nhân dẫn đến teo cơ, tàn tật bàn tay do các dây thần kinh và mạch máu có thể bị tổn thương.
5. Cách điều trị hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh
Hội chứng ống cổ tay khi mang thai khiến cho người bị cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm bớt hội chứng này gây ra, phụ nữ mang thai có thể áp dụng một trong những biện pháp sau:
- Khi làm các công việc có tính lặp đi lặp lại, người bệnh nên có thời gian nghỉ ngơi: Cho dù làm công việc nhẹ nhàng hoặc nặng nhọc thì người bệnh cũng nên dừng lại và dành thời gian nghỉ ngơi. Dành chút thời gian để thả lỏng, rung lắc cổ tay, căng tay, xoay cổ tay để tăng cường lưu lượng máu đến các vùng cổ tay này.
- Sử dụng nẹp cổ tay: Các mẹ bầu có thể dùng nẹp cổ tay để giữ cổ tay lại nếu phải liên tục làm các công việc lặp đi lặp lại. Hoặc là mẹ bầu có thể đeo dây nẹp cổ tay để làm giảm bớt triệu chứng đau vào ban đêm.
- Giữ ấm cho tay: Bà bầu nên lưu ý giữ cho tay luôn được ấm để giúp giảm bớt cảm giác đau do hội chứng ống cổ tay gây ra.
- Xoa bóp: Để giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn, các mẹ bầu nên nắm lấy cổ tay và xoa bóp theo các chuyển động tròn. Hoặc có thể duỗi thẳng tay và cánh tay. Tuy nhiên không nên dùng quá sức để tránh việc làm tổn thương tới ống cổ tay.
- Dùng một số loại thảo mộc: Mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số loại thảo mộc như trà hoa cúc để giúp thư giãn tinh thần và giảm viêm. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên lạm dùng cách này quá nhiều. Bởi vì thảo mộc có thể khiến cho tình trạng mất ngủ càng thêm trầm trọng. Đồng thời cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc hay loại dược liệu nào.

6. Các cách ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay khi mang thai
Cách tốt nhất để hội chứng ống cổ tay khi mang thai không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của người mẹ đó là hãy có các biện pháp phòng ngừa tình trạng này từ sớm.
Đầu tiên, để ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay trong khi mang thai, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và giúp duy trì cân nặng ổn định. Cụ thể là:
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối, chất béo và đường.
- Nên ăn nhiều các loại trái cây tươi, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ mỗi ngày.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 vào chế độ ăn uống như là bơ, tỏi, vừng, hạt hướng dương, thịt nạc, các loại rau có màu xanh đậm, cá thu, cá ngừ, cá hồi …..nhằm tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh.
Các mẹ cũng nên lưu ý là nên luôn giữ cổ tay ở tư thế thư giãn ở mức trung bình. Khi thực hiện các hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay, nên nghỉ ngơi thường xuyên, chia thành từng thời gian ngắn.
5. Mẹ có thể vẫn mắc hội chứng ống cổ tay sau khi con sinh ra không?
Các triệu chứng cùng với cảm giác sưng đau ở cổ tay do hội chứng ống cổ tày thường sẽ biến mất trong vòng 1 năm kể từ khi con chào đời.
Tuy vậy, vẫn có một số bà mẹ bị hội chứng ống cổ tay sau khi sinh con 1 năm và cần có các phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu như sử dụng nẹp cổ tay không giúp ích được gì, thì mẹ có thể sử dụng các thuốc steroid (corticosteroid) vào cổ tay. Cách này có thể giúp giảm viêm và làm dịu đi những áp lực ở trên dây thần kinh khắp cánh tay vào bàn tay của người mẹ.
Đây là một sự lựa chọn điều trị ngắn hạn có thể đem lại hiệu quả tốt. Nếu như những triệu chứng của bệnh không được cải thiện, bác sĩ có thể yêu cầu người mẹ làm tiểu phẫu tại bàn tay khi có đủ điều kiện. Cuộc phẫu thuật bao gồm việc cắt dây chằng và giảm chèn ép dây thần kinh. Với các trường hợp này, các mẹ có thể chỉ cần gây tê cục bộ khi bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật.
Một điều may mắn là, đối với hầu hết các phụ nữ, hội chứng ống cổ tay cũng như những vấn đề sức khỏe tạm thời khi mang thai, thường sẽ biến mất theo thời gian và rất ít trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật điều trị.
Trên đây là một số thông tin cần biết về hội chứng ống cổ tay khi mang thai mà các mẹ bầu nên biết. Tình trạng này không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên các mẹ vẫn cần chú ý có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone