Khớp háng kêu khi tập gym là tình trạng mà rất nhiều vận động viên gặp phải trong quá trình tập luyện gây ảnh hưởng đến vận động. Những tiếng kêu này có thể xuất phát từ nguyên nhân chấn thương trong quá trình luyện tập hoặc do người tập có tiền sử bệnh lý về xương khớp. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu tình trạng khớp háng kêu khi tập gym để được giải đáp.
Xem thêm:
- Tình trạng đau khớp háng khi mang thai do đâu?
- Đau khớp háng ở người già: Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị
- Giải đáp: Đau khớp háng có nên đi bộ không?
- Nguyên nhân bị đau khớp háng khi tập yoga và cách khắc phục
Nội dung bài viết
1. Tình trạng khớp háng kêu khi tập gym là gì?
Khớp háng được cấu tạo bởi ổ cối, sụn khớp, chỏm xương đùi và xương đùi. Trong đó, sụn khớp háng đóng vai trò rất quan trọng, nó như một tấm lưới giúp bảo vệ, bao phủ đầu xương để che chắn bề mặt xương, hạn chế va chạm mỗi khi có chuyển động.
Theo tuổi tác, sụn khớp dần suy giảm sự phục hồi, lớp sụn khớp háng bị bào mòn và dịch khớp tiết giảm đi làm xương không còn lớp màng bảo vệ. Từ đó, dẫn đến việc hai đầu xương khớp háng sẽ cọ xát với nhau tạo ra tiếng kêu mỗi khi di chuyển, vận động, đặc biệt là khi tập gym.

2. Nguyên nhân khớp háng kêu khi tập gym
2.1. Có khí thoát ra từ vị trí khớp háng khi tập gym
Khi tập gym, có sự giãn phần dịch khớp dùng để bôi trơn khi luyện tập. Lúc này, những bong bóng khí trong dịch khớp sẽ thoát ra, gây nên những tiếng kêu như ‘rắc’, ‘khục’.
Căng cơ cũng là một trong những nguyên nhân khiến khí thoát ra trong dịch khớp háng. Tiếng khớp háng kêu do có khí thoát ra là hoàn toàn bình thường, không phải là dấu hiệu khi bị tổn thương hay gặp các vấn đề tiềm ẩn.
2.2. Do gân tại vị trí khớp háng trượt qua đầu xương
Dây chằng và gân xung quanh vùng khớp háng cũng giãn theo từng vận động của bạn khi tập gym. Khi nó được kéo duỗi ra quanh đầu xương và trở lại vị trí cũ, bạn sẽ nghe thấy những tiếng kêu nho nhỏ.
2.3. Phần sụn bị giảm dần do lão hóa
Khi càng lớn tuổi, các chuyển động phần ở phần khớp háng sẽ dần khó khăn và kém linh hoạt hơn bởi vì lượng dịch khớp bôi trơn ở đầu xương sẽ bị giảm đi đáng kể và phần sụn trở nên mỏng hơn. Chính điều này gây ra những tiếng kêu cũng như gây ra cơn đau, trở ngại mỗi khi cử động, đặc biệt là khi tập gym.
2.4. Các bệnh lý xương khớp khiến khớp háng phát ra tiếng kêu
Khi khớp háng có những biểu hiện như cứng khớp, đau kèm theo đó là những tiếng kêu lục cục lúc khi tập gym. Đó là những dấu hiệu cho thấy có thể bạn bị thoái hóa khớp háng.
Đây là bệnh lý xuất hiện do khớp háng bị bào mòn kèm theo là những tổn thương của xương dưới sụn ở phần chỏm xương đùi. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do các chấn thương, trật khớp háng hoặc do khớp háng bị viêm.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến khớp háng phát ra tiếng kêu khi tập gym có thể là do khớp háng bị viêm. Người bị bệnh viêm khớp háng thường có những triệu chứng như đau, cứng khớp háng, đi lại khó khăn, có tiếng kêu lục cục. Nếu chủ quan không chữa trị sớm bệnh có thể chuyển biến nặng làm cho khớp háng khô cứng, vận động khó khăn.
- Khô khớp háng
Khô khớp háng thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh này thường xảy ra trong quá trình người bệnh di chuyển hoặc vận động như tập gym, sẽ phát ra những tiếng kêu lục cục. Nguyên nhân gây bệnh là do sự suy giảm chức năng của khớp háng, dịch khớp tiết ra không đủ để giúp bôi trơn cho xương làm cho sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp.
3. Khớp háng kêu khi tập gym có nguy hiểm không?
Khi được khám điều trị sớm, tình trạng khớp háng kêu khi tập gym và những nguyên nhân có thể sẽ được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, quá trình hồi phục ở những người lớn tuổi thường chậm hơn nên cần phải áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để kiểm soát bệnh. Đối với những trường hợp không điều trị, có thể làm khởi phát những biến chứng như sau:
- Gây tổn thương khớp háng vĩnh viễn.
- Tình trạng rối loạn cảm giác.
- Teo cơ chân vì hạn chế các vận động.
- Gây đau khớp háng mãn tính.
- Liệt khớp.
- Suy giảm khả năng và phạm vi vận động.
- Chèn ép dẫn tới gây đau dây thần kinh hông.
- Tăng nguy cơ bị gãy xương.
4. Chẩn đoán tình trạng khớp háng kêu
Để quá trình điều trị diễn ra được thuận lợi, người bệnh cần được thăm khám và xác
định nguyên nhân sớm. Các chuẩn đoán bao gồm:
- Người bệnh được kiểm tra tiền sử bệnh, các chấn thương có liên quan và thực hiện một số thử nghiệm để đánh giá khả năng vận động. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định các triệu chứng và rõ hơn về tình trạng của người bệnh.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra yếu tố viêm.
- Chụp X-quang giúp kiểm tra tổn thương xương do bị thoái hóa và gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp kiểm tra cấu trúc khớp xương (bao gồm cả xương và các mô mềm).
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định những tổn thương tiềm ẩn mà không được phát hiện bằng các phương pháp khác.
- Siêu âm khớp háng tạo ra những hình ảnh chi tiết để kiểm tra những tổn thương trong ổ khớp háng.
- Điện cơ khớp háng nếu như nghi ngờ tổn thương khớp háng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.
5. Điều trị khớp háng kêu khi tập gym
Người bệnh bị đau khớp háng nên áp dụng đồng thời nhiều biện pháp chăm sóc và điều trị y tế để khắc phục tình trạng khớp háng kêu và kiểm soát nguyên nhân hiệu quả.
5.1. Thay đổi lối sống sinh hoạt
Thay đổi lối sống khoa học như giảm cân, ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc, tránh các tư thế ngồi gây hại cho xương khớp, thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng,… có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa xương khớp và hỗ trợ cải thiện khả năng tiết dịch khớp. Đồng thời, còn giúp bảo vệ khớp và ngăn ngừa khớp háng phát ra những tiếng bất thường.
5.2. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh để trị khớp háng kêu
Bệnh nhân có tình trạng khớp háng được khuyên bổ sung nhiều omega-3 từ thực phẩm để giúp khắc phục nguyên nhân khiến cho khớp háng kêu lục cục hay lạo xạo. Đây là một axit béo lành mạnh, có tính kháng viêm nên giúp giảm đau, đồng thời còn làm chậm quá trình thoái hóa khớp háng và kích thích sản sinh chất nhờn giúp khớp háng hoạt động trơn tru tránh tạo ra những tiếng kêu.
Những thực phẩm giàu omega-3 như: Cá mòi, cá hồi, hàu, dầu gan cá tuyết, cá thu, cá trích, các loại hạt, đậu nành,…
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm những chất làm chậm quá trình lão hóa, kháng viêm và giúp xương khớp chắc khỏe như các chất chống oxy hóa, canxi, các vitamin nhóm A, C, D, E từ chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả và trái cây, tuống nhiều nước và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường muối.

5.3. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng tránh khớp háng kêu
Hãy thử tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng nếu như khớp háng kêu lục cục, lộp cộp mỗi khi tập gym. Các bộ môn thể thao như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội… có thể làm thư giãn và giúp ổn định chức năng tiết dịch ở ổ khớp, tăng phạm vi và khả năng vận động, tăng tính linh hoạt và sự dẻo dai cho xương khớp. Ngoài ra, còn giúp tăng lưu thông máu ngăn ngừa khô khớp và thoái hóa khớp giúp khớp háng hoạt động tốt và không phát ra tiếng kêu.
5.4. Sử dụng thuốc theo chỉ định
Dựa vào nguyên nhân gây tình trạng khớp háng kêu khi tập gym, bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc như Acetaminophen, NSAIDs (như Naproxen, Ibuprofen), Corticosteroid để giúp giảm đau, chống viêm cho những bệnh nhân bị đau do các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,…
5.5. Sử dụng thiết bị hỗ trợ điều trị khớp háng kêu
Để tăng tính độc lập và giúp cải thiện khả năng vận động cho khớp háng, người bệnh nên dùng một số thiết bị hỗ trợ như khung tập đi, nạng và gậy. Ngoài ra, khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ còn làm giảm áp lực lên khớp bị tổn thương và hạn chế những vận động có thể gây đau.
5.6. Phương pháp vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát tốt các nguyên nhân, ngăn ngừa khớp háng có tiếng kêu bất thường. Thông thường các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên môn có thể giúp lên một chương trình luyện tập cá nhân sao cho phù hợp và đáp ứng với nhu cầu cũng như lối sống của từng người bệnh. Những bài tập này giúp tăng tính
linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp háng và tăng cường các cơ ở chân, hông giúp cho khớp háng chuyển động trơn tru hơn và không gây ra những tiếng kêu bất thường.
5.7. Phẫu thuật khớp
Phẫu thuật khớp háng có thể được đề nghị cho những bệnh nhân gặp tình trạng như:
- Triệu chứng không thuyên giảm sau vài tháng điều trị mà không phẫu thuật.
- Khớp háng bị hư hỏng nặng nề, bệnh nhân có nguy cơ bị tàn tật.
Dựa vào các kết quả đánh giá, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay thế hông, tái tạo bề mặt hông hay cắt xương. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn nhiều biến chứng nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
6. Cách giúp khớp háng trơn tru hơn
Miễn là bạn không cảm thấy đau đớn khi tập gym thì việc thi thoảng nghe thấy xương khớp phát tiếng kêu là chuyện bình thường. Nhưng bạn vẫn có thể làm giảm tần suất tiếng kêu khi tập gym bằng cách:
- Ngồi đúng tư thế, tránh những tư thế xấu ảnh hưởng đến xương khớp, đặc biệt là với những người phải thường xuyên phải giữ nguyên tư thế lâu một chỗ như người làm công việc văn phòng, sinh viên, lái xe,…
- Thực hiện các động tác xoay khớp, giãn cơ, khớp mỗi tiếng một lần để giúp chúng được bôi trơn và thả lỏng.
- Trước khi tập gym, bạn hãy khởi động cơ thể bằng những động tác xoay khớp.
- Bạn có thể luyện tập Yoga, thái cực quyền để giúp tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.
7. Phòng tránh tình trạng khớp háng phát ra tiếng kêu
Theo các chuyên gia cho biết, các bệnh lý về xương khớp là bệnh lý mãn tính xảy ra đồng thời với sự lão hóa của cơ thể. Khi khớp háng phát ra những tiếng kêu, thì đó là một trong những biểu hiện đầu tiên cho thấy khớp háng của bạn đang chịu tổn thương. Trong trường hợp này, để bảo vệ và hạn chế những tổn thương xảy ra ở xương khớp háng, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên:
- Giảm cân nếu như bạn bị thừa cân béo phì, sẽ giúp giảm bớt áp lực lên khớp háng giúp cho sụn trong khớp ít bị hao mòn.
- Thường xuyên tập thể dục hợp lý và điều độ để tạo sự dẻo dai, độ linh hoạt cho xương khớp.
- Hạn chế những hoạt động gây hại cho khớp háng như mang vác vật nặng, vận động sai tư thế và quá mức,… để đảm bảo sức khỏe của xương khớp háng.
- Trực tiếp đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời và tránh để tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như khả năng di chuyển của khớp háng.
Tuy việc khớp háng phát ra tiếng kêu như chiếc máy khô dầu, đó không phải là một triệu chứng bệnh lý nếu như khớp háng “lên tiếng” không đi kèm với triệu chứng đau. Nhưng bạn vẫn nên thường xuyên tập thể dục, giãn cơ xương khớp để cơ thể luôn mạnh khỏe, linh hoạt, cảm thấy vui vẻ và tránh gặp những chấn thương bất ngờ như bong gân, trật khớp.
Trên đây là bài viết về tình trạng khớp háng kêu khi tập gym để người bệnh tìm hiểu nguyên nhân gây ra những tiếng kêu bất thường để có phương pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone