Có rất nhiều chị em thắc mắc rằng kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không hay là dấu hiệu bệnh lý khác. Vậy mời bạn đọc cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu tình trạng này qua những chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?
- Tỉa lông vùng kín nữ có ảnh hưởng gì không?
- Sau sinh chưa có kinh nguyệt quan hệ có thai được không?
- Quan hệ sau sinh 1 tháng có thai không?
Nội dung bài viết
Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?
Có nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít trong đó có cả khả năng bạn đã mang thai và cả các bệnh lý hay sự bất thường ở các nang trứng. Vậy chúng ta cần tìm hiểu những dấu hiệu có thai dưới đây:
Chậm kinh
Thường xuyên đi tiểu
Ngực trở nên căng tức và nhạy cảm hơn
Cơ thể mệt mỏi
Dấu hiệu ốm nghén (buồn nôn và nôn)
Thay đổi khẩu vị, nhạy cảm hơn với mùi hương, thèm đồ chua hoặc thèm đồ ngọt
Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt hoặc dễ bị tủi thân.

Trong những biểu hiện trên thì chậm kinh là triệu chứng thường gặp nhất và là dấu hiệu rõ ràng nhất ngầm báo hiệu một người phụ nữ có thể đang mang thai. Tuy nhiên cần lưu ý rằng vô kinh là hoàn toàn không có kinh từ trên 3 tháng, khác với tình trạng kinh nguyệt ra ít. Bởi vì khi trứng đã thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử và phát triển thành phôi thai, đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm thời không xảy ra trong suốt thời gian mang thai sau đó
Đôi khi hiện tượng máu âm đạo ra ít khiến nhiều người lầm tưởng đó là kinh nguyệt. Đây có thể là máu báo thai cũng là một tín hiệu của thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này đó là do trong quá trình làm tổ, phôi thai sẽ bám vào thành tử cung gây đứt vỡ các mạch máu nhỏ tại đây dẫn đến chảy máu âm đạo. Máu báo thai xuất hiện là vì thế.
Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Có nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa máu báo thai và máu báo kinh nguyệt nhưng hãy phân biệt chúng nhờ các dấu hiệu sau:
Thời gian xuất hiện: Thời gian máu báo thai xuất hiện là khoảng từ 8 – 15 ngày sau khi quan hệ tình dục và chỉ ra máu 1 -2 ngày là hết. Còn máu kinh nguyệt thường từ ra từ 3 – 5 ngày mới chấm dứt.
Màu sắc: Máu báo thai thường có màu nâu hay hồng phớt còn máu kinh nguyệt thì thường đỏ thẫm.
Lượng máu: Nếu lượng máu thai thường chỉ nhỏ vài giọt với lượng máu đều nhau vào mỗi ngày thì máu kinh nguyệt lại ra nhiều với lượng máu trung bình mỗi chu kỳ hằng tháng là khoảng từ 80 – 100ml.
Biểu hiện kèm theo: Máu báo thai không đi kèm dịch nhầy và thường máu không vón cục. Máu kinh nguyệt có kèm dịch nhầy ở cổ tử cung, một số mảng bong tróc ở niêm mạc và thường có máu cục.
Một số nguyên nhân gây nên tình máu kinh nguyệt ra ít
Máu âm đạo ra ít không phải lúc nào cũng là máu báo, có nhiều trường hợp đó đúng là máu kỳ kinh, chỉ là ra ít hơn so với bình thường. Nguyên nhân của máu kinh nguyệt ra ít là do:
Nguyên nhân bệnh lý: Sắp đến kỳ kinh, lớp nội mạc tử cung dày lên, nếu trứng không thụ tinh sẽ bong tróc, gây hiện tượng kinh nguyệt. Nếu lớp nội mạc tử không thể dày dẫn đến kinh nguyệt ra ít, thậm chí vô kinh.
Phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung, viêm tử cung… cũng gây kinh nguyệt bất thường.
Nguyên nhân tâm lý: Nhiều tác nhân ảnh hưởng đến hormone nữ giới qua đó mà ảnh hưởng đến kỳ kinh của phụ nữ. Tâm trạng tiêu cực, hay nóng giận, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh… ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết hormone của buồng trứng và tuyến yên vì thế mà gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra ít.
Thói quen sai lầm: Ăn uống thất thường, chế độ dinh dưỡng không cân đối, tắm nước lạnh… là những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh, lượng máu kinh ra ít.
Chính vì thế, nếu thấy xuất hiện chảy máu âm đạo, sử dụng băng vệ sinh xác định là trường hợp máu báo thai hay máu kinh nguyệt thông qua màu sắc, lượng máu, tính chất của máu… Nếu không phải là máu báo thai, theo dõi qua 3 chu kỳ kinh nếu kinh nguyệt vẫn ít nên đi khám, tìm đúng nguyên nhân và có cách xử trí kịp thời.

Khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít.
Nếu nguyên nhân kinh nguyệt ra ít là do bệnh lý:
Tuân thủ các biện pháp điều trị những bệnh lý đang mắc như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, bệnh gan hay bệnh lý tim mạch,…
Nếu đang bị thiếu máu do thiếu sắt, hãy bổ sung đủ lượng sắt mỗi ngày theo khuyến nghị của chuyên gia y tế
Nên đi thăm khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện ra các bất thường. Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xuyên xảy ra thì bạn hãy đi kiểm tra sớm, đồng thời hãy thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung và tiêm vacxin phòng HPV khi đủ điều kiện.
Đối với trường hợp ra ít máu kinh do tâm lý:
Bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc vùng kín cẩn thận, nhất là trong khoảng thời gian chu kỳ kinh nguyệt đang diễn ra để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm “cô bé”
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc và học tập hợp lý. Nếu bạn có một lịch làm việc căng thẳng, dày đặc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, trong đó có kỳ kinh nguyệt. Vì vậy hãy bố trí những khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy duy trì trọng lượng cơ thể cân đối và không nên tuyệt đối cắt đi chất béo trong khẩu phần ăn vì sẽ làm thay đổi hàm lượng nội tiết tố sinh dục của cơ thể
Khoảng cách giữa các lần mang thai không nên quá gần nhau để lớp niêm mạc tử cung có thời gian hồi phục đầy đủ sau kỳ sinh nở trước.
Mong rằng thông qua bài viết trên đây, chị em phụ nữ đã có đáp án cho câu hỏi: kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không. Đôi khi hiện tượng này có thể bị nhầm lẫn với máu báo thai, hay xuất phát từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý. Để biết chắc chắn thì bạn cần quan sát, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt một thời gian ngắn, nếu đó không phải là tín hiệu của thai kỳ thì trước tiên hãy cải thiện lối sống tích cực hơn để ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời kết hợp với thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.