Để đối phó với tình trạng mất ngủ thường xuyên nhiều người lựa chọn cách bổ sung melatonin. Thế nhưng, melatonin là thuốc gì, uống melatonin có hại không? mất ngủ có nên uống melatonin không? Hãy cùng Dược Mỹ phẩm Khang Linh tìm hiểu rõ hơn để giúp bạn an tâm khi sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này bạn nhé.
Xem thêm:
- Chuyên gia giải đáp: Rối loạn tiền đình có mất ngủ không?
- Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng bạn nên áp dụng sớm
- Cảnh giác: Thuốc chữa mất ngủ có tác dụng phụ gì?
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu Melatonin là gì?
Melatonin chính là một dạng hormone do tuyến tùng trong cơ thể tiết ra. Ngoài ra, Melatonin còn tồn tại ở một số loại thực phẩm và được bào chế thành các dược phẩm dùng để bổ sung cho cơ thể khi bị thiếu hụt hormone này.
Melatonin có vai trò tương đương như một chất xúc tác giúp ru ngủ con người. Vì thế, chất này thường được sử dụng để điều hòa nhịp sinh học và giấc ngủ nhưng lại không phải là thuốc ngủ.
Thông thường Melatonin sẽ được cơ thể chúng ta tiết ra rất nhiều vào ban đêm, nồng độ chất này sẽ giảm dần khi trời về sáng. Khi tuổi tác càng cao thì việc chất sản xuất ra Melatonin sẽ càng ít dần.
Ngày nay, khi công nghệ phát triển hiện đại Melatonin được sản xuất theo dạng thực phẩm chức năng có ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải có chỉ định từ bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể. Trên thực tế Melatonin sẽ được dùng cho những tình trạng như:
- Người bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ trằn trọc không ngon giấc trong thời gian dài;
- Lịch sinh hoạt, thời gian ngủ thường xuyên bị thay đổi (do tính chất công việc, phải ngủ trong giờ thức và thức trong giờ ngủ);
- Bị mất ngủ do thường xuyên phải di chuyển địa lý giữa các vùng, khu vực, quốc gia có múi giờ khác nhau.

2. Tác dụng của Melatonin? Mất ngủ có nên uống melatonin không?
Thuốc Melatonin đem đến một số ích lợi như sau:
- Hỗ trợ bạn có một giấc ngủ ngon hơn: Việc sử dụng Melatonin đúng cách, đúng liều lượng có thể giúp mọi người nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Vì vậy, loại thuốc này được cho là một phương pháp tự nhiên giúp khắc phục tình trạng mất ngủ được áp dụng khá phổ biến;
- Cải thiện vấn đề về thị lực: Trong Melatonin còn chứa các chất chống oxy hóa, từ đó phát huy hiệu quả trong việc phòng ngừa tổn thương xảy ra ở các tế bào mắt. Từ đó giúp bảo vệ mắt trước các bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, phòng ngừa các tổn thương ở mắt, làm chậm quá trình lão hóa tế bào võng mạc,… do tuổi tác gây ra.
- Kiểm soát các triệu chứng của bệnh trầm cảm: Trầm cảm hay còn được gọi là rối loạn cảm xúc, xảy ra khá phổ biến ở nhiều người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường xuất phát từ sự thay đổi ánh sáng theo mùa dẫn đến những biến đổi trong nhịp sinh học của cơ thể. Đối với những trường hợp này, sử dụng Melatonin liều thấp được cho là giải pháp hiệu quả để điều chỉnh lại nhịp độ sinh học, hạn chế được các triệu chứng tiêu cực của bệnh;
- Hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản: sự trào ngược của dịch vị dạ dày lên thực quản khiến bệnh nhân gặp phải các biểu hiện như ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, viêm họng,… Melatonin ngoài công dụng điều hòa giấc ngủ còn có thể giúp ngăn chặn sự tăng tiết axit trong dạ dày, hạn chế sản sinh oxit nitric (đây là một hợp chất kích thích cơ vòng thực quản dưới giãn ra khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản).
Như đã nói ở trên, chuyên gia hoàn toàn có thể trả lời là có thể sử dụng Melatonin khi bị mất ngủ, khó ngủ và ngủ không ngon giấc nhưng không nên sử dụng cho tất cả các chứng mất ngủ. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng theo chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đưa ra.
3. Tác hại khi sử dụng melatonin không đúng cách?
3.1. Ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể
Mới đây, các chuyên gia đã nghiên cứu và xem xét lại sự an toàn của melatonin. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, melatonin không nên sử dụng cho tất cả các chứng mất ngủ. Các chuyên gia cho hay, hormone này có thể hỗ trợ giấc ngủ, nhưng cũng ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể: Nhiệt độ cơ thể, lượng đường trong máu, mạch máu…
3.2. Lạm dụng melatonin tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ
Thông thường, người bệnh khi sử dụng melatonin trị mất ngủ có thể bắt đầu với liều lượng nhỏ nhất (khoảng 0,5 mg đến 1 mg). Nếu sau đó người bệnh không ngủ được có thể tăng liều dần đến tối đa là 5 mg. Tuy nhiên, theo các đánh giá, sử dụng với liều cao hơn chưa chắc đã hiệu quả hơn, thậm chí có thể khiến bạn buồn ngủ ngay cả khi không muốn ngủ.
Ngoài ra, việc dùng tăng liều hormon này còn có thể làm tăng các tác dụng phụ như: cơn động kinh, thay đổi nhịp tim, huyết áp, giảm dung nạp glucose…
Tuy nhiên, melatonin chỉ an toàn khi sử dụng ngắn hạn. Nếu sử dụng melatonin lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất melatonin tự nhiên trong cơ thể. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng melatonin như: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ vào sáng hôm sau… Không khuyến khích sử dụng melatonin cho những người muốn mang thai hoặc cho con bú.
3.3. Sản phẩm phối hợp có thể ảnh hưởng đến tim mạch
Ngoài melatonin, một số sản phẩm có thể kết hợp melatonin với serotonin (một chất dẫn truyền truyền thần kinh).
Trong khi melatonin thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể và chu kỳ ngủ – thức thì serotonin có liên quan đến tâm trạng và giúp tạo ra giấc ngủ REM sâu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu thêm serotonin với số lượng không xác định có thể không tốt cho sức khỏe. Serotonin có thể ảnh hưởng đến tim, mạch máu và não. Những người dùng thuốc điều trị rối loạn tâm trạng có thể bị ảnh hưởng đặc biệt bởi serotonin trong thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

4. Làm sao để bổ sung melatonin đúng cách?
Các chuyên gia hiện vẫn chưa xác định liều nên sử dụng cho chất bổ sung melatonin này. Tuy nhiên, họ vẫn khuyến nghị người dùng với mục đích cải thiện giấc ngủ nên uống khoảng 1 – 10mg mỗi ngày. Bên cạnh đó, lượng hormone melatonin trong mỗi sản phẩm bổ sung không giống nhau. Vì vậy, bạn nên tuân thủ hướng dẫn trên nhãn hoặc của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Mặt khác, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như chất lượng hormone được bổ sung, bạn nên chọn dùng thuốc ngủ melatonin từ những thương hiệu uy tín.
Đặc biệt lưu ý, trẻ em và thanh thiếu niên vẫn nên hạn chế uống melatonin cho đến khi các nhà khoa học có thêm bằng chứng về độ an toàn của loại sản phẩm này đối với những ai đang trong độ tuổi phát triển.
5. Cách để tăng nồng độ melatonin một cách tự nhiên?
Thực tế, ngoài việc uống thực phẩm chức năng, bạn vẫn có thể bổ sung melatonin tự nhiên bằng nhiều mẹo đơn giản, ví dụ như:
- Trang bị đèn ngủ trong phòng với cường độ thấp
- Tránh xem tivi hay sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanhtrước khi lên giường
- Hạn chế căng thẳng
- Tăng cường chu kỳ thức – ngủ bằng cách tham gia các hoạt động ngoài trờivào ban ngày
- Tập thói quen mỗi ngày đi ngủ đúng giờ
Hy vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc “Mất ngủ có nên uống melatonin không?”. Cùng với đó cung cấp thêm những thông tin cần thiết giúp sử dụng melatonin một cách an toàn, hiệu quả, đúng cách.